Học thạc sĩ Quản lý chuỗi cung ứng tại ĐH Nguyễn Tất Thành, nhận bằng quốc tế
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành phối hợp với Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Malaysia (MUST) đào tạo chương trình thạc sĩ Quản lý Chuỗi cung ứng, tạo điều kiện cho học viên sở hữu bằng cấp có giá trị quốc tế trong giai hội nhập.
Triển vọng nào dành cho người học Quản lý chuỗi cung ứng
Ngành quản lý chuỗi cung ứng tại Việt Nam trong những năm trở lại đây có tốc độ phát triển vô cùng ấn tượng. Theo dự báo của Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam thì trong 3 năm tới, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics và quản lý chuỗi cung ứng cần thêm khoảng 20.000 lao động, chưa tính các doanh nghiệp hoạt động khác ngành.
Tuy nhiên, hiện nay nguồn cung cấp lao động cho ngành logistics mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu. Điều này cho thấy, tiềm năng phát triển và cơ hội việc làm dành cho những người theo học logistics và quản lý chuỗi cung ứng là rất lớn.
Hay trong báo cáo của ResearchAndMmarket.com, quy mô thị trường logistics toàn cầu ước đạt 3.215 tỉ USD vào năm 2021, tăng 17,6% so với năm 2020. Điều này cho thấy ngành logistics vẫn có tiềm năng phát triển rất lớn.
Thông qua việc thúc đẩy thương mại quốc tế, chuỗi giá trị toàn cầu cũng đã tăng trưởng và chiếm tỉ lệ tăng lớn trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Điều này một lần nữa đòi hỏi sự hiểu biết về dòng tiền, dịch vụ, hàng hóa và dữ liệu toàn cầu – tất cả đều là những chủ đề được đề cập trong các chương trình chuỗi cung ứng.
Sau khi hoàn thành khóa học tại NTTU, học viên sẽ sở hữu trong tay tấm bằng thạc sĩ Quản trị kinh doanh chuyên ngành Quản lý chuỗi cung ứng có giá trị toàn cầu
Thực tế, quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22-2-2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 đã đặt mục tiêu: “Đến năm 2025, tỉ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt 5-6%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt 15-20%, tỉ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50-60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số LPI trên thế giới đạt thứ 50 trở lên”.
Quyết định cũng đặt ra 6 nhóm nhiệm vụ chính mà các Bộ, Ngành, địa phương, hiệp hội cần thực hiện để đạt được mục tiêu nêu trên. Trong đó, phát triển thị trường dịch vụ logistics là một trong 6 nhóm nhiệm vụ chính.
Các cảng chính tại Việt Nam như Hải Phòng, Đà Nẵng, Qui Nhơn và TP.HCM, trong đó cảng tại TP.HCM là cảng lớn xếp hạng lớn thứ 26 trên thế giới và lớn thứ 5 ở ASEAN. Đây vừa là thuận lợi rất lớn để khai thác phát triển kinh tế nhưng đồng thời cũng là thách thức không nhỏ khi chúng ta đang thật sự thiếu hụt lực lượng, đội ngũ có chuyên môn và được đào tạo chuyên nghiệp về chuỗi cung ứng để có thể giảm tác động tiêu cực của cách mạng công nghiệp 4.0 và tận dụng thế mạnh về cảng biển của Việt Nam để phát triển kinh tế.
Video đang HOT
Vì vậy, việc xây dựng, triển khai các chương trình phát triển, đào tạo đội ngũ nhân lực quản lý, thực hiện và giảng dạy thật sự chuyên nghiệp trong lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng là một yêu cầu hết sức cấp bách hiện nay đối với Việt Nam chúng ta nói chung và TP.HCM nói riêng.
Ngoài ra, trong thời điểm này Việt Nam vẫn chưa có trường đại học nào có thể đào tạo thạc sĩ Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management) vì không có nhân sự giảng dạy đúng lĩnh vực.
Nắm bắt được nhu cầu đó, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành phối hợp với Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Malaysia (MUST) cùng đào tạo chuyên ngành Quản lý Chuỗi cung ứng – Supply Chain trình độ thạc sĩ.
Học tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành: nhận bằng giá trị quốc tế – học phí Việt Nam
Chương trình thạc sĩ liên kết Quản lý chuỗi cung ứng này gồm có 13 môn học (mỗi môn 3 tín chỉ) và 1 bài luận văn (6 tín chỉ), tổng 45 tín chỉ, học toàn thời gian trong vòng 1.5 năm đến 2 năm và học ngay tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành với mức học phí cho toàn khóa học là 156.275.000 đồng.
NTTU sẽ nhận hồ sơ đến hết ngày 30/10/2021
Đối tượng tuyển sinh là tất cả các học viên đã tốt nghiệp đại học thuộc các nhóm ngành kinh tế, quản lý hoặc các ngành tương đương khác có mong muốn được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức để trở thành nhân sự trong ngành Quản lý Chuỗi cung ứng. Để theo học chương trình đào tạo này, người học nộp tất cả chứng từ và các thông tin cần thiết như yêu cầu.
Đảm nhận công tác giảng dạy là 100% giảng viên của MUST. Chương trình sẽ được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh (có trợ giảng bằng tiếng Việt nếu học viên cần). Sau khi hoàn thành khóa học, học viên sẽ sở hữu trong tay tấm bằng thạc sĩ Quản trị kinh doanh chuyên ngành Quản lý chuỗi cung ứng – có giá trị toàn cầu, do MUST và Tổ chức ISCEA cấp.
MUST do MIT Hoa Kỳ bảo trợ thành lập, từ lâu đã là cơ sở giáo dục danh tiếng tại Malaysia với nhiều thành tựu nổi bật. MUST đã được Tổ chức đánh giá và xếp hạng QS International Rankings xếp hạng 5 sao về chất lượng đào tạo và việc làm sinh viên sau khi ra trường.
ISCEA là tổ chức đầu tiên chứng nhận các chuyên gia về chuỗi cung ứng trên thế giới. Sứ mệnh của ISCEA là cung cấp kiến thức tổng thể về chuỗi cung ứng cho các chuyên gia trong ngành sản xuất và dịch vụ thông qua giáo dục, chứng nhận và công nhận. Đây cũng chính là nơi phát triển các chương trình được quốc tế công nhận về quản lý chuỗi cung ứng (CSCM), chuyên gia phân tích chuỗi cung ứng (CSCA), chuyên gia về công nghệ chuỗi cung ứng (CSCTP)… hướng đến phát triển sự nghiệp chuỗi cung ứng với hàng ngàn lao động có chuyên môn, và có thể đảm nhận các vị trí công việc ở cấp quản lý, lãnh đạo với mức lương hấp dẫn nhất.
Hãy trau dồi kiến thức, nâng cao kỹ năng và tự tin bước ra thế giới với tấm bằng thạc sĩ liên kết quốc tế có giá trị toàn cầu: Quản lý chuỗi cung ứng – Supply Chain ngay tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành. Hạn cuối nhận hồ sơ: 30/10/2021. Và để chia sẻ với áp lực tài chính với học viên trong mùa dịch, Nhà trường sẽ miễn giảm 8.000.000 đồng học phí cho các học viên nhập học.
Viện Đào tạo sau đại học – Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Địa chỉ: 300A Nguyễn Tất Thành, P.13, Q.4, TP.HCM
Điện thoại: 1900 2039 (Ext: 379)
Hotline, Zalo: 0906 958 557 (thầy Du) hoặc 0707 078 093 (cô Linh)
Cơ hội nào cho thí sinh chưa trúng tuyển đại học đợt 1?
Kết thúc đợt tuyển sinh đại học đầu tiên dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT, không ít thí sinh hoang mang lo lắng khi không trúng tuyển bất cứ nguyện vọng nào.
Đạt 27 điểm, xét tuyển khối D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh) Nguyễn Minh Anh (Hải Dương) thất vọng khi trượt cả 6 nguyện vọng đăng ký vào ĐH Kinh tế Quốc dân và ĐH Ngoại thương. Đáng tiếc hơn là trong số đó, một số ngành thuộc ĐH Kinh tế quốc dân điểm của thí sinh xấp xỉ với điểm trúng tuyển, như ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (27,2 điểm), Quản trị kinh doanh (E-BBA) (27,05 điểm).
Trần Mạnh Huy (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng không khỏi hoang mang khi biết điểm chuẩn đại học năm nay. Đặt nguyện vọng vào tất cả các ngành tại ĐH Luật Hà Nội, xét tuyển khối D01, nhưng kết quả lại không trúng tuyển bất cứ ngành nào.
Đạt 25,5 điểm, Huy còn thiếu 1,05 điểm để trúng tuyển nguyện vọng 1 ngành Luật, thiếu 0,15 điểm để trúng tuyển vào ngành Luật đào tạo liên kết của ĐH Luật Hà Nội. Với mức điểm này, nam sinh đang rất lo lắng về cơ hội xét tuyển các ngành Luật và liên quan đến Luật tại các trường trong đợt xét tuyển bổ sung.
Ảnh minh họa.
Thực tế, mùa tuyển sinh đại học 2021 khiến không ít thí sinh và phụ huynh hụt hẫng khi mức điểm chuẩn tăng vọt, nhiều ngành tăng từ 3-5 điểm, cá biệt có ngành tăng đến 9 điểm. Thống kê của Bộ GD-ĐT cũng cho thấy, có đến 61 thí sinh đạt từ 29,5 điểm trở lên nhưng không trúng tuyển bất cứ nguyện vọng nào.
Sau khi có điểm chuẩn xét tuyển đợt 1, hiện tại một số trường đã thông báo xét tuyển bổ sung.
Tại khu vực phía Bắc, Học viện Quản lý Giáo dục cũng đã thông báo tuyển bổ sung ở 9 chuyên ngành với nhiều khối xét tuyển khác nhau.
Tương tự, Trường ĐH Khoa học, ĐH Thái Nguyên cũng xét tuyển bổ sung đợt 1 vào các ngành đào tạo trình độ đại học hệ chính quy năm 2021. Thời gian nhận hồ sơ từ 16/10 đến 30/10.
Học viện Hàng không Việt Nam xét tuyển bổ sung 50 chỉ tiêu cho ngành Công nghệ Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa theo 2 phương thức là xét học bạ và xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021.
Cụ thể, phương thức xét học bạ yêu cầu thí sinh có tổng điểm trung bình năm các môn của năm lớp 11 và lớp 12 trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 21 trở lên. Trong đó, không môn nào trong tổ hợp xét tuyển có kết quả dưới 5.
Ở Khu vực phía Nam, Đại học Kinh tế TP.HCM cũng thông báo xét tuyển bổ sung đợt 1 cho phân hiệu Vĩnh Long với 3 ngành đào tạo là Luật kinh tế, Kinh doanh nông nghiệp và Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.
Nhà trường xét bổ sung tổng cộng 60 chỉ tiêu theo 2 phương thức là xét tuyển quá trình học tập theo tổ hợp môn từ học bạ THPT (25% chỉ tiêu) và xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021 (75% chỉ tiêu). Ngưỡng điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển theo tổ hợp môn xét tuyển là 16 điểm.
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cũng nhận hồ sơ bổ sung theo phương thức xét kết quả học bạ lớp 12 đến ngày 30/9 đối với 16 ngành đào tạo chính quy. Điều kiện xét tuyển là thí sinh tốt nghiệp THPT và có mức điểm học bạ cả năm lớp 12 bằng hoặc cao hơn mức điểm sàn do trường công bố.
Thí sinh cần lưu ý gì khi xét tuyển bổ sung?
Thông tin về vấn đề xét tuyển bổ sung, TS Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM cho biết, thời điểm này, các trường đại học đang chờ thí sinh xác nhận nhập học. Sau ngày 26/9 mới biết chính xác những trường nào sẽ tuyển bổ sung.
Thí sinh tham gia xét tuyển bổ sung cần theo dõi trên website từng trường hoặc trên báo chí để biết các thông tin xét tuyển. Trong bối cảnh giãn cách xã hội kéo dài tại nhiều địa phương, thí sinh cần tìm hiểu từ nhiều nguồn những thông tin về các mốc thời gian, về thủ tục hồ sơ, về ngành xét tuyển bổ sung, chỉ tiêu xét tuyển để có thể tăng cơ hội trúng tuyển trong những đợt xét tuyển cuối cùng của năm.
"Sau đợt 1 xét tuyển vừa rồi, dự kiến đến cuối tháng 9/2021 này, khoảng 70% trong tổng số 530.000 chỉ tiêu sẽ tuyển được. Có nghĩa là nếu tính một cách cơ học, còn khoảng 300.000 thí sinh có nguyện vọng học đại học nhưng chưa trúng tuyển theo tất cả các phương thức và khoảng 100 trường đại học chỉ tuyển được chưa tới 50% chỉ tiêu sẽ tiếp tục xét tuyển bổ sung.
Những thí sinh chưa trúng tuyển sẽ tiếp tục tham gia các đợt xét tuyển bổ sung của các trường còn thiếu chỉ tiêu. Lưu ý với các thí sinh còn chưa trúng tuyển, đó là trong những đợt xét tuyển bổ sung sắp tới, số chỉ tiêu còn lại không nhiều, số ngành còn xét tuyển có thể không phải là những ngành thu hút thí sinh, do đó các em cần cân nhắc kỹ để lựa chọn ngành nghề phù hợp", TS Nguyễn Đức Nghĩa cho biết.
TS Cao Xuân Liễu, Trưởng phòng Đào tạo Học viện Quản lý giáo dục cho biết, do điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 cao hơn năm trước, kéo theo điểm chuẩn các trường tăng cao, nhiều ngành có mức điểm trúng tuyển trên 28, thậm chí vượt ngưỡng 30 điểm. Nhiều thí sinh chưa trúng tuyển trong đợt xét tuyển đầu theo điểm thi tốt nghiệp THPT, tuy nhiên, thí sinh vẫn còn cơ hội ở các đợt xét tuyển bổ sung của các trường.
TS Cao Xuân Liễu cũng lưu ý, những thí sinh chưa trúng tuyển, cần theo dõi sát các thông tin tuyển bổ sung của các trường, lựa chọn những ngành học phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân, cân nhắc đến mức điểm nhận hồ sơ và tiêu chí tuyển bổ sung của trường. Theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển với mỗi ngành sẽ không được thấp hơn so với mức điểm công bố trúng tuyển đợt 1. Vì vậy, thí sinh cần tìm hiểu điểm trúng tuyển ở đợt xét đầu tiên của trường đó để đưa ra lựa chọn phù hợp./.
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội: Tuyển sinh đào tạo trình độ Tiến sĩ năm 2021 Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tổ chức tuyển sinh đào tạo trình độ Tiến sĩ năm 2021, ngành Quản trị Kinh doanh - Mã số: 9.34.01.01. Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Thực hiện Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT ngày 04/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế...