Học thạc sĩ, tiến sĩ cũng bị phân biệt đối xử

Theo dõi VGT trên

Khảo sát của Nature cho thấy sự thiên vị và phân biệt đối xử xuất hiện dày đặc trong các chương trình thạc sĩ và tiến sĩ trên toàn thế giới.

Học thạc sĩ, tiến sĩ cũng bị phân biệt đối xử - Hình 1

Phân biệt đối xử vẫn rõ nét trong môi trường học thuật, nhất là trong tuyển dụng, thăng chức và giữ chân sinh viên. Ảnh: Nature.

Khoa học là một môi trường lý tưởng và trình độ của một người quan trọng hơn bất kỳ điều gì khác. Tuy nhiên, cuộc khảo sát toàn cầu năm 2022 của Nature với 3.253 học viên sau đại học đã chỉ ra một thực tế: Những học viên, nghiên cứu sinh là thành viên của các nhóm dân tộc thiểu số phải đối mặt với sự phân biệt đối xử nhiều hơn những người không thuộc nhóm đó.

Phân biệt đối xử ngay trong môi trường học thuật

Theo đó, 21% số người được hỏi thuộc các nhóm chủng tộc hoặc dân tộc thiểu số ở các quốc gia nơi họ sinh sống. Trong đó, 35% nói rằng họ bị phân biệt đối xử hoặc quấy rối khi tham gia chương trình học, nhưng chỉ 15% trong nhóm người không thuộc nhóm thiểu số gặp phải điều đó.

“Mức độ phân biệt giới tính và phân biệt chủng tộc mà tôi phải đối mặt khi theo đuổi bằng tiến sĩ lớn hơn tôi tưởng tượng”, một nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Mỹ nói.

Trong khi đó, một học viên cao học tại Mỹ nhận định người giám sát không quan tâm đến việc học viên phải đối mặt với sự phân biệt chủng tộc, kỳ thị đồng tính, phân biệt giới tính hay các rào cản khác. Tuy nhiên, họ sẽ giả vờ quan tâm bằng nhiều cách khác nhau.

Một nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Đức nhận xét người giám sát của cô đã phân biệt chủng tộc, khiến cuộc sống của cô trở thành cơn ác mộng. Khi thông báo với nhà trường về hành vi đó, cô chỉ nhận được phản hồi nhà trường đã nắm được sự việc.

Một học viên cao học người châu Phi đang theo học tại Trung Quốc ước rằng anh ta biết việc phân biệt đối xử và lạm dụng trước khi theo học. Tuy nhiên, một số học viên lại cho rằng điều đó được coi là điều thường thấy của chương trình sau đại học, người học cần chuẩn bị tinh thần để đối mặt.

Những bình luận và thái độ phân biệt đối xử có thể gây tổn hại đến sức khỏe tinh thần của người học. Trong cuộc khảo sát, 38% những người thuộc nhóm thiểu số cho biết họ phải tìm đến sự trợ giúp về chứng trầm cảm và lo lắng.

Ông Kevin Lala – nhà sinh vật học tiến hóa tại ĐH St Andrew’s (Anh) – nhận định bất chấp những cuộc thảo luận về sự bình đẳng và đa dạng trong môi trường học thuật, phân biệt đối xử dường như vẫn phổ biến.

“Ở Anh, trong những năm gần đây, tình trạng này có xu hướng tệ đi thay vì tốt lên. Nhiều sinh viên đại học và sau đại học bị quấy rối bởi sự phân biệt đối xử. Dù môi trường học thuật được coi là lành tính hơn so với bên ngoài, phân biệt đối xử vẫn rõ nét, nhất là trong tuyển dụng, thăng chức và giữ chân sinh viên”, ông Lala nói.

Học thạc sĩ, tiến sĩ cũng bị phân biệt đối xử - Hình 2

Ông Kevin Lala cho biết trong những năm gần đây, tình trạng phân biệt đối xử có xu hướng tệ đi. Ảnh: Nature.

Theo Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ, năm 2019, trong số những người có học vị tiến sĩ về khoa học, kỹ thuật và sức khỏe, những người thuộc sắc tộc và chủng tộc thiểu số chỉ chiếm 10% – trong khi nhóm này chiếm hơn 30% dân số Mỹ.

Tương tự, năm 2019, báo cáo của Hiệp hội Hoàng gia Anh ước tính tại nước này, các học giả người da đen chỉ chiếm 1,7% trong tổng các vị trí học thuật về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Các học giả người da đen tại Anh cho biết tại bộ phận, tổ chức, thậm chí trong lĩnh vực của họ, họ là người da đen duy nhất.

Ông Lala nhận định những người thuộc nhóm thiểu số này thường gặp khó khăn trong việc đạt được trình độ cao nhất trong giới học thuật nước Anh.

Video đang HOT

“Những người da màu có năng lực khá tốt trong giáo dục đại học nói chung. Tuy nhiên, khi nhìn vào những trường đại học hàng đầu, số lượng người da màu rất ít”, ông Lala nói.

Thực tế

Nature đã thực hiện cuộc phỏng vấn với 3 người tham gia khảo sát. Những người này cho biết trong quá trình đào tạo, họ phải trải qua sự phân biệt đối xử.

Nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Mỹ cho biết anh ta nghe những bình luận mang tính phân biệt chủng tộc từ những người giám sát và cộng sự khác trong quá trình học tại một trường đại học phía đông nam nước Mỹ.

“Tôi thường là người da đen duy nhất trong nhóm và thường xuyên bị bắt lỗi như phát âm không chuẩn. Điều này rõ ràng là phân biệt chủng tộc, bởi tôi nói tiếng Anh bình thường”, nghiên cứu sinh này nói.

Sau đó, anh ấy cùng một vài sinh viên da đen khác đến gặp trưởng khoa để thảo luận về những gì anh ta lo lắng. Theo đó, họ chia sẻ về việc sợ hãi khi nói chuyện trong lớp học. Tuy nhiên, vị trưởng khoa tỏ ra miễn cưỡng lắng nghe.

Trong khi đó, điều này không xảy ra khi anh ta học tại một trường đại học ở phía trung tây nước Mỹ. Trường học này nhanh chóng thông báo họ đã cử người phụ trách để đảm bảo sự đa dạng và hòa nhập sau đại học. Ngoài ra, nhà trường cũng phân công một cố vấn sức khỏe tâm thần phụ trách riêng các vấn đề của người học sau đại học.

“Trường mà tôi theo học tại trung tây Mỹ phản ứng nhanh hơn với các vấn đề mà chúng tôi gặp phải. Từ đó, trải nghiệm học tập của chúng tôi cũng tốt hơn”, nghiên cứu sinh Mỹ nói.

Tuy nhiên, anh ta hy vọng trường học có thể quyết liệt hơn trong việc thu hút và giữ chân sinh viên thuộc nhóm thiểu số.

Trong khi đó, một nghiên cứu sinh người Ấn Độ tại Tây Ban Nha cho biết cô thường xuyên cần tư vấn để đối phó với với căng thẳng và lo lắng khi làm việc với người giám sát.

Cô ấy kể rằng người giám sát khắc nghiệt với mọi người trong phòng thí nghiệm, trong khi các nhà nghiên cứu và cộng sự tại đây rất thân thiện và tôn trọng lẫn nhau.

Với cô, người giám sát thường đưa ra những nhận xét khó nghe nhất so với những người còn lại. Có lần, nghiên cứu sinh này đến muộn 15 phút sau khi phải làm nghiên cứu thêm giờ vào đêm hôm trước. Người giám sát của cô hách dịch đặt câu hỏi “Đó có phải là cách làm việc của người Ấn Độ không?”.

“Tôi thực sự bị sốc. Bà ấy đang đánh giá tôi dựa trên quốc gia mà tôi đến. Điều đó không đúng”, nghiên cứu sinh người Ấn Độ nói.

Tương tự, nghiên cứu sinh người Brazil tại Canada cho biết cô gặp khó khăn khi bắt đầu chương trình tiến sĩ. Người giám sát của cô cũng đến từ quốc gia khác, tuy nhiên, người này thường xuyên coi thường khả năng tiếng Anh và trình độ khoa học của cô.

“Lúc đầu, tôi nghĩ bà ấy chỉ cố gắng giúp tôi đạt được điều tốt nhất, nhưng tôi nhận thấy bà ấy đối xử với tôi khác với những người còn lại. Bà ấy thường nói rằng thật sai lầm khi nhận tôi vì nghiên cứu sinh đến từ Brazil không thể đạt trình độ như Canada. Bà ấy cũng cho rằng nền giáo dục của nước tôi thực sự kém”, nghiên cứu sinh người Brazil nói.

Cảm thấy không được chào đón và hỗ trợ, nghiên cứu sinh này đã liên hệ với văn phòng phụ trách học thuật. Tại đây, cô được khuyên có thể chuyển đổi chương trình tiến sĩ sang chương trình thạc sĩ và tốt nghiệp sớm, hoặc thay đổi phòng thí nghiệm và người giám sát.

Người này quyết định thay đổi phòng thí nghiệm và cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, cô hy vọng người giám sát phải chịu trách nhiệm về việc phân biệt đối xử, nếu không, điều đó tiếp tục xảy ra.

62% người học thạc sĩ, tiến sĩ cảm thấy không hài lòng

Người học thạc sĩ và tiến sĩ không hài lòng khi phải vật lộn với việc đảm bảo sự cân bằng giữa công việc, cuộc sống, đào tạo nghề nghiệp và sức khỏe tinh thần, theo Nature.

Đối mặt với khó khăn về tài chính, đòi hỏi nhiều thời gian và triển vọng nghề nghiệp không chắc chắn, nhiều người học thạc sĩ, tiến sĩ đang mất niềm tin vào con đường sự nghiệp mà họ đã chọn.

Trong cuộc khảo sát toàn cầu năm 2022 của Nature về học viên sau đại học, chỉ 62% người được hỏi nói rằng họ hài lòng với chương trình hiện tại của mình, giảm 9% so với năm 2019. Một số người được hỏi cho biết sự hài lòng của họ đã giảm sút kể từ khi bắt đầu chương trình học.

Cuộc khảo sát có sự tham gia của 3.253 người bất kỳ trên khắp thế giới. 35% câu trả lời đến từ châu Âu, 28% từ Bắc Mỹ và 24% từ châu Á. Phần còn lại được phân bổ gần như ngang nhau giữa Nam Mỹ, châu Phi và châu Úc.

56% người được hỏi xác định là nữ và 42% là nam. Học viên cao học chiếm gần 1/4 tổng số câu trả lời.

Thông qua câu trả lời và nhận xét bằng văn bản, những người được hỏi chia sẻ suy nghĩ về chương trình thạc sĩ hoặc tiến sĩ, cùng chất lượng cuộc sống của họ.

Kết quả chỉ ra một số thách thức phổ biến. Đối với một số người, mức độ căng thẳng cao, khó cân bằng giữa công việc và cuộc sống, vật lộn với chứng lo âu hoặc trầm cảm là mối đe dọa làm chệch hướng đào tạo.

Bà Katelyn Cooper - nhà nghiên cứu sinh học - giáo dục học tại ĐH Arizona State (Tempe, Mỹ) - nhận định khảo sát này cung cấp cái nhìn sâu sắc về hoạt động đào tạo học viên sau đại học trên toàn thế giới và những gì cần thay đổi. Trong đó, sự sụt giảm tỷ lệ hài lòng so với năm 2019 là mối quan tâm đặc biệt.

Theo bà Cooper, các tổ chức cần thực hiện các bước để làm cho học viên an toàn hơn về tài chính và chuẩn bị tốt hơn cho sự nghiệp tương lai, đồng thời giúp họ cảm thấy được hỗ trợ hiệu quả trong thời gian căng thẳng.

62% người học thạc sĩ, tiến sĩ cảm thấy không hài lòng - Hình 1

Khảo sát cung cấp cái nhìn sâu sắc về hoạt động đào tạo học viên sau đại học trên toàn thế giới. Ảnh: Cumberland Skin.

Kỳ vọng và thực tế

Đặt thách thức sang một bên, hầu hết học viên cảm thấy họ đang đi đúng hướng. 76% số người được hỏi cho biết họ hài lòng với quyết định theo học chương trình sau đại học, bao gồm 21% cực kỳ hài lòng với quyết định của mình.

Hơn một nửa (56%) nói chương trình của họ đang đáp ứng được kỳ vọng, 10% nói nó đang vượt quá kỳ vọng. Phần lớn người học yêu thích việc thử thách trí tuệ (63%) và làm việc với những người thú vị và sáng tạo (59%) trong chương trình học.

Tuy nhiên, hơn 1/3 (35%) số người được hỏi nói chương trình của họ không đáp ứng được kỳ vọng ban đầu. Đối với nhiều người, đại dịch Covid-19 diễn ra, việc gián đoạn hoặc ngừng hoạt động góp phần làm cho kỳ vọng trở nên xấu hơn. 65% số người được hỏi nói đại dịch ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng chương trình của họ.

Kết quả khảo sát cũng nhấn mạnh để theo đuổi một văn bằng cấp cao, người học cần có nỗ lực to lớn. Hầu hết, đó là nỗ lực toàn thời gian.

70% số người được hỏi nói họ dành hơn 40 giờ/tuần cho chương trình học. Gần 50% đồng ý với nhận định "có văn hóa làm việc nhiều giờ ở trường đại học, kể cả đôi khi làm việc xuyên đêm". 41% nói họ rất lo lắng về khó khăn trong việc duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Trong phần bình luận của cuộc khảo sát, một nghiên cứu sinh ở Italy nói rằng anh ta thực sự không có thời gian nghỉ ngơi. Thậm chí, người cố vấn luôn gọi cho anh ta vào cuối tuần.

Chỉ hơn 1/3 (34%) người được hỏi đồng ý trường đại học của họ hỗ trợ tốt cho sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Sức khỏe tinh thần giảm sút

Sức khỏe tâm thần là vấn đề quan trọng trong các chương trình sau đại học ngày nay. 1/3 số người được hỏi nói họ nhận được sự trợ giúp khi gặp lo âu hoặc trầm cảm do việc học và nghiên cứu gây ra.

21% khác nói họ muốn được giúp đỡ nhưng vẫn chưa nhận được. Chưa đến 1/3 (29%) số người được hỏi đồng ý các dịch vụ sức khỏe tâm thần và phúc lợi tại trường đại học được điều chỉnh và phù hợp với nhu cầu của học viên sau đại học.

Những người trả lời khảo sát xác nhận bắt nạt là vấn đề đang diễn ra trong học thuật. 18% số người được hỏi nói bản thân họ từng bị bắt nạt trong chương trình của mình (giảm nhẹ so với mức 21% trong cuộc khảo sát năm 2019). Trong đó, hơn 1/4 (26%) nói họ cảm thấy tự do nói về hoàn cảnh của mình mà không sợ bị ảnh hưởng cá nhân hoặc nghề nghiệp.

"Khi bắt đầu học tiến sĩ, tôi bị người giám sát bắt nạt trong một năm. Các đồng nghiệp xung quanh tôi - những người nhìn thấy những gì xảy ra - coi đó là văn hóa trong học thuật. Tôi ước điều đó không phải như vậy, tôi có thể đổi người giám sát và đồng nghiệp của mình", một nghiên cứu sinh ở Anh viết trong phần bình luận của cuộc khảo sát.

Người giám sát

Mối quan hệ giữa người học và người giám sát là phần quan trọng của bất kỳ chương trình nào. Khi được hỏi sẽ làm gì khác đi nếu có thể bắt đầu lại, 22% người được hỏi nói họ sẽ thay đổi người giám sát, 26% muốn thay đổi đội nhóm của mình.

Một nghiên cứu sinh ở Mỹ ước mình biết trước một cố vấn tồi sẽ hủy hoại kinh nghiệm và triển vọng giáo dục của anh ta. Trong khi đó, một nghiên cứu sinh tại Australia nhận xét người giám sát và nhóm nghiên cứu là tất cả. Chủ đề hay lĩnh vực không quan trọng, môi trường làm việc mới là quan trọng nhất.

Mối quan hệ của người học và người giám sát là một chủ đề thường xuyên trong suốt cuộc khảo sát. Gần 2/3 (65%) số người được hỏi nói họ hài lòng về tổng thể mối quan hệ với cố vấn của mình, 72% số người được hỏi hài lòng với mức độ độc lập của họ.

Xiangkun Cao - nghiên cứu sinh sau đại học tại Viện Công nghệ Massachusetts (Cambridge) - đã trả lời cuộc khảo sát ngay sau khi lấy bằng tiến sĩ Kỹ thuật tại ĐH Cornell (New York).

Anh Cao nói cho rằng người giám sát chính là chìa khóa cho thành công cuối cùng. Khi bắt đầu chương trình, nghiên cứu sinh này cảm thấy không phù hợp với nhóm nghiên cứu. Anh không chắc sự nghiệp sẽ đi đến đâu và luôn trong trạng thái đau khổ.

62% người học thạc sĩ, tiến sĩ cảm thấy không hài lòng - Hình 2

Anh Xiangkun Cao nói cho rằng người giám sát chính là chìa khóa cho thành công cuối cùng. Ảnh: Nature.

Thay vì bỏ việc hay tìm dịch vụ sức khỏe tâm thần, anh Cao lựa chọn chia sẻ rắc rối với một trợ lý nghiên cứu mới tốt nghiệp. Người này kết nối anh với giám đốc nghiên cứu sau đại học, giúp anh chuyển đổi phòng thí nghiệm và bắt đầu lại với người giám sát mới, và anh thành công.

Không hối tiếc

Joanna Nowacka - nghiên cứu sinh sắp kết thúc chương trình tại Miltenyi Biotec, một công ty công nghệ sinh học ở Bergisch Gladbach (Đức) - không hối hận về quyết định theo đuổi bằng cấp sau đại học.

Tuy nhiên, không giống như phần lớn những người được hỏi, cô ấy đang được đào tạo tại một công ty thay vì một trường đại học. Điều đó ảnh hưởng nhiều đến sự hài lòng của cô. Hiện tại, Nowacka đang làm luận án, nhưng ngược lại, cô ấy không phải lo lắng nhiều về các ấn phẩm.

"Tôi không có nhiều áp lực như các đồng nghiệp trong giới học thuật. Thay vì áp lực xuất bản khoa học như người khác, tôi tập trung vào dự án của mình để nộp và lấy bằng", nghiên cứu sinh Nowacka nói.

Đấu tranh và hối tiếc là một phần của nghiên cứu sinh mới tốt nghiệp, nhưng hơn 40% người được hỏi nói họ sẽ không thay đổi bất cứ điều gì về chương trình của mình.

Đối với anh Cao, anh từng sợ theo đuổi tiến sĩ là sai lầm lớn nhất của cuộc đời mình. Tuy nhiên, đó lại là một bước đi dài đầy thử thách và đúng hướng.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Ngày cuối năm trong bệnh viện, 9 người đàn ông túm tụm trước phòng cấp cứu: Người dưng nghe chuyện mà rưng rưngNgày cuối năm trong bệnh viện, 9 người đàn ông túm tụm trước phòng cấp cứu: Người dưng nghe chuyện mà rưng rưng
11:23:34 21/01/2025
Các thông tin xoay quanh concert của Jack trong năm 2025 đã âm thầm bị gỡ bỏCác thông tin xoay quanh concert của Jack trong năm 2025 đã âm thầm bị gỡ bỏ
14:43:55 21/01/2025
"Tiểu công chúa Nhà Trắng" xuất hiện: Con gái 13 tuổi của Ivanka Trump gây sốt với vẻ đẹp thiên thần trong lễ nhậm chức của ông ngoại"Tiểu công chúa Nhà Trắng" xuất hiện: Con gái 13 tuổi của Ivanka Trump gây sốt với vẻ đẹp thiên thần trong lễ nhậm chức của ông ngoại
14:37:57 21/01/2025
Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi WHOTổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi WHO
14:09:58 21/01/2025
Ông Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngàyÔng Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngày
15:12:30 21/01/2025
Tai nạn liên hoàn ở Mộc Châu, xe khách biến dạngTai nạn liên hoàn ở Mộc Châu, xe khách biến dạng
12:16:17 21/01/2025
Mẹ chồng đưa 600 nghìn bảo tôi sắm Tết cho cả nhà 4 ngườiMẹ chồng đưa 600 nghìn bảo tôi sắm Tết cho cả nhà 4 người
11:25:07 21/01/2025
Nghi vấn chàng trai tự thiêu bên ngoài hôn trường của người yêu cũNghi vấn chàng trai tự thiêu bên ngoài hôn trường của người yêu cũ
13:07:45 21/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

H'Hen Niê gói 400 đòn bánh tét, về bản làng quê nhà san sẻ bà con ngày cận Tết

H'Hen Niê gói 400 đòn bánh tét, về bản làng quê nhà san sẻ bà con ngày cận Tết

Sao việt

16:41:06 21/01/2025
Những ngày cận Tết Nguyên Đán, Hoa hậu H Hen Niê trở về quê nhà Đắk Lắk, cùng gia đình gói 400 đòn bánh tét và gửi tặng kèm quà cho bà con có hoàn cảnh khó khăn thuộc địa bàn huyện Buôn Đôn, huyện M Đrắk, tỉnh Đắk Lắk.
Phim Trung Quốc gây bão toàn cõi mạng với 10 tỷ lượt xem, nữ chính đẹp như tiên tử hạ phàm

Phim Trung Quốc gây bão toàn cõi mạng với 10 tỷ lượt xem, nữ chính đẹp như tiên tử hạ phàm

Phim châu á

16:33:52 21/01/2025
Bạch nguyệt phạn tinh thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả, bằng chứng là việc trên nền tảng Douyin, phim đã phá mốc 10 tỷ lượt phát.
Song Hye Kyo bị miệt thị ngoại hình

Song Hye Kyo bị miệt thị ngoại hình

Hậu trường phim

16:30:40 21/01/2025
Trẻ đẹp là vậy nhưng thực tế thì ngay sau khi xuất hiện tại sự kiện, Song Hye Kyo lại lập tức trở thành chủ đề gây tranh cãi trên mạng xã hội.
Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh đổi tên Vịnh Mexico và Núi Denali

Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh đổi tên Vịnh Mexico và Núi Denali

Thế giới

16:24:23 21/01/2025
Quyết định này yêu cầu Bộ trưởng Nội vụ Doug Burgum - người được ông Trump bổ nhiệm, thực hiện việc thay đổi trên các tài liệu chính thức và bản đồ liên bang. Tuy nhiên, tên gọi của hai địa danh trên trong phạm vi quốc tế sẽ không bị ản...
Bức ảnh xấu hổ mà Ronaldo "không bao giờ muốn nhìn lại"

Bức ảnh xấu hổ mà Ronaldo "không bao giờ muốn nhìn lại"

Sao thể thao

16:17:57 21/01/2025
Bất chấp sẽ bước sang tuổi 40 vào tháng sau, siêu sao Ronaldo vẫn là một trong những cái tên quyến rũ nhất làng bóng đá. Mạnh mẽ trên sân cỏ, lịch lãm ngoài đời, CR7 đã không không ít fan nữ chao đảo trong suốt những năm qua.
Hôm nay nấu gì: Bữa tối có món canh chua ngon lại giàu dinh dưỡng, ai ăn cũng thích

Hôm nay nấu gì: Bữa tối có món canh chua ngon lại giàu dinh dưỡng, ai ăn cũng thích

Ẩm thực

16:16:53 21/01/2025
Bữa tối có món canh chua ngon lại giàu dinh dưỡng, ai ăn cũng thích. Đảm bảo món canh chua nóng hổi này sẽ là ngôi sao trên bàn ăn.
Hot nhất MXH: Phơi bày bí mật kẻ đâm sau lưng Angelababy, Dương Mịch và 2 cái tên gây sốc vào tầm ngắm

Hot nhất MXH: Phơi bày bí mật kẻ đâm sau lưng Angelababy, Dương Mịch và 2 cái tên gây sốc vào tầm ngắm

Sao châu á

16:14:03 21/01/2025
Ngày 21/1, cả Weibo xôn xao trước bài đăng của stylist hàng đầu Mã Thước tiết lộ về tình cảnh đáng thương của Angelababy sau khi cô ngã ngựa .
Cái kết tệ của "doanh nhân rút kiếm"

Cái kết tệ của "doanh nhân rút kiếm"

Pháp luật

15:16:40 21/01/2025
Từ một việc nhỏ có thể dàn xếp nhẹ nhàng bằng lời xin lỗi, thế nhưng người đàn ông gây ra sai lầm đã có những động thái hung hăng, thiếu văn hóa trước sự chứng kiến của nhiều người dân và du khách ở phố biển Nha Trang.
Xuân Son 3 lần thay đổi kiểu tóc độc lạ khiến dân tình bất ngờ, từ chàng trai tóc xù đến quý ông lịch lãm

Xuân Son 3 lần thay đổi kiểu tóc độc lạ khiến dân tình bất ngờ, từ chàng trai tóc xù đến quý ông lịch lãm

Netizen

15:03:15 21/01/2025
Nguyễn Xuân Son là cái tên được người hâm mộ bóng đá Việt Nam đặc biệt quan tâm khi nhập tịch và khoác áo đội tuyển Việt Nam tham dự AFF Cup 2024.
Hệ thống bán vé Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai gặp lỗi ngay khi mở bán Day 3-4, fan kêu trời!

Hệ thống bán vé Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai gặp lỗi ngay khi mở bán Day 3-4, fan kêu trời!

Nhạc việt

15:01:36 21/01/2025
11 giờ sáng 21/1, Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai chính thức mở bán vé Day 3 và Day 4 tuy nhiên ngay khi vừa mở bán, hệ thống lập tức lỗi.
Ngọc Lan "hơn thua" từng giọt nước mắt với đàn chị Hồng Ánh

Ngọc Lan "hơn thua" từng giọt nước mắt với đàn chị Hồng Ánh

Phim việt

14:15:31 21/01/2025
Với diễn xuất cảm xúc, Ngọc Lan và Hồng Ánh khắc họa thành công nỗi đau và sự giằng xé, khiến khán giả nghẹn ngào trong nhiều phân đoạn cao trào.