Học tập trong “bình thường mới” – Lấy học sinh làm trung tâm: Dễ hay khó?
Trong bối cảnh thế giới đã thích nghi với đại dịch Covid-19 và bắt đầu “guồng quay” bình thường, việc học sinh quay trở lại trường học là điều “nửa mừng nửa lo” đối với cả cha mẹ và các em.
Điều bận tâm của nhà trường, phụ huynh là làm sao tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh học vui và phát triển tâm lý vững vàng.
Để “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”
Trong suốt 2 năm chủ yếu học tập ở nhà, có bố mẹ chăm sóc, bao bọc, kèm cặp nên khi quay trở lại trường học, trẻ gặp nhiều bỡ ngỡ và khó khăn trong thời gian đầu. Các cô giáo phải quan tâm, chăm sóc cùng lúc nhiều học sinh nên nhiều trẻ cảm thấy hụt hẫng khi mình không còn là trung tâm của mọi hoạt động như ở nhà.
Hơn nữa, thời gian ở nhà cách ly nhiều, ít giao tiếp với xã hội khiến nhiều em trở nên lầm lì, dễ trầm cảm và khó hòa đồng với bạn bè. Chưa kể đến, các em phải thích nghi với áp lực học tập cùng điểm số, đặc biệt là học sinh cuối cấp 1 và cấp 2.
Khi đó, để các em tìm thấy hứng thú trong học tập, cảm nhận được “mỗi ngày đến trường đều là một ngày vui”, nhà trường và gia đình cần kết hợp chặt chẽ để tạo nên trải nghiệm học tập tuyệt vời. Trước hết, các thầy cô thường xuyên khích lệ, động viên để các em thêm tự tin, ham học hỏi và yêu thích đến trường.
Thầy cô giáo cũng luôn phản ứng tích cực trước những câu hỏi và biểu hiện của trẻ. Thường xuyên thể hiện sự ủng hộ trước mọi cung bậc cảm xúc của trẻ, bất kể là vui sướng, hạnh phúc hay bực bội, lo âu, căng thẳng… Việc lắng nghe cảm xúc bằng sự ân cần sẽ giúp các bé cảm thấy mình luôn được yêu thương và thấu hiểu.
Ngoài ra, gia đình và nhà trường cũng nên tạo mọi điều kiện cho các em tham gia các hoạt động ngoại khóa với cộng đồng hoặc bạn bè cùng trang lứa. Điều này sẽ giúp các em thêm tự tin trong giao tiếp, mở rộng nhân sinh quan, thế giới quan, rèn luyện tính tự lập và ngày càng yêu bạn bè, trường lớp.
Westlink – Trải nghiệm học tập tuyệt vời tại ngôi trường tân tiến
Trường Quốc tế Westlink hiện đang là ứng viên giảng dạy của chương trình Tú Tài Quốc Tế (IB), dựa trên phương pháp Inquiry-based learning (Học qua truy vấn hay Học qua tìm tòi, khám phá). Phương pháp học tập này khuyến khích học sinh chủ động tiến hành nghiên cứu, tự tìm tòi thông tin, khám phá và ứng dụng để sở hữu kiến thức một cách tự nhiên, trọn vẹn, hiệu quả nhất.
IB được biết đến là chương trình đào tạo hàng đầu thế giới dành cho học sinh từ bậc tiểu học đến trung học phổ thông, hiện được triển khai ở 5.400 trường tại gần 160 quốc gia. Theo học chương trình IB tại Westlink, học sinh có cơ hội tự do khám phá tiềm năng cá nhân, được trau dồi 10 phẩm chất cốt lõi của khung chương trình IB, nhằm trang bị cho học sinh kiến thức vững vàng, song song với kỹ năng sống thực tiễn và phẩm chất cá nhân tốt đẹp, để các em tự tin trên con đường phấn đấu trở thành công dân toàn cầu.
Video đang HOT
Học sinh của Westlink sẽ được đánh giá năng lực dựa trên US Common Core Standards – Tiêu chuẩn Cốt lõi chung của giáo dục Mỹ. Học sinh từ mẫu giáo đến lớp 12 sẽ được học tập theo chương trình đào tạo với khả năng suy luận, nắm rõ các khái niệm. Trong quá trình học, học sinh phải biết diễn đạt và suy luận sắc bén để giải thích, tranh luận cho lựa chọn của mình.
Là trường thành viên của ISP, Westlink cũng không ngừng nỗ lực mang đến nhiều trải nghiệm Amazing Learning cho học sinh. Triết lý Amazing Learning (Kết quả phát triển vượt bậc) như một lời hứa về sự tiến bộ, thành tích đáng kể mà mỗi học sinh đạt được, khiến các em tự hào reo lên “Con không ngờ mình có thể làm được điều này!”. Amazing Learning mang lại môi trường học đường lành mạnh, nơi mà mỗi học sinh đều có trải nghiệm thú vị và luôn nỗ lực để đạt được những kết quả đem lại sự ngạc nhiên cho cha mẹ, thầy cô và chính bản thân các em.
Khám phá môi trường giáo dục chuẩn IB tại Trường Quốc tế Westlink
Ngày hội Tuyển sinh Trường quốc tế Westlink vào thứ Bảy (26/11/2022) là dịp để phụ huynh, học sinh tham quan cơ sở vật chất, môi trường học, sinh hoạt và các cơ hội ưu đãi học phí.
Đến tham quan nhà trường trong Ngày hội tuyển sinh Trường Quốc tế Westlink (Westlink International School), phụ huynh và học sinh sẽ được hiệu trưởng chia sẻ về định hướng giáo dục của trường, giải đáp thắc mắc liên quan đến chương trình học, các lớp kỹ năng cũng như điều kiện sinh hoạt, đưa đón và cả cơ sở vật chất tại trường.
Cảm phục 4 người thầy trên đỉnh Sài Khao
Hằng ngày 4 thầy giáo vẫn miệt mài "gieo chữ" cho những học sinh người H'Mông trên đỉnh núi Sài Khao quanh năm sương mù bao phủ, thời tiết khắc nghiệt.
Bản Sài Khao, xã Mường Lý, huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) với 100% dân số là người H'Mông, dù chỉ cách trung tâm huyện khoảng hơn 30km nhưng đường xá đi lại vô cùng khó khăn do mưa lũ làm sạt đường, chưa có điện lưới quốc gia, chưa sóng điện thoại... Thế nhưng tại điểm lẻ tiểu học Sài Khao thuộc Trường Tiểu học Tây Tiến, hằng ngày vẫn có 4 thầy giáo miệt mài "cõng chữ" lên non. Câu chuyện đến với nghề giáo của các thầy khiến bất cứ ai cũng phải cảm phục.
Điểm trường Sài Khao nằm trên núi cao quanh năm sương mù bao phủ.
Đường xá đi lại khó khăn do mưa lũ gây sạt lở đường.
Theo chân cha làm giáo viên
Sinh ra trong gia đình người H'Mông có 16 người con (10 gái, 6 trai) nên ngay từ nhỏ thầy Hơ Văn Pó (SN 1994, quê xã Pù Nhi, huyện Mường Lát) đã có mong ước lớn lên sẽ làm giáo viên tiểu học để truyền đạt kiến thức cho học sinh vùng cao như mình.
Thầy Pó kể: "Trước đây cha của tôi cũng là giáo viên tiểu học nhưng khi đang tham gia công tác giảng dạy thì phải xin nghỉ giữa chừng để phụ giúp gia đình làm nương rẫy, nuôi con cái vì gia đình tôi quá đông con. Rồi cũng từ lúc đó tôi có ước mơ và quyết tâm sau này sẽ chọn nghề giáo viên để theo chân cha, thực hiện những điều mà cha đang làm dang dở".
Thầy Hơ Văn Pó theo chân cha mình làm giáo viên tiểu học.
Sau đó nhờ có sự động viên, ủng hộ của gia đình mà chàng thanh niên Hơ Văn Pó thi đậu vào khoa Giáo dục Tiểu học - Đại học Vinh. Sau khi ra trường thì thầy giáo Pó về công tác tại điểm lẻ Sài Khao.
"Học xong lớp 12 thì tôi lập gia đình rồi gác lại mọi chuyện, xa vợ con lên đường đi học đại học. Sau 4 năm học tập, ra trường tôi trở về địa phương và thi tuyển vào giảng dạy ở điểm trường Sài Khao từ năm 2020", thầy Pó chia sẻ.
Là người H'Mông nên việc giao tiếp, giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho học sinh ở Sài Khao đối với thầy Pó cũng dễ dàng hơn so với các giáo viên khác khi thầy vừa có thể dạy học sinh viết, dịch từ tiếng H'Mông sang tiếng Việt và ngược lại.
Mong ước giúp học trò vùng cao đổi đời nhờ con chữ
Cũng sinh năm 1994, là người H'Mông và theo học khoa Giáo dục Tiểu học - Đại học Vinh như thầy Pó, thầy giáo Hơ Pó Sung chia sẻ với chúng tôi về câu chuyện đặc biệt khi lựa chọn nghề giáo của mình.
Thầy giáo Hơ Pó Sung trong giờ dạy học
Thầy Sung bộc bạch: "Ban đầu sau khi học hết cấp 3 tôi dự định thi vào ngành lâm nghiệp nhưng sau đó thấy sự khó khăn, thiếu thốn của học sinh trong bản nói riêng, học sinh miền núi nói chung nên tôi quyết định thi vào giáo viên tiểu học để sau này về góp sức cho quê hương. Tôi may mắn được gia đình, người thân ủng hộ hết mình".
Ra trường năm 2017 thì đến năm 2018, thầy Sung thi tuyển vào ngành giáo dục huyện nhà và được phân công công tác tại Trường Tiểu học Tây Tiến rồi lên điểm lẻ Sài Khao giảng dạy.
"Là người H'Mông, từ nhà đến điểm trường hơn 40km, tôi hiểu rõ được những khó khăn mà người dân hằng ngày phải trải qua. Dù xa nhà, xa vợ con nhưng đó lại là động lực thúc đẩy những giáo viên cắm bản như tôi công tác tốt hơn", thầy Sung chia sẻ.
Các thầy giáo "cắm bản" tận tụy truyền đạt kiến thức cho học trò.
Sài Khao là điểm trường nằm trên núi cao nhưng những giáo viên nơi đây luôn vượt lên mọi khó khăn, quyết tâm bám bản để giảng dạy cho các lớp học trò.
Khác với các giáo viên bản địa người H'Mông như thầy Sung, thầy Pó có thể giao tiếp dễ dàng với học sinh, phụ huynh, những thầy giáo người Thái lên đây cắm bản lại gặp chút khó khăn.
Thầy Vi Văn Phúc (SN 1984) có nhà cách điểm trường 70km chia sẻ: "Chúng tôi lên đây chỉ biết nỗ lực hết sức để mang con chữ đến với học trò. Bất đồng về ngôn ngữ cũng là vấn đề lớn đối với những giáo viên không phải người H'Mông như chúng tôi, nhưng bằng tấm lòng và sự nhiệt huyết của người thầy, tất cả vì học trò mà cố gắng hơn nữa".
Trong khi đó thầy giáo Vi Văn Thuận chia sẻ thêm: "Xa nhà, xa vợ con lên đây cắm bản thiếu thốn nhiều thứ khi trong bản không có những mặt hàng thiết yếu, nhiều lúc muốn mua gì thì phải đi xuống trung tâm hay có những lần về quê thì lại đèo bao gạo, mang theo cân cá khô để có thể làm thức ăn trong tuần. Thế nhưng vì lòng yêu nghề, mến trẻ mà chúng tôi càng thêm phần quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, vất vả".
Các thầy giáo ở lại trường, vượt qua điều kiện sinh hoạt còn nhiều khó khăn.
Hiện nay cả 4 thầy giáo trên đều ở lại điểm trường, cuối tuần mới về nhà một lần, cũng có khi cả tháng mới về thăm nhà, thăm vợ con. Nhiều khi các thầy còn bỏ lỡ công việc gia đình vì không có sóng điện thoại để liên lạc.
Được biết, điểm trường Sài Khao có 91 học sinh ở 5 khối học nhưng hiện nay tại điểm này mới có 3 phòng học kiên cố nên các thầy phải chia buổi để giảng dạy.
Xem thêm một số hình ảnh về công tác dạy và học tại điểm trường Sài Khao:
Lùi thời gian vào học, áp lực học tập có giảm? Những ngày qua, câu chuyện có nên lùi thời gian vào học, để học sinh bớt căng thẳng được bàn luận không dứt. Hiện TP HCM đã lùi thời gian vào học thêm 15 phút. Tuy nhiên, giảm thời gian vào lớp, có giảm được áp lực học hành hay không lại là câu chuyện khác... Lùi thời gian vào học, áp lực...