Học thêm càng nhiều, gánh nặng đè lên vai phụ huynh càng lớn
Ngoài kia, biết bao những phụ huynh đang xách hồ, chạy xe ôm hay tăng ca trong nhà xưởng nhằm có thể kiếm thêm tiền trang trải việc học cho con em mình!
Một điều khiến đại đa số phụ huynh chưa đồng tình đối với ngành giáo dục đó là tình trạng dạy thêm hiện nay đang được nhiều nhà trường, thầy cô giáo mở lớp để giảng dạy một cách công khai, phổ biến ở nhiều khu vực đô thị.
Chi phí học thêm ngày càng được đẩy lên cao, nội dung giảng dạy của những buổi dạy thêm không có nhiều kiến thức mới.
Học sinh có thể là học trước hoặc học lại những điều mà thầy cô giảng dạy chính khóa trên lớp. Biết là vậy nhưng phần lớn phụ huynh bây giờ không có nhiều lựa chọn.
Khi nhà trường mở lớp hay thầy cô đang dạy con mình mở lớp cũng đồng nghĩa là họ sẽ phải đồng ý cho con em mình tham gia học thêm.
Sau học chính khóa, nhiều em học sinh lại được cha mẹ tất bật đưa đến lớp học thêm – (Ảnh minh họa: Báo Người lao động)
Một điều rất lạ là nhiều trường tổ chức dạy thêm trái buổi ở nhà trường nhưng giáo viên bộ môn vẫn tổ chức dạy thêm vào buổi tối hoặc những ngày cuối tuần ở nhà mình.
Vẫn là cô thầy đó, vẫn là học sinh của mình, đơn vị kiến thức cũng chỉ có chừng ấy trong sách giáo khoa, chỉ có những học sinh cuối cấp là luyện thêm một số đề thi mới.
Thế nhưng, một số nhà trường, giáo viên vẫn miệt mài dạy thêm, vẫn tìm được lí do để thuyết phục phụ huynh đăng ký vào đơn “tự nguyện” để học thêm ở trường và cho học thêm một lần nữa ở nhà thầy cô giáo?
Tôi hỏi một người bạn đang là giáo viên dạy môn Ngữ văn của một trường phổ thông rằng: Mỗi lớp học bây giờ có khoảng 15-20 tác phẩm văn học của chương trình chính khóa, anh dạy gì mà… kĩ vậy?
Bởi, có chừng ấy tác phẩm mà dạy chính khóa, dạy thêm ở trường, dạy ở nhà thì liệu có đi vào lối mòn và khiến học sinh chán ngán không?
Anh bạn tôi trả lời là tôi phải có cách chứ. Việc “giẫm lại chân mình” trong giảng Văn là điều không tránh khỏi.
Nhưng, ở trên lớp thì mình dạy tác phẩm, dạy thêm thì rèn cho học sinh kỹ năng làm bài. Lúc thì hướng dẫn lập dàn ý, lúc viết đoạn văn, lúc viết mở bài, kết bài…chứ giảng suốt ngày làm sao giảng nổi.
Chủ yếu là đầu mỗi buổi học thêm, mình dạy một chút cho học trò nhập cuộc, sau đó ra bài tập cho học sinh làm và sửa bài cho các em.
Anh bạn dạy Toán thì tâm sự với chúng tôi: Mỗi buổi dạy có thời gian 90 phút, phần lý thuyết thì dạy trên lớp rồi nên khi dạy thêm thì mình dạy mẫu một bài tập, rồi yêu cầu các em làm các bài tập tương tự.
Chỉ vài em lên bảng giải bài tập là cũng hết thời gian. Quan trọng là hướng các em có kỹ năng tiếp cận và làm quen với các dạng bài tập.
Có một điều thực tế là nhiều giáo viên dạy thêm bây giờ quá tải. Chỉ dạy chính khóa thì họ có thể dạy theo một trình tự, bài bản.
Việc dạy thêm thì phải đi thật “chậm”, thật “kĩ” thì học sinh mới “hiểu” bài. Điều quan trọng là biết động viên, khích lệ, khen ngợi học trò trong những buổi học thêm để các em thích thú với việc đến lớp của mình.
Cũng phải thừa nhận một điều là nhu cầu học thêm ngày nay của một bộ phận phụ huynh đối với con em mình là có thật. Nhưng, số đó không nhiều.
Bởi, chỉ những phụ huynh mà quá bận công việc không thể quản lý, giám sát con mình mới mong muốn gửi con học thêm, hoặc khi các em chuẩn bị thi chuyển cấp.
Còn đa số phụ huynh vẫn mong muốn con không phải đến lớp học thêm để ngoài thời gian học chính khóa thì các em có thể tham gia giúp đỡ gia đình về công việc nhà, vui chơi, giải trí nhằm hình thành các kỹ năng cần thiết.
Điều đặc biệt là không ai muốn mỗi tháng phải chi một khoản tiền rất lớn để đóng học thêm cho con mình.
Những nhà có điều kiện thì số tiền này không phải là vấn đề quá lớn.
Những nhà mà phụ huynh làm nông, lao động phổ thông thì tiền học thêm, học chính khóa đã chiếm mất một phần rất lớn trong tổng thu nhập của gia đình trong tháng, thậm chí có những lúc phải vay mượn để đóng tiền học cho con.
Áp lực học thêm ở các nơi đô thị hiện nay đang rất lớn, điều này cũng đồng nghĩa những phụ huynh có điều kiện kinh tế khó khăn, đang phải oằn vai làm lụng, phải tính toán thật kỹ càng mới có thể cho con mình đến với các lớp học thêm.
Không đi, thì con mình thua thiệt. Hơn nữa, một số thầy cô bây giờ có rất nhiều chiêu thức để kéo học sinh đến với mình.
Những em không đi học thêm, khi kiểm tra thường rất khó đạt điểm cao trên lớp, vài lần như vậy thì đương nhiên đó sẽ là lí do để phụ huynh phải “suy nghĩ lại” việc cho con mình đến lớp học thêm.
Một số giáo viên bộ môn bây giờ họ rất cao tay để duy trì lớp học.
Ngay từ đầu năm học, đầu học kỳ là cho học sinh đăng ký học thêm. Và, họ sẽ thu luôn tiền học thêm cho cả một học kỳ.
Điều này cũng đồng nghĩa là giáo viên sẽ có một khoản tiền cọc rất lớn và đương nhiên là học sinh cũng không thể bỏ lớp được. Bỏ hay nghỉ học thêm cũng đồng nghĩa là mất tiền mà cha mẹ các em đã đóng ngay từ đầu khóa.
Những thầy cô tâm huyết với nghề, yêu học trò vẫn còn nhiều nhưng trong cùng một trường, cùng một địa bàn mà đồng nghiệp khác dạy thêm được thì đương nhiên sẽ có phản xạ dây chuyền và rồi thầy cô nào có cơ hội dạy được là họ mở lớp.
Học sinh cấp trung học phổ thông, trung học cơ sở thường phải học từ 4-5 môn để định hướng cho khối thi và nghề nghiệp của mình sau này.
Vì thế, chỉ riêng tiền học thêm mỗi tháng phụ huynh đang phải đóng hết mấy triệu đồng. Nhiều giáo viên bây giờ họ còn liên kết với những giáo viên môn khác để cùng dạy một địa điểm nhằm cho học sinh, phụ huynh tiện lợi đăng ký và đưa đón.
Bởi, thực tế học thêm như vậy thì khỏi phải đưa đón nhiều ca học trong ngày nên nhiều phụ huynh cũng đồng tình với cách học này của con em mình.
Không chỉ liên kết dạy mà nhiều điểm dạy thêm còn cung cấp luôn dịch vụ ăn, uống cho học trò nếu học sinh học liên tục nhiều ca không có điều kiện về nhà ăn cơm.
Phải nói rằng thời đại bây giờ một số giáo viên nơi thị thành họ cũng rất thức thời để tạo nên những cơ sở dạy thêm cho mình.
Ngoài kia, biết bao những phụ huynh đang xách hồ, chạy xe ôm hay tăng ca trong nhà xưởng nhằm có thể kiếm thêm tiền trang trải việc học cho con em mình!
Hay, các bậc phụ huynh đang phải tất bất đưa con “chạy sô” học thêm từ nhà thầy này đến nhà cô khác trong ngày…
Lẽ nào ngành giáo dục và các ban ngành địa phương lại không tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề này?
NHẬT DUY
Theo giaoduc.net.vn
'Áp lực học quá nhiều khiến cháu tôi đột quỵ'
Cô Thanh Sương, giáo viên một trường THCS tại TP.HCM, nhắc lại câu chuyện buồn của cháu mình như lời cảnh tỉnh về áp lực học tập của học sinh hiện nay.
Học sinh Sài Gòn mong muốn môi trường học tốt hơn Nhiều học sinh bày tỏ nguyện vọng được giảm giờ học và áp lực thành tích trong buổi gặp gỡ lãnh đạo TP.HCM.
Sự việc đau lòng xảy ra vào năm ngoái, nam sinh lớp 9 đột quỵ trong giờ ra chơi. Em này học giỏi, đã hoàn thành hồ sơ du học Australia. Việc học bất kể ngày đêm dẫn đến nam sinh bị kiệt sức.
Học quá nhiều, áp lực bài vở, thành tích cũng là vấn đề được nhiều học sinh phản ảnh với lãnh đạo TP.HCM trong buổi đối thoại đầu năm mới. Các em nói rằng thời gian vui chơi, nghỉ ngơi hạn hẹp, gần như không có. Áp lực thành tích, thi đua cũng làm nhiều em chán nản.
Học ngày, học đêm, kín cả tuần
"Hỏi vài đứa trẻ ở thành phố cũng biết tình trạng học ở đây, hầu như em nào cũng học ngày, đêm, hết chính khóa đến phụ đạo rồi học thêm, học ở trung tâm. Trường nào cũng vậy, quận nào cũng vậy. Những em không phải đi học thêm, xét về mặt nào đó, là may mắn", cô Sương nói.
Hiện nay, phần lớn trường phổ thông ở Sài Gòn đều tổ chức dạy học ngày 2 buổi. Nhưng sau thời gian ở trường, nhiều em không được nghỉ, mà phải học thêm. Trung tâm bồi dưỡng, ngoại ngữ thường là nơi đến tiếp theo sau giờ học chính khóa.
Nhiều em cho biết phải học thêm đến 20h-21h mới được về nhà. Ăn cơm xong, các em lại lao vào làm bài tập trên lớp, bài tập nơi học thêm, chuẩn bị bài vở cho ngày mai.
Thanh Vy, học sinh lớp 12 trường THPT Gia Định, là trường hợp như vậy. Mỗi ngày, trừ ăn và ngủ, toàn bộ thời gian của Vy đều dành cho học. "Vì năm nay lớp 12 rồi, em chỉ có học. Mỗi ngày, em học 15-16 tiếng, sắp tới giai đoạn ôn thi, luyện đề còn căng thẳng hơn nữa", nữ sinh cho hay.
Áp lực thành tích, điểm số khiến học sinh phải học ngày đêm. Ảnh: Lê Hiếu.
Tương tự, Thanh Ngân, học sinh trường THPT Hoàng Hoa Thám, tâm sự em đang bước vào giai đoạn "tăng tốc" để hoàn thành trước chương trình 12, chuyển sang ôn tập, luyện đề cho kỳ thi THPT quốc gia.
Ngân đã quen thức khuya, dậy sớm ôn tập bài vở, tranh thủ ăn uống mọi lúc, mọi nơi để có thời gian học tập. "Nữ sinh 2K" nói đùa rằng em đã quen với cường độ học như vậy từ bao năm nay, giống như nhân vật Mị trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" đã sống lâu trong cái khổ, nên quen rồi.
Dù là học sinh lớp 11 và không học thêm ở ngoài, Đình Lâm, học sinh trường THPT Tây Thạnh, cũng phải căng mình mới đủ thời gian giải quyết hết bài vở theo yêu cầu của thầy cô.
"Tụi em học từ sáng đến chiều ở trường, buổi tối vừa nghỉ ngơi vừa làm bài. Vấn đề là thầy cô nào cũng cho rằng môn của mình quan trọng. Nhiều khi, một môn mới học hôm nay, giáo viên giao nhiều bài tập, chúng em phải hoàn thành trong tối", Trí nói.
Trí kể trước đây từng đi học thêm kín hết tuần. Không có thời gian chơi, thư giãn khiến em căng thẳng, nên phải thuyết phục bố mẹ cho nghỉ học thêm. Điều này không chỉ diễn ra với học sinh cấp ba. Ngay từ cấp THCS, nhiều em cũng phải "cày" ngày, đêm từ trường đến lớp học thêm.
Ngọc Trân, học sinh lớp 9 tại TP.HCM, cho biết vì cuối năm nay phải thi chuyển cấp, toàn bộ thời gian của em dành cho học. Chuyện vui chơi, giải trí bị gạt ra khỏi đầu.
"5h30 sáng, em đã bị mẹ gọi dậy, chuẩn bị đến trường. 17h học xong ở lớp, em phải học thêm Văn, 19h học thêm Toán, đến sau 21h mới được về nhà. Ngày nào cũng như vậy. Thứ bảy, chủ nhật, em phải đi học thêm", Trân kể.
Thương học sinh nhưng không thể làm khác
Nhiều giáo viên, phụ huynh, khi được hỏi có biết học trò, con mình đang rất căng thẳng, mệt mỏi vì học quá sức, đều trả lời rằng có. Nhiều người còn biết rõ hậu quả của áp lực thành tích, thời gian học quá tải đối với trẻ nhưng không thể làm khác.
Cô Kim Hiền, giáo viên một trường cấp ba tại TP.HCM, tâm sự rằng vấn đề áp lực học tập, thành tích đã được nói nhiều thời gian qua nhưng không hề có chuyển biến.
5h30 sáng, em đã bị mẹ gọi dậy, chuẩn bị đến trường. 17h học xong ở lớp, em phải học thêm Văn. 19h, em học thêm Toán, đến sau 21h mới được về nhà. Ngày nào cũng như vậy. Thứ bảy, chủ nhật, em phải đi học thêm
Ngọc Trân, học sinh lớp 9
Cô Thanh Sương nói: "Giáo viên ý kiến nhiều nhưng đâu vẫn vào đấy. Cấp trên vẫn định kỳ kiểm tra, dự giờ, đánh giá, giáo viên tất nhiên phải bắt học sinh học nhiều. Phong trào, thi đua, danh hiệu, nếu không đạt, sẽ bị đánh giá, xếp loại, nên thầy cô phải cố đốc thúc học trò. Cứ như thế, cả thầy cả trò đều khổ".
Nữ giáo viên cho biết cô rất thương và tâm tư khi mỗi chiều tan trường, ra cổng thấy nhiều phụ huynh tranh thủ cho con ăn vội ổ bánh mình, uống hộp sữa rồi tiếp tục đưa trẻ đến lớp học thêm. Nhưng dù nói thế nào, nhiều phụ huynh vẫn bất chấp và cho con đi học ca ba, ca bốn.
Chị Trần Hoa (quận Thủ Đức) cho biết em gái học lớp 9 đi học thêm như "chạy show" sau mỗi giờ chiều.
"Nhiều lúc căng thẳng, bứt rứt vì phải học quá nhiều, nó đã nói rằng muốn kết thúc mọi thứ vì quá mệt mỏi, khó chịu. Nó tù túng, ngột ngạt vì ngày này qua tháng nọ chỉ toàn học và học, không được làm gì khác", chị Hoa kể.
Học sinh ở TP.HCM ăn vội để kịp đến lớp học khác sau giờ học chính khóa. Ảnh: Người Lao Động.
Theo thầy Nguyễn Sơn Thanh, giáo viên môn Văn một trường cấp ba tại TP.HCM, hầu hết học sinh đều học thêm. Số không học thêm rất ít.
"Nhiều em 22h mới về tới nhà, lúc đó đã rã rời, mệt mỏi, dẫn đến học không hiệu quả. Kết quả không tốt lại nghĩ chưa đủ, nên lao vào học. Việc không thể dứt ra khỏi vòng tròn ấy dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi", thầy Thanh phân tích.
Dù biết như vậy, thầy Thanh tâm sự rằng giáo viên cũng không thể tự cắt xén khối lượng chương trình môn học của mình vì thương học trò. Nếu gia đình và các em không nhận định được mục đích của việc học để làm gì, áp lực thành tích vẫn đeo bám dai dẳng.
* Tên nhân vật đã thay đổi.
Sáng 16/2, nhiều vấn đề liên quan trường học, áp lực thành tích được các bạn trẻ gửi đến lãnh đạo TP.HCM trong chương trình "Học sinh thành phố chung tay bảo vệ môi trường".
Em Huỳnh Thị Thùy Dương (trường THCS Tân Tạo, quận Bình Tân, TP.HCM) phản ánh thực tế em và nhiều bạn phải học liên tục từ sáng tới 11h-12h trưa mới được nghỉ, bài tập rất nhiều. Nhà vệ sinh trong trường học hạn chế nước sạch, nhiều lúc cần lại không có.
Đồng Vân Anh (trường THCS Trung Lập, huyện Củ Chi) cũng than rằng Tết Nguyên đán vừa qua, thầy cô giao quá nhiều bài tập, khiến em và nhiều bạn khác không thể vui chơi bên gia đình.
Em Ngô Triệu Vy (trường THCS Linh Trung, quận Thủ Đức) mong muốn được xem xét bỏ hình thức xếp hạng thi đua vì gây áp lực thành tích lớn với học sinh.
Theo Zing
Một trường dạy thêm cho... 100% học sinh Phong GD-ĐT huyên Krông Păk, Đăk Lăk vưa co kêt luân sai pham bươc đâu va yêu câu Trương THCS 719 tra lai hang trăm triêu đông con thiêu cua giao viên trưc tiêp đưng lơp. Trương THCS 719 - Anh: TRUNG TÂN Trươc đo, cac giao viên tai Trương THCS 719, xa Eakaly, Krông Păk lam đơn phan ảnh đên cac câp,...