Học tập tại Melbourne và cơ hội học bổng
Đại học Deakin đang cung cấp học bổng có giá trị 5.000 AUD và học bổng cho kỳ nhập học khóa tháng 11.
Nhân dịp đại diện trường đại học Deakin về Việt Nam, INEC hân hạnh tổ chức buổi gặp gỡ để phụ huynh và học sinh, sinh viên có cơ hội tìm hiểu chi tiết hơn về các khóa học, học bổng tại trường cũng như các chính sách visa cho năm nay. Hội thảo được diễn ra vào lúc 17h, thứ ba, ngày 11/6, công ty INEC – 138 Trần Nhân Tôn, phường 2, quận 10, TP HCM. Mọi chi tiết xin liên hệ: 0935 318 104 – 0903 361 453. Đăng ký tham dự tại đây.
Buổi gặp gỡ cung cấp cho bạn thông tin về trường và các khóa học; thông tin về học bổng năm 2013, đặc biệt học bổng xuyên suốt quá trình học; trao đổi trực tiếp với đại diện trường về hồ sơ học tập của riêng bạn; tư vấn chuyên ngành học phù hợp với sở thích và nguyện vọng của học sinh; thông tin về chính sách visa hiện hành.
Năm 2013, đại học Deakin được tặng thưởng danh hiệu 5 sao cho sự xuất sắc theo xếp hạng của QS. Đặc biệt, khóa học MBA của trường được xếp hạng 5 sao theo hiệp hội các nhà quản lý của Australia cùng với chứng nhận QS đã là một trong những yếu tố hấp dẫn thu hút rất nhiều học sinh theo học khóa học này tại trường. Trường đã hai lần chiến thắng giải thưởng “Trường đại học của năm” danh tiếng nhờ vào sự đổi mới công nghệ trong giáo dục dạy học và những liên kết chặt chẽ với ngành công nghiệp.
Deakin hiện có 4 khu học xá, đặc biệt là khu học xá ngay tại Melbourne là lựa chọn phổ biến của sinh viên Việt Nam nhờ vào cộng đồng người Việt tại đây. Mỗi khu học xá cung cấp một môi trường học tập độc đáo với hàng loạt các cơ sở vật chất hiện đại. Thư viện của trường hiện đại, được trang bị với hàng ngàn đầu sách và máy vi tính, hỗ trợ sinh viên tích cực trong việc học tập.
Khu học xá Waurn Ponds tại thành phố biển Geelong xinh đẹp.
Khu sinh hoạt chung ngoài trời, giúp sinh viên có những buổi trao đổi học tập cũng như vui chơi thoải mái. Ảnh trên là ở khu học xá Waurn Ponds tại thành phố biển Geelong xinh đẹp. Những hình ảnh trong ngày định hướng của trường dành cho những sinh viên mới. Đây là cơ hội cho các tân sinh viên làm quen, kết bạn với nhau, được giới thiệu về những dịch vụ cũng như được sinh viên đang theo học giới thiệu qua các địa điểm trong trường và được chào đón bằng những bữa tiệc ngoài trời thật vui, hứa hẹn một quãng thời gian trải nghiệm đúng chất sinh viên Australia. Tham khảo thêm thông tin về trường tại đại học Deakin tại đây.
Hiện tại, Deakin đang cung cấp học bổng có giá trị cho sinh viên quốc tế. Giá trị học bổng 5.000 AUD, đặc biệt học bổng suốt quá trình học, học bổng nhập học khóa tháng 11.
Video đang HOT
INEC chụp hình kỷ niệm với học sinh của INEC đang theo học tại Đại học Deakin, Australia.
Những ưu đãi hấp dẫn nhất từ INEC trong năm nay (áp dụng có điều kiện), bao gồm:
1. Miễn 100% phí dịch thuật hồ sơ.
2. Miễn phí kiểm tra tiếng Anh đầu vào.
3. Giới thiệu giáo viên chuyên luyện IELTS, TOEFL có trình độ chuyên môn cao và tận tình.
4. Hướng dẫn chọn ngành nghề phù hợp với học lực học sinh và tài chính gia đình.
5. Miễn phí tham dự, quà tặng tại hội thảo và các buổi gặp gỡ đại diện trường.
6. Miễn phí cung cấp thông tin học bổng mới nhất và hướng dẫn cách thức nộp đơn.
7. Tặng lệ phí visa và hỗ trợ thủ tục xin visa với tỷ lệ thành công cao.
8. Tặng vé máy bay hoặc hỗ trợ đăng ký mua máy bay giá rẻ.
9. Hỗ trợ tìm nhà ở và đăng ký đón sân bay.
9. Liên hệ sinh viên cũ hướng dẫn sinh viên mới sang, hỗ trợ hồ sơ phụ huynh sang thăm thân.
10. Hỗ trợ sinh viên trong suốt quá trình học tập tại Australia và ba tháng sau khi tốt nghiệp.
Liên hệ INEC để được tư vấn cụ thể về hồ sơ và nhận được những ưu đãi từ đại diện trường Deakin tại Việt Nam: Công ty du học INEC: 138 Trần Nhân Tôn, phường 2, quận 10, TP HCM. Tel: (08) 3938 1080. Hotline: 0935 318 104 – 0903 361 453. Website: www.duhocinec.com.
Facebook: du hoc Uc – New Zealand INEC.
Email: suong@inec.vn.
YM!: inec.tuvanonline7.
Skype: inec.tuvanonline7
Hải Chi
Theo VNE
Thân trò... ví "xẻ làm đôi"
Nhà Vật lý thiên tài gốc Đức - Albert Einstein lên tiếng phản đối lối giáo dục nhồi nhét: "Giáo dục nhồi nhét tất yếu dẫn tới sự nông cạn và vô văn hoá". Ông bày tỏ sự thất vọng vì "phát triển của tuổi trẻ đang bị đe dọa trầm trọng bởi sự nhồi nhét".
Đó cũng là hệ lụy của căn bệnh thành tích vẫn chưa được khai tử trong môi trường sư phạm nước ta.
Học triền miên là thực trạng của nhiều học sinh ở thành phố. (Ảnh: T.L)
Không muốn cũng phải... học
Ngay sau khi Bộ GDĐT công bố môn thi tốt nghiệp, cả thầy và trò bước vào cuộc đua nước rút. Trường bắt học để đạt tỉ lệ tốt nghiệp cao, gia đình thì đích đến là ngưỡng cửa đại học. "Thân" học trò đã phải... xẻ làm hai để không phụ lòng thầy, công cha mẹ.
Năm nào cũng vậy, ngay sau khi công bố các môn thi tốt nghiệp là Bộ GDĐT có ngay "trát" gửi đến các trường, yêu cầu không được cắt xén chương trình đã quy định. Lệnh của trên là vậy, thực chất không ít trường đã kết thúc chương trình các môn phụ từ cuối học kỳ I, nhất là các trường dân lập.
Các trường công lập "tế nhị" hơn là vẫn không bỏ các môn không thi, nhưng gọi là học cho có. Trong hai tháng cuối, cả thầy và trò đều dốc lực cho kỳ thi tốt nghiệp.
Hầu hết các trường - chủ yếu là ở đô thị và trường "có tên, có tuổi" - đã ra chỉ tiêu tỉ lệ tốt nghiệp, thầy và trò đều căng như sợi dây đàn trước kỳ thi. Vì nhà trường tổ chức ôn luyện, buộc học sinh không thể không theo học.
Với những học sinh có học lực khá, giỏi thì việc thi tốt nghiệp là chuyện trong tầm tay. Tuy nhiên, với những học sinh này, vẫn phải ôn luyện tại trường để "đẹp lòng" thầy cô, nhưng để "cán đích" kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ, buộc các em phải học thêm ở "lò", ngoài thời gian ôn luyện tại trường. Không ít học sinh thi môn năng khiếu, phải ngậm ngùi ôn luyện văn hoá cùng chúng bạn. Rời trường là lao vào học môn năng khiếu. Chính vì vậy, thời khóa biểu của nhiều em, thời gian học kéo dài 13, 14 tiếng.
Trên diễn đàn "Tiếng nói học trò", biết bao lời than thở vì bị ép học. Học để thi, học để đẹp lòng thầy cô và cha mẹ. Có ý kiến còn bộc lộ ý nghĩ tiêu cực "chán sống"... Nếu như giáo viên và các bậc phụ huynh đọc được những dòng chữ "thật lòng" này hẳn thấy được sự "thống khổ" của con em trong kỳ thi cử.
Đến lớp luyện thi như một nghĩa vụ.
Đừng để thành... chuyện đau lòng
Cả nhà trường và gia đình đều những tưởng cứ ôn nhiều thì vững kiến thức. Đành rằng, não bộ con người có sức chứa vô tận, nhưng việc nhồi nhét, cấp tập thì nó lại có tác dụng ngược. Nhà Vật lý thiên tài gốc Đức - Albert Einstein lên tiếng phản đối lối giáo dục nhồi nhét: "Giáo dục nhồi nhét tất yếu dẫn tới sự nông cạn và vô văn hoá".
Ông bày tỏ sự thất vọng vì "phát triển của tuổi trẻ đang bị đe dọa trầm trọng bởi sự nhồi nhét". Đó là hệ lụy của căn bệnh thành tích vẫn chưa được khai tử trong môi trường sư phạm nước ta. Giáo dục theo kiểu nhồi nhét đang dần giết chết sự sáng tạo của tuối trẻ, biến học sinh trở thành những robot. Và không ít học sinh không chịu nổi áp lực nhồi nhét đã bị sang chấn tâm lý, rơi vào trầm cảm, sợ hãi... có học sinh đã tìm đến cái chết.
TS tâm lý Đinh Phương Duy ở TPHCM nhận định: "Cha mẹ và thầy cô nhiều khi vẫn còn quen với lối giáo dục áp đặt. Ở trường thầy la, về nhà bố mắng, cộng với thần kinh không vững vàng sẽ khiến các em cảm thấy như rơi vào tình cảnh không lối thoát, không ai hiểu, thông cảm và chia sẻ, từ đó dẫn đến những ý nghĩ tiêu cực. Đó là hệ quả của áp lực học tập quá nặng nề, của phương pháp giáo dục không phù hợp của gia đình và thầy cô. Người lớn không tin, không gần gũi, không hiểu được tâm trạng sẽ rất dễ làm cho các em bị tổn thương và mất niềm tin".
Mọi chuyện... vẫn còn chưa muộn nếu các thầy cô và phụ huynh cùng tỉnh táo trong cuộc đua thi cử. Xin đừng để sau mỗi kỳ thi của một năm học lại có những câu chuyện đau lòng, khiến bậc làm cha, làm mẹ, thầy cô... phải thốt lên: Đau quá, giá như...
Theo Linh Trần
Lao Động
Sinh viên Việt Nam đoạt giải thưởng cao tại Úc Sinh viên RMIT Việt nam đã đoạt được hai trong số những giải thưởng chính tại cuộc thi Lập kế hoạch kinh doanh của RMIT năm 2012. Đây là một trong những cuộc thi về kinh doanh lớn nhất được tổ chức tại Úc dành cho các sinh viên đang học đại học và cao học tại tất cả các cơ sở của...