Học tập ngoại khóa: Tiềm ẩn nguy cơ tai nạn
Tháng 11 và tháng 3 hằng năm, các trường học Hà Nội thường tổ chức hoạt động học tập ngoại khóa cho học sinh như đi dã ngoại, trải nghiệm, nhằm tạo niềm vui, sự hưng phấn cho các em trong học tập.
Tuy vậy, nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra từ những chuyến dã ngoại khiến nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng.
Một chuyến dã ngoại của học sinh Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội). Ảnh mang tính minh họa
Nhiều tai nạn không lường trước
Theo ông Phạm Ngọc Tuấn – Trưởng phòng Chính trị tư tưởng (Sở GD&ĐT Hà Nội), việc tổ chức hoạt động ngoại khóacho học sinh là nội dung nằm trong chương trình giáo dục, được khuyến khích. Nhiều trường học đã thực hiện việc này khá hiệu quả, tạo cho học sinh môi trường học tập mở, chứ không chỉ gói gọn trong lớp học.
Tuy nhiên, việc tổ chức cho học sinh tham gia học ngoại khóa ngoài nhà trường cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ và thực tế đã xảy ra một số tai nạn thương tâm. Trong chuyến dã ngoại của Trường THCS Xuân La (quận Tây Hồ) tổ chức vào ngày 5/4/2018, khi đoàn học sinh đang di chuyển từ Thủy điện Hòa Bình về thác Thăng Thiên, một học sinh bất ngờ bị ngã, dù đã được cấp cứu kịp thời nhưng không qua khỏi.
Một phụ huynh học sinh cho biết: Hằng năm, các trường đều tổ chức cho học sinh đi dã ngoại, mỗi lần có tới hàng nghìn học sinh tham gia. Trong những chuyến đi cùng con, chị đã chứng kiến không ít trẻ chạy nhảy cạnh hồ nước hay tự ý trèo lên cao trượt xuống, có thể ngã bất cứ lúc nào. Trong khi đó, thầy cô và hướng dẫn viên không thể quản lý và bao quát hết mọi trẻ.
Cách đây không lâu, một học sinh lớp 9, Trường THCS Giáp Bát (quận Hoàng Mai) đã chết đuối sau khi cùng bạn tắm tại khe suối thuộc khu du lịch sinh thái Tây Thiên (tỉnh Vĩnh Phúc). Trước đó, 3 học sinh lớp 6 Trường THCS oàn Thị iểm (quận Nam Từ Liêm) đã thiệt mạng khi tham quan tại khu du lịch Thiên Sơn – Suối Ngà (huyện Ba Vì) khiến dư luận bàng hoàng.
Sau những vụ việc này, nhiều phụ huynh tỏ ra lo lắng, bất an mỗi lần nhận được thông báo của nhà trường về việc tổ chức các chuyến dã ngoại.
Video đang HOT
Ảnh minh họa/ INT
Ngăn chặn rủi ro trong các chuyến đi
Để tránh xảy ra sự cố, vào dịp đầu năm học, Sở GD&ĐT Hà Nội đều có văn bản nhắc nhở các Phòng GD&ĐT, nhà trường tăng cường công tác bảo đảm an toàn khi tổ chức cho học sinh học ngoại khóa. Căn cứ điều kiện thực tế, mỗi đơn vị đã cụ thể hóa các yêu cầu của Sở GD&ĐT, với quyết tâm ngăn chặn các nguy cơ rủi ro cho học sinh trong những chuyến đi.
Ông Lê Hồng Vũ – Trưởng phòng GD&ĐT quận Tây Hồ cho biết: Rút kinh nghiệm sự việc một học sinh tử vong vào tháng 4/2018, ngành GD-ĐT quận đã xây dựng quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa rất chặt chẽ. Danh sách các đơn vị phối hợp với các nhà trường đều phải được UBND quận thẩm định.
Các nhà trường phải xây dựng kế hoạch, thể hiện rõ lịch trình, phân công nhiệm vụ, có sự tham gia của phụ huynh, cán bộ y tế và quy mô không quá 1.000 học sinh. Nhà trường chỉ được triển khai khi kế hoạch đã được Phòng GD&ĐT quận thẩm định và UBND quận phê duyệt.
Nhằm hạn chế tối đa tai nạn thương tích cho học sinh, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có văn bản gửi các phòng GD&ĐT, nhà trường yêu cầu tăng cường công tác bảo đảm an ninh, an toàn trường học, trong đó có việc tổ chức học ngoại khóa.
Ngoài các yêu cầu chung, năm học 2019 – 2020, khi lựa chọn địa điểm tổ chức học ngoại khóa, nhà trường phải lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín, quan tâm đến chất lượng xe đưa – đón và ý thức, trách nhiệm của lái xe. Các nhà trường phải dành ít nhất 1 buổi tập huấn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên về kỹ năng ứng xử và các biện pháp sơ cứu, ngăn ngừa tối đa các nguy cơ mất an toàn cho học sinh.
Vân Anh
Theo GDTĐ
Giúp học sinh trải nghiệm, sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới
'Chúng tôi sẽ nghiên cứu, phối hợp với các ban ngành liên quan để tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới cho các em thiếu nhi, học sinh...'.
Học sinh tham gia các hoạt động kỹ năng do Thành đoàn TP.HCM tổ chức - Lê Thanh
Chị Phan Thị Thanh Phương, Phó bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội TP.HCM đã chia sẻ như thế tại Hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào thiếu nhi thành phố năm học 2018-2019 và triển khai kế hoạch năm học 2019-2020, do Thành đoàn, Hội đồng Đội TP.HCM tổ chức, diễn ra vào ngày 22.8.
Tạo điều kiện để thiếu nhi phát triển toàn diện
Theo chị Thanh Phương, Hội đồng Đội cũng sẽ phối hợp Nhà thiếu nhi TP.HCM tiếp tục thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát huy năng khiếu, hoạt động vui chơi, giải trí dành cho thiếu nhi thông qua các lớp năng khiếu, câu lạc bộ đội nhóm nghệ thuật, khoa học kỹ thuật, khéo tay...
Chị Phan Thị Thanh Phương, Phó bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội TP.HCM phát biểu tại hội nghị - Lê Thanh
"Hoạt động trại dã ngoại, hành trình trải nghiệm thực tế, chương trình rèn luyện kỹ năng thực hành xã hội được Nhà thiếu nhi TP.HCM đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện cho trẻ em. Nơi đây cũng tiếp tục hoàn thiện và thống nhất chương trình giảng dạy các lớp năng khiếu trong hoạt động đào tạo tại các nhà thiếu nhi quận, huyện sao cho đáp ứng nhu cầu học tập, phát triển kỹ năng cho thiếu nhi ở từng địa phương", chị Thanh Phương khẳng định.
Thiếu nhi tham gia các hoạt động sân chơi do Thành đoàn TP.HCM tổ chức - Lê Thanh
Nhiều giải pháp cụ thể giúp học sinh
Nói về giải pháp triển khai thực hiện phong trào "Nói lời hay, làm việc tốt" trên địa bàn Q.9 trong năm học 2018 - 2019, chị Trần Thúy Hằng, Phó bí thư Quận đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Q.9 (TP.HCM), cho biết: "Trong năm học 2018 - 2019, trên địa bàn quận có 31 trường tiểu học, THCS với 29.597 học sinh. Đây là năm đầu tiên triển khai chương trình công tác đội và phong trào thiếu nhi giai đoạn 2018 - 2022 với nhiều hoạt động ý nghĩa, đặc biệt là phong trào "Nói lời hay, làm việc tốt", phong trào "Đọc và làm theo báo Đội"... đã tạo môi trường để giáo dục, định hướng cho đội viên, học sinh từ những việc làm cụ thể, đơn giản góp phần xây dựng văn hóa ứng xử của đội viên, học sinh...".
Học sinh tham gia thảo luận nhóm do Hội đồng Đội TP.HCM tổ chức - Lê Thanh
Những giải pháp cụ thể mà theo chị Thúy Hằng, đó là: "Hội đồng Đội đã triển khai các nhóm việc tốt ở trường, đi đường, ở nhà thành 3 bài thơ, mỗi bài thơ có 5 câu thơ dễ hiểu và dễ thuộc để việc tiếp cận với đội viên, học sinh được dễ dàng hơn; từ đó, đội viên, học sinh thực hiện theo. Bên cạnh việc xây dựng những nội dung và hướng dẫn các liên đội trong việc triển khai phong trào, Hội đồng Đội Q.9 còn thiết kế sản phẩm tuyên truyền cho phong trào 5 việc tốt - Sổ tay việc tốt. Sổ tay việc tốt được thiết kế với những hình ảnh vui tươi, sinh động, minh họa cho những nội dung của phong trào 5 việc tốt, giúp các em đội viên, học sinh, đặc biệt là các em học sinh tiểu học được hình dung rõ nét hơn...", chị Hằng thông tin".
Xây dựng nguồn nhân lực phụ trách Đội vững kiến thức, giỏi kỹ năng
Chia sẻ về giải pháp "Nâng cao chất lượng đội ngũ phụ trách chi Đội thông qua chuỗi chương trình tập huấn chuyên đề tại Liên đội" tại nhiều địa phương, chị Hoàng Thu Nam, Phó bí thư Quận đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Q.4 (TP.HCM), cho rằng: "Chương trình tập huấn tạo môi trường giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm trong đội ngũ phụ trách. Qua đó, xây dựng nguồn nhân lực phụ trách chi Đội vững kiến thức - giỏi kỹ năng đáp ứng được nhu cầu, đòi hỏi của nhiệm vụ công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong tình hình mới".
Chị Hoàng Thu Nam, Phó bí thư Quận đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Q.4 chia sẻ các giải pháp, cách làm cụ thể đã được triển khai - Lê Thanh
Cụ thể, chị Thu Nam nói: "Các phụ trách chi Đội đã hiểu biết thêm về cách sinh hoạt chi Đội của mình, hiểu thêm vai trò của Tổng phụ trách, sự cần thiết trong việc phụ trách chi Đội. Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm cũng biết thêm thông tin về chi Đội, từ đó có sự sắp xếp, lập kế hoạch cho các hoạt động của lớp một cách phù hợp...".
Học sinh tham gia thảo luận tại Kỳ họp Hội đồng trẻ em năm học 2018-2019, do Hội đồng Đội TP.HCM tổ chức - Lê Thanh
Chia sẻ về kế hoạch công tác đội và phong trào thiếu nhi thành phố năm học 2019-2020, chị Phan Thị Thanh Phương, nhấn mạnh: "Chúng tôi sẽ nghiên cứu, phối hợp với các ban ngành liên quan để tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới giúp các em thiếu nhi, học sinh; chú trọng công tác tuyên truyền pháp luật và kỹ năng thực hành xã hội cho phụ huynh và trẻ em về Luật Trẻ em. Đặc biệt, Hội Đồng đội TP.HCM sẽ đẩy mạnh công tác tham mưu, phối hợp trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn, bị xâm hại, bạo hành".
Theo thanhnien
Dạy kỹ năng cho trẻ: Tự phát, không kiểm soát Sự việc 3 trẻ mầm non ở Hà Nam bị bỏng nặng trong giờ học kỹ năng là bài học đau xót đối với những cơ sở giáo dục không tuân thủ quy định về đảm bảo an toàn cho trẻ. Theo các nhà quản lý giáo dục và chuyên gia, hiện nay giáo viên không được tập huấn nhưng vẫn dạy kỹ...