Học tập tại Pháp và những lợi thế
Người Pháp thường nói “Joie de vivre”, câu nói này thực sự không tồn tại trong tiếng Anh. Nó có nghĩa là: “Nhìn cuộc sống của bạn như một thứ gì đó đáng để tận hưởng và hãy tận hưởng nó”.
Chính phủ Pháp xây dựng nhiều chính sách giúp SV quốc tế có việc làm dễ dàng hơn. Ảnh: Campusfrance
Câu nói này phản ánh cuộc sống ở Pháp theo đúng nghĩa. Ngày nay, Pháp ở vị trí cao như một trong những quốc gia phát triển nhất trên thế giới. Vì vậy, nếu bạn muốn theo đuổi một bằng cấp quốc tế, thì Pháp có thể là điểm đến lý tưởng. Dưới đây là một số lợi thế của việc học tập tại Pháp.
Dành cho những người đam mê nghệ thuật
Tất cả chúng ta đều biết đến Pháp như một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất thế giới. Bên cạnh những di tích lịch sử và vẻ đẹp tự nhiên, Pháp cũng là một trong những quốc gia có vị trí chiến lược nhất ở châu Âu. Nó có chung biên giới với 6 quốc gia châu Âu khác nhau là Đức, Bỉ, Luxembourg, Thụy Sĩ, Ý và Tây Ban Nha. Vì vậy, Pháp giống như một cửa ngõ vào toàn bộ châu Âu.
Tất nhiên, Pháp còn có Paris! Gần như không thể tưởng tượng được nước Pháp mà không có hình ảnh tháp Eiffel. Di tích mang tính biểu tượng đánh dấu Paris là một trong những thành phố lịch sử và đẹp nhất trên thế giới. Paris cũng được biết đến với lòng hiếu khách và nhiều bảo tàng khác nhau. Nơi đây còn có Louvre – bảo tàng lớn nhất thế giới và có bức tranh nổi tiếng về nàng Monalisa của Leonardo da Vinci.
Do những địa điểm tuyệt vời cùng ý nghĩa lịch sử và văn hóa như vậy, Paris thu hút hàng triệu người ghé thăm mỗi năm.
Pháp cũng là một quốc gia đa dạng về ẩm thực và rượu vang. Được biết đến với nghệ thuật ẩm thực tuyệt vời, đến Pháp, bạn sẽ được trải nghiệm nhiều loại thức ăn và đồ uống khác nhau từ các vùng khác nhau của đất nước. Nhiều người nói rằng, nấu ăn là một nghệ thuật và người ta chỉ có thể trải nghiệm nó ở Pháp.
Pháp có dân số khoảng 68 triệu người. Tiếng Pháp và tiếng Anh là những ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất trong nước. Pháp đang sở hữu nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới. Chính phủ được dẫn dắt bởi Emmanuel Macron đã mở rộng cánh cửa của đất nước cho các nhà khoa học và nhà nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới đến Pháp làm việc. Pháp cũng đang ủng hộ các sáng kiến xanh, chính sách và công nghệ thân thiện với môi trường. Điều này cho thấy cuộc sống chung ở Pháp có thể mang lại sự an toàn và hạnh phúc.
Một điểm đến của giáo dục
Giáo dục Pháp là một điểm đến phổ biến cho SV quốc tế. – Ảnh: Epravesh
Trong những năm qua, Pháp đã nổi lên như một điểm đến giáo dục phổ biến cho SV quốc tế. Theo một cuộc khảo sát được thực hiện mới đây, 9 trong số 10 SV quốc tế giới thiệu Pháp là một trong những cơ sở giáo dục. Đất nước này đang sở hữu một trong những hệ thống giáo dục tốt nhất trên thế giới.
Năm 2018, Paris được chọn là thành phố tốt nhất cho SV trong một cuộc khảo sát do một tổ chức thực hiện. Hiện tại, Pháp có khoảng 3.500 cơ sở đào tạo đại học, trong đó, 77 trường đại học công lập tài trợ. Mỗi trường đại học cung cấp các chuyên ngành khác nhau. Pháp cũng có rất nhiều SV muốn theo đuổi các văn bằng cụ thể hoặc nghiên cứu sinh trao đổi.
Video đang HOT
SV muốn theo đuổi ngành khoa học máy tính, quản lý khách sạn, truyền thông đại chúng hoặc quan hệ quốc tế có thể chọn đến Pháp để học lên cao. Các học viện như Trường Cao học Quốc tế Pháp (FIGS) đang cung cấp khoảng 60 chương trình đại học và sau đại học trong sáu lĩnh vực chính như kinh doanh, truyền thông, du lịch, khoa học máy tính, thiết kế và môi trường. Hiện tại, FIGS có 10 cơ sở trên khắp nước Pháp, có 20 trường học và khoảng 24.000 SV đang theo học các khóa học khác nhau.
Một lý do khác khiến Pháp được SV quốc tế yêu thích là nơi đây cung cấp nền giáo dục hợp lý. Ngoài ra, rất nhiều trường và cơ sở cung cấp các cơ hội học bổng khác nhau cho SV quốc tế có thể trang trải một phần học phí của họ. So với các quốc gia khác, Pháp được coi là một điểm đến giáo dục với mức chi phí phải chăng.
Lựa chọn hợp lý
Gần như không thể tưởng tượng được nước Pháp mà không có hình ảnh tháp Eiffel. – Ảnh: Studyabroad
SV quốc tế hoặc những người sắp đi du học từ các quốc gia châu Á không chỉ tìm kiếm nền giáo dục tốt, mà còn là cơ hội việc làm. Với chính sách nhập cư và giấy phép lao động là một trong những chủ đề được tranh luận nhiều nhất ở các quốc gia như Mỹ và Vương quốc Anh, các cơ hội sau giáo dục có thể hơi khó đến, nhưng Pháp có thể được coi là tia hy vọng. SV đang theo học các khóa học dài hạn như bằng đại học hoặc thạc sĩ có thể nộp đơn xin giấy phép lao động. Họ sẽ được cấp giấy phép lao động ít nhất 24 tháng.
Ngoài ra, chính phủ Pháp đã giúp SV quốc tế có việc làm dễ dàng hơn, vì họ có thể tự do ứng tuyển vào các cơ hội việc làm khác nhau. Nhiều trường đại học Pháp cũng có mạng lưới hoặc quan hệ đối tác với các công ty đa quốc gia lớn để bảo đảm vị trí việc làm cho SV. Ngay cả cơ hội nghiên cứu cũng có sẵn ở Pháp. Rất nhiều SV có thể chọn tìm học bổng có sẵn tại những ngôi trường họ đang theo học.
9X Việt và 'cái gật đầu' của Facebook, Google sau 2 lần bị từ chối
Học tập tại Việt Nam, từng "không làm bạn" với tiếng Anh, Lam cho rằng đó là rào cản lớn nhất trên hành trình cô đến với các công ty công nghệ hàng đầu như Facebook, Google, Amazon.
Nhưng "nếu không thử thì sẽ chẳng bao giờ có cơ hội", sau 2 lần bị từ chối, Đỗ Thanh Lam (1997, Bà Rịa - Vũng Tàu) đã nhận được "cái gật đầu" từ Facebook, Google khi vừa tốt nghiệp đại học tại Việt Nam.
"Hành trình đến với Facebook của em đầy sóng gió nhưng cũng cực kì đáng nhớ. Nó không đơn thuần chỉ là những ngày chuẩn bị cho phỏng vấn mà còn là cả quá trình tự trau dồi, phát triển bản thân" - Lam kể.
Cô gái 9X đã nhận được cái gật đầu từ Facebook, Google khi vừa tốt nghiệp đại học tại Việt Nam.
Vốn yêu thích môn Tin học, những năm cuối cấp 2, Thanh Lam quyết định thi vào lớp chuyên Tin của Trường THPT Lê Quý Đôn (Bà Rịa - Vũng Tàu). Quyết định này của Lam khiến thầy cô và gia đình phản ứng.
Thậm chí, có giáo viên gặp riêng Lam khuyên nhủ: "Con gái đừng theo chuyên Tin, sau này phải học ngành Công nghệ thông tin thì khổ lắm"; "Học ngành này không có tương lai, cũng không có hạnh phúc gia đình",...
Đến khi thi đỗ vào trường chuyên tỉnh, là 1 trong 6 bạn nữ của lớp chuyên Tin, Lam tiếp tục gặp những thành kiến.
"Mọi người nói với em rằng, các bạn nam sẽ học giỏi hơn là các bạn nữ. Khoa học sẽ phù hợp với các bạn nam hơn, đặc biệt là ngành Khoa học máy tính".
Đỉnh điểm là trước một cuộc thi quan trọng cần phải cân nhắc giữa Lam và một bạn nam khác trong lớp, thầy cô đã không chọn Lam.
"Thầy hiểu. Nhưng em là con gái, em không đủ sức để làm được như bạn kia".
Lời giải thích của thầy giáo khiến Lam cảm thấy "không thể hiểu nổi" và cô quyết chứng minh cho mọi người thấy "con gái cũng có thể làm được nhiều thứ, thậm chí giỏi hơn con trai".
Cuối năm lớp 10, Lam là học sinh nữ duy nhất được tham dự kỳ thi Tin học trẻ toàn quốc. Kết quả này của Lam khiến nhiều thầy cô trong trường chú ý.
Sau đó, Lam thi và trúng tuyển vào lớp Cử nhân tài năng, khoa Công nghệ thông tin của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM).
Hai lần bị Facebook, Google từ chối
Vào năm thứ nhất đại học, Lam bất ngờ khi biết đến những anh chị khóa trên với "profile cực đỉnh".
"Dù đang là sinh viên năm 4 nhưng các anh ấy đã được nhận vào các công ty công nghệ lớn như Facebook, Google, Microsoft. Điều đó đã tạo cho em động lực. Khi ấy, em nghĩ rằng mọi người làm được thì mình cũng có thể làm được". Vì thế, Lam bắt đầu xây dựng kế hoạch riêng cho bản thân.
Rào cản lớn nhất vào thời điểm ấy, theo Lam là vấn đề ngôn ngữ và "sẽ rất khó vào được công ty có tên tuổi nếu chỉ học ở Việt Nam".
Lam quyết định nhờ sự tư vấn trực tiếp của các anh chị khóa trên.
Năm thứ 2 đại học, Thanh Lam "liều mình" nộp CV cho Google. Chỉ 1 phút sau, nữ sinh đã nhận được tin nhắn từ chối với lý do CV còn quá yếu và chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn.
Cảm xúc đầu tiên của Lam là "thấy mình dở quá".
"Họ không cần xem xét gì nhiều đã lập tức từ chối. Em thấy buồn vô cùng, nhưng ngay sau đó đã xốc lại tinh thần bằng việc tự bồi đắp những thứ còn thiếu".
Lam bắt đầu tìm kiếm nơi thực tập, thực hiện thêm các dự án cá nhân, tham gia các cuộc thi online quốc tế, trau dồi thêm thuật toán, tiếng Anh, học kĩ năng giao tiếp và các kĩ năng mềm khác. Cô cũng tự tìm hiểu quy trình phỏng vấn, tâm lý của người phỏng vấn và tự tạo hồ sơ cá nhân trên LinkedIn.
Đầu năm thứ 3, Lam tiếp tục tìm kiếm vị trí thực tập tại Facebook, Google, Amazon. Lần này, Lam vượt qua vòng CV của Facebook nhưng tiếp tục trượt vòng 2. Google và Amazon cũng lần lượt từ chối vì ứng viên không đủ tiêu chuẩn.
Lần từ chối thứ hai khiến Lam không còn quá sốc như trước. "Em dù buồn nhưng vẫn tự động viên bản thân, đó là điều hết sức bình thường vì số lượng đơn ứng tuyển lớn thì tỷ lệ chọi cao. Bị từ chối thì bản thân càng phải nỗ lực nhiều hơn và từ từ mình cũng sẽ có cơ hội", Lam nói.
Sau đó một năm, Lam tiếp tục xin ứng tuyển vào Google và Facebook, và lần này, Lam đã nhận được "cái gật đầu" từ 2 "ông lớn" công nghệ.
Trước khi được nhận chính thức, Lam đã có quãng thời gian thực tập tại Facebook
Quyết định đến Facebook ở London (Anh), sau 10 tháng làm việc, Lam cho hay điều khiến cô cảm thấy ấn tượng va hoc đuoc nhieu nhat tu cac đong nghiep chính la su chu đong: chu đong ve nhung thu minh lam, chu đong đat cau hoi va giai quyet van đe, chu đong phat trien nhung ky nang minh con thieu...
Facebook con co nhieu đai ngo danh cho nhan vien. Ví dụ, bữa trua o Facebook khá đa dang với mon an đen tu nhieu quốc gia khac nhau.
"Mỗi tuần một lần, Facebook se nau đo an Viet Nam. Điều đó khiến em cam thay vơi đi nỗi nho nha. Ngoài ra, thứ tư hàng tuần thường được gọi là "Thứ tư hạnh phúc". Vao ngay đo, cac nhan vien se đuoc ra ngoai an trua cung nhau o bat ki nha hang nao, va Facebook se chi tra cho cac bua an đo. Điều đó khiến ai cũng cảm thấy hào hứng".
"Nếu không thử thì sẽ chẳng bao giờ có cơ hội"
Ngoài con đường đến với Facebook không hề bằng phẳng, Lam còn nhiều lần "vấp" khác.
Chẳng hạn, để dự một sự kiện quốc tế ở Mỹ dành cho nữ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Lam đã phải xin visa tới 2 lần.
"Lần đầu, em hỏi nhiều bạn về việc xin visa, các bạn nói: "Yên tâm đi, dễ mà. Họ hỏi gì thì nói đó, cứ chuẩn bị hết giấy tờ là được". Nhưng khi em tới, người phỏng vấn chỉ hỏi những câu như "Đi Mỹ làm gì? Đi du lịch bao giờ chưa? Đã kết hôn chưa"... rồi từ chối".
Sau lần đó, Lam nhận ra, trước khi làm bất kỳ việc gì cũng phải chuẩn bị kỹ càng mọi thứ. Đến lần thứ hai, Lam mới đậu visa.
Sau nhiều lần thất bại, Thanh Lam cho rằng, "nếu không thử thì sẽ chẳng bao giờ có cơ hội".
"Em tự nhủ rằng, nếu ai đó ở các nước như Anh hoặc Mỹ, họ phải cố gắng thật nhiều để nhận được cơ hội vào các công ty hàng đầu, thì mình phải cố gắng 200% để đạt được điều đó" - Lam nói.
Nữ sinh mê khoa học công nghệ Nữ sinh Diệp Gia Hân đam mê khoa học công nghệ đã trở thành một trong những nữ sinh viên tiêu biểu trong lĩnh vực này và là một tài năng trẻ dự Đại hội Tài năng trẻ Việt Nam 2020. Diệp Gia Hân - ẢNH: LÊ THANH Niềm đam mê khoa học công nghệ đã giúp Diệp Gia Hân trở thành một...