Học theo Bà Tân Vlog, Bà Lý Vlog đạt tương tác khủng trên TikTok: Mỗi video đều ngót nghét triệu view
Lượng tương tác của Bà Lý Vlog chẳng hề thua kém người ‘tiền bối’ là Bà Tân Vlog thời điểm mới bắt đầu làm video.
Vào thời điểm giữa năm 2019, người đàn bà nhỏ nhắn với biệt danh Bà Tân Vlog bất ngờ trở thành hiện tượng trong cộng đồng người dùng Internet Việt Nam.
Dù nội dung các vlog của bà Tân chỉ xoay quanh việc nấu những món ăn “siêu to khổng lồ” nhưng lại thu hút được lượng lớn người xem trên YouTube. Chỉ sau 20 ngày, kênh YouTube “Bà Tân Vlog” đã được nhận nút vàng và kỷ lục Guinness Việt Nam.
Bà Tân Vlog nổi lên như một hiện tượng từ thời điểm giữa năm 2019. (Ảnh: Internet)
Chỉ sau 20 ngày, Bà Tân Vlog đã được nhận Nút Vàng và xác nhận kỷ lục Guinness Việt Nam.
Cũng từ thời điểm này, rất nhiều người tìm cách học theo thành công của bà Tân bằng cách thực hiện những vlog nấu các món ăn “siêu to khổng lồ”.
Trường hợp mới đây nhất là Bà Lý Vlog – một vlogger “trạc ngoại tứ tuần” có cách làm vlog không chỉ giống Bà Tân Vlog, mà còn gây tranh cãi với việc ‘bê nguyên xi’ nhiều câu nói thương hiệu của Bà Tân.
Thời gian gần đây, dân mạng khá bất ngờ khi Bà Lý Vlog – một vlogger “trạc ngoại tứ tuần” có cách làm vlog khá giống Bà Tân Vlog.
Không những thế, Bà Lý Vlog còn “ sao chép” nguyên văn câu chào của Bà Tân Vlog để mở đầu các vlog của mình.
Theo đó, nội dung của kênh Bà Lý cũng không khác gì những kênh YouTube của các “cụ ông – cụ bà” hiện nay như thực hiện những món ăn theo phong cách dân dã, thôn quê.
Tuy nhiên, Bà Lý Vlog lại thu hút sự chú ý của cư dân mạng nhờ “sao chép” nguyên văn câu chào của Bà Tân Vlog để mở đầu video: “Bà chào tất cả các cháu đã quay trở lại với kênh YouTube của Bà Lý Vlog. Các cháu ơi, hôm nay bà lại làm clip…”. Thậm chí, trong một video, Bà Lý Vlog còn xưng hô nhầm mình là “Bà Tân Vlog”.
Không chỉ bị cho là “sao chép y xì” câu nói thương hiệu của bà Tân, Bà Lý Vlog còn bị dân tình nhận xét là cố tình “bắt chước” cách nói “trại” chữ clip thành “gờ líp” của bà Tân nhưng lại mang nghĩa phản cảm.
Dù nhận khá nhiều lời chê bai từ cách quay cho đến việc ’sao chép content’, song Bà Lý Vlog vẫn khá nổi tiếng trên mạng xã hội TikTok.
Bà Lý Vlog vẫn khá nổi tiếng trên mạng xã hội TikTok. (Ảnh chụp màn hình)
Tính đến thời điểm hiện tại, Bà Lý Vlog đã hút hơn 113 ngàn lượt theo cùng tổng cộng 1 triệu lượt thích trên TikTok.
Mỗi video của Bà Lý Vlog đều thu hút lượt xem khá lớn, dao động từ hơn 100 ngàn đến hơn 1,5 triệu lượt xem. Lượng tương tác này của Bà Lý Vlog chẳng hề thua kém người ‘tiền bối’ là Bà Tân Vlog khi còn ở vạch xuất phát điểm.
Dù vậy trên mặt trận YouTube, kênh của Bà Lý Vlog lại không nhận được nhiều sự quan tâm, thay vào đó là những bình luận không đồng tình của cư dân mạng. Nhiều người cho rằng, Bà Lý nên tìm một hướng đi mới để xây dựng thương hiệu thay vì ’sao chép’ Bà Tân Vlog.
Truyền thông Trung Quốc cáo buộc Mỹ cố gắng cướp lấy TikTok
Truyền thông Trung Quốc trong tuần này đổ lỗi cho Washington về cái gọi là cách hành xử không đẹp của Mỹ với TikTok, Mạng xã hội chia sẻ video nổi lên như mục tiêu mới nhất trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.
Theo đó, tờ thời báo Hoàn Cầu hôm thứ hai viết: "Mỹ tìm cách tách khỏi Trung Quốc, bắt đầu bằng việc tiêu diệt các công ty đáng gờm nhất của chúng ta. Trong cách làm này, Washington bỏ qua luật lệ và rất vô lý".
Phản ứng mạnh mẽ của truyền thông Trung Quốc chỉ đến sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa cấm ứng dụng này hoạt động ở Mỹ và đưa ra hạn chót là vào ngày 15/9, chấm dứt những tranh luận kéo dài hàng tuần qua về số phận của TikTok ở Hoa Kỳ.
Hành động của ông Trump dựa trên những lo ngại rằng TikTok có thể trở thành mối đe dọa tới an ninh quốc gia nếu ứng dụng này thu thập dữ liệu của người dùng Mỹ và gửi về cho chính phủ Trung Quốc.
Trong khi đó, bản thân TikTok tuyên bố rằng chỉ lưu trữ dữ liệu bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc và sẽ nỗ lực chống lại mọi yêu cầu thu thập thông tin từ Bắc Kinh.
Ông chủ Nhà trắng cảnh báo một thỏa thuận mua lại TikTok phải bao gồm một khoản tiền đáng kể nộp vào ngân sách
Thứ hai tuần này (03/08), ông Trump cho biết sẵn sàng cho phép một công ty Mỹ mua lại TikTok, mặc dù cảnh báo rằng bất cứ thỏa thuận nào xảy ra cũng phải bao gồm 'một số tiền đáng kể' nộp vào Kho bạc Hoa Kỳ. Gã khổng lồ phần mềm Microsoft đang nổi lên như một bên mua tiềm năng và các nguồn tin cho thấy họ đang theo đuổi thương vụ trị giá khoảng 50 tỷ USD.
Vụ mua bán đã khiến truyền thông Trung Quốc phản ứng quyết liệt. Tờ China Daily phản đối thương vụ này, gọi đây là một vụ 'cướp giật' được dàn dựng tinh vi bởi chính phủ Mỹ.
"Chính quyền Mỹ bắt nạt các công ty công nghệ Trung Quốc vì dữ liệu người dùng đang trở thành nguồn tài sản mới, và vì chính sách người Mỹ là trên hết. Trung Quốc không bao giờ chấp nhận hành vi trộm cắp một công ty công nghệ Trung Quốc", trích bài đăng hôm thứ hai của tờ báo.
Rắc rối của TikTok ở Mỹ cũng làm dấy lên một cuộc tranh luận ở Trung Quốc về cách ứng xử của Bắc Kinh với các công ty công nghệ Mỹ. Nhiều dịch vụ nổi tiếng như công cụ tìm kiếm Google hay mạng xã hội Facebook đã bị cấm hoàn toàn ở Trung Quốc.
Dù vậy, các dịch vụ của Microsoft như công cụ tìm kiếm Bing và nền tảng gọi video Skype có phiên bản tiếng Trung và hoạt động bình thường ở đất nước đông dân nhất thế giới.
Microsoft nổi lên như ứng viên tiềm năng cho việc mua lại TikTok ở Mỹ.
"Trung Quốc không thực sự cấm các trang web hoặc phần mềm của Mỹ, mà chỉ yêu cầu phải được bản địa hóa khi hoạt động ở Trung Quốc. TikTok hoàn toàn tuân thủ luật pháp Hoa Kỳ nhưng chính phủ Mỹ vẫn muốn cấm ứng dụng này".
"Cách tiếp cận của Mỹ là kiên quyết và cứng rắn hơn nhiều so với cách tiếp cận của Trung Quốc", Tổng biên tập của tờ Thời báo Hoàn cầu, ông Hồ Tích Tiến viết trên mạng xã hội Weibo.
Đồng quan điểm, cựu giám đốc Google Trung Quốc ông Lý Khai Phục cũng đăng một bài viết trên WeChat cho rằng luật pháp Trung Quốc quy định rất rõ ràng về những gì công ty nước ngoài phải thực hiện để được hoạt động ở Trung Quốc. Trong trường hợp của TikTok, công ty ByteDance không còn lựa chọn nào khác ngoài việc bị 'ép bán'.
Ông Lưu Hồng, Phó Tổng biên tập tờ Địa cầu - một tạp chí của Tân Hoa Xã ví von:
"Đây là hành động vừa ép cưới mà vừa cướp dâu. Điều này thật đáng buồn cho ByteDance", ông Hồng viết trên mạng xã hội WeChat. Bài đăng sau đó được Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc trích dẫn lại.
Về phần mình, CEO kiêm sáng lập của ByteDance ông Trương Nhất Minh đã viết một tâm thư gửi nhân viên hôm thứ hai, thừa nhận "vài tháng đã qua là khoảng thời gian thử thách với tất cả mọi người".
"Lãnh đạo công ty đang bắt đầu một cuộc đàm phán sơ bộ với công ty công nghệ Mỹ để giúp dọn đường cho chúng ta tiếp tục cung cấp TikTok ở Mỹ. Chúng ta không thể biết chính xác giải pháp cuối cùng là gì".
"Không có gì chắc chắn là sự dòm ngó xung quanh TikTok sẽ chấm dứt trong một sớm một chiều, và tôi nhận ra rằng vấn đề này có thể gây xao nhãng cho chúng ta", trích nội dung lá thư.
Có thể thấy truyền thông Trung Quốc quan tâm rất sát sao vụ 'đấu tố' ByteDance ở Mỹ. Tờ Quang Minh nhật báo hôm thứ hai đưa ra quan điểm về TikTok như một trải nghiệm đang chờ các công ty Trung Quốc muốn vươn tầm ra khỏi đại lục.
"TikTok đang nhảy điệu van cho ai?" Tờ báo này đặt câu hỏi và nói rằng "vận mệnh của ByteDance không thể bị đảo ngược bởi bất kỳ chiến lược kinh doanh và phương pháp tiếp thị nào".
"Đây là bài học nhãn tiền cho bất kỳ công ty Trung Quốc nào muốn vươn ra thế giới", tờ này kết luận.
Chiến dịch 'cứu TikTok' của người Mỹ Người dùng TikTok Mỹ đồng loạt đăng hashtag #savetiktok trên khắp mạng xã hội, kêu gọi bình chọn "một sao" cho chiến dịch tranh cử của Trump để phản đối lệnh cấm. Hiếm có ứng dụng Trung Quốc nào được người Mỹ yêu thích như TikTok. Ngay khi Tổng thống Trump tuyên bố sẽ cấm ứng dụng này, hàng loạt người dùng đã...