Học sử và Sử học nước nhà

Theo dõi VGT trên

Mấy ngày giữa tháng 11 năm 2015, trên các phương tiện truyền thông, rộ lên cuộc tranh luận ‘một mất một còn’ giũa các nhà sử học và các nhà quản lý thuộc Bộ Giáo Dục- Đào Tạo (GD- ĐT).

Một bên muốn tích hợp môn Lịch Sử vào môn Công dân với Tổ quốc ở cấp Tiểu học và cấp Phổ Thông Cơ Sở (PTCS), còn ở cấp Phổ Thông Trung Học ( PHTH ),

Lịch Sử là môn học tự chọn. Một bên lại cho rằng chủ trương tích hợp môn Lịch Sử với các môn học khác là không có cơ sở khoa học và nguy hiểm nhất là hạ thấp vai trò của Lịch Sử với tư cách một môn khoa học cơ bản, thậm chí làm “biến mất” môn Lịch Sử và việc để môn Lịch Sử là tự chọn ở cấp PTTH là cực kỳ nguy hiểm trong “công cuộc trồng người”.

Học sử và Sử học nước nhà - Hình 1

PGS TS Phạm Đức Thành, cựu sinh viên lớp Sử 13 (1968 – 1972) Đại học Tổng hợp Hà Nội (cũ), nguyện Viện trưởng Viện nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, nay 80 tuổ.i.

Vấn đề này không chỉ sôi động trên các báo, đài, căng thẳng tại các cuộc hội thảo khoa học do Hội Sử học tổ chức mà còn len vào tận chốn Nghị trường thâm nghiêm. Một số Nghị sĩ Quốc Hội đã chất vấn ông Bộ Trưởng Bộ GD-ĐT về chủ trương tích hợp môn Lịch Sử với các môn khác và việc quy định Lịch Sử là môn học tự chọn ở cấp PTTH. Các vị đều cho rằng chủ trương tích hợp và tự chọn đó là sai lầm và nguy hại nhất là sẽ làm cho thế hệ trẻ Việt Nam không còn nghe lời dạy của Cụ Hồ nữa ” Dân ta phải biết sử ta / cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Đã không hiểu biết tỏ tường Lịch Sử nước nhà thì làm sao có được tấm lòng với dân tộc để mà yêu nước / căm thù giặc / chiến đấu dũng cảm / lạc quan tin tưởng.

Tôi chưa bao giờ nhận mình là nhà sử học mặc dù tôi đã từng là sinh viên khoa Lịch Sử thuộc trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội! Và cũng đã làm được một số việc liên quan đến ngành học .Quả thực là người làm sử thì nhiều nhưng đề trở thành nhà sử học thực sự thì không hề giản đơn, muốn là được !.

Có bạn hỏi tôi tại sao học Lịch Sử; ra trường lại làm việc ở cơ quan chuyên nghiên cứu về Lịch sử, Văn hóa các nước Đông Nam Á mà lại không nhận mình là nhà sử học? Thậm chí đến nay tôi vẫn chưa dám tham gia vào Hội Sử học và Hội Đông Nam Á học !

Lý do là thế này. Ngay khi còn là anh sinh viên năm thứ nhất “chân ướt chân ráo” nơi sơ tán và chưa hề có chút cảm tình nào với môn học mà mình chưa biết tương lai sẽ ra sao, dù thầy Phan Hữu Dật, ngày đó, khuyên bảo ” Các em cứ ăn đi rồi sẽ thấy ngon”! thì thầy Kiều Xuân Bá, Phó chủ nhiệm khoa lại nói thẳng không úp mở: Học Lịch Sử là để làm tuyên huấn! Thú thực ngày đó, tôi chưa hiểu làm tuyên huấn là làm những gì? Thôi thì sau những năm tháng trong quân ngũ nay trở về được đi học và sẽ có cái bằng Đại học, có nghề kiếm sống là được rồi! Vậy là tôi yên tâm học hành chăm chỉ (Năm thứ hai, tôi và anh Nguyễn Văn Phú được bằng khen học giỏi của nhà trường do GS Ngụy Như KonTum ký.)

Video đang HOT

Sau bốn năm, tốt nghiệp ra trường, tôi mới hiểu rõ hơn về cái nghề làm tuyên huấn. Hầu hết các bạn cùng lớp đều được phân công về làm việc tại Thông Tấn Xã Việt Nam, Đài Tiếng Nói Việt Nam, Báo Nhân Dân, một số cơ quan báo, tạp chí và ở một số sở văn hóa các tỉnh… Đó chính là những cơ quan làm công tác Tuyên Huấn của nhà nước. Và các bạn đó đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, thậm chí có bạn đã hy sinh trong công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Chỉ một số ít, trong dó có tôi được về công tác tại Viện Sử học rồi Ban Đông Nam Á (tiề.n thân của Viện Đông Nam Á) thuộc Ủy Ban Khoa học Xã hội Việt Nam ( nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam ). Tôi làm việc ở đây cho đến ngày nghỉ hưu.

Như vậy rõ ràng rằng khoa Lịch Sử ngày ấy chỉ nhằm đào tạo những người làm công tác Tuyên Huấn (Có thể do yêu cầu của cuộc chiến tranh đang diễn ra ác liệt ). Đã đào tạo làm Tuyên Huấn thì nội dung cũng như phương pháp giảng dạy sẽ mang đậm chất Tuyên huấn. Chúng tôi được học phần Đại cương, rồi thông sử trong hai năm đầu; hai năm cuối được học theo chuyên ban. Nội dung bài giảng của các thày cô tập trung nhiều vào giai đoạn cận hiện đại. Ban Khảo cổ, Dân tộc và Cổ Trung đại chiếm tỷ lệ nhỏ trong số hơn100 con người cùng lớp.

Chúng tôi được học đấu tranh giai cấp làm sợi chỉ đó xuyên suốt lịch sử nhân loại và của mỗi dân tộc. Trên nền tảng đó, về Lịch Sử Việt Nam, chúng tôi học chủ yếu các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, và nhất là học về sức mạnh của người nông dân trong các cuộc đấu tranh chống phong kiến đế quốc qua các thời kỳ, giai đoạn lịch sử. Mọi nhìn nhận, đán.h giá các triều đại cũng từ góc nhìn đấu tranh giai cấp. Phong kiến là xấu xa. Nông dân nổi dậy chống phong kiến là tốt đẹp. Những triều đại như nhà Nguyễn có rất nhiều đóng góp cho lịch sử, văn hóa Việt Nam đều bị phủ nhận… Và thiếu nhất là những vấn đề của lịch sử như “quá trình cầm gươm đi mở cõi” của ông cha ta thì lý giải lờ mờ và nhiều vùng đất từ miền Nam Trung bộ trở vào, nhất là vùng đất Nam bộ hầu như không được đề cập đến! Những gì mà những kẻ xâm lược (người Pháp) khách quan mang lại cho quá trình tiếp biến văn hóa, hình thành văn hóa dân tộc và trong chừng mực nhất định cho cả sự phát triển đất nước cũng đều bị loại bỏ, phủ nhận!

Về lịch sử thế giới, sau một số tiết học về một số nền văn minh cổ như Ai Cập cổ đại, Lưỡng Hà cổ đại…chúng tôi tập trung học nhiều về những cuộc đấu tranh giai cấp tiêu biểu như công xã Pari, chiến tranh nông dân Đức, Cách mạng Tân Hợi (Trung Quốc ) và có lẽ nhiều nhất vẫn là Cách Mạng Tháng Mười Nga… Khiến cho người học hiểu về bức tranh Lịch Sử Thế giới không hoàn thiện !

Tôi không muốn nói nhiều về những gì mình đã học được một cách lỗ mỗ trong bốn năm ấy về Lịch Sử Thế giới và Việt Nam nữa (cũng có thể do hoàn cảnh chiến tranh, phải sơ tán nơi núi rừng nên chúng tôi chỉ được học có vậy), tôi chỉ xin phép sử dụng lại ý kiến của anh bạn trẻ Nguyễn Quốc Vương, Nghiên cứu sinh ngành giáo dục lịch sử ở Đại học Kanazawa ( Nhật Bản ) để nói về thực trạng của nền sử học nước nhà ” …Lịch sử Việt Nam đã bị tách ra khỏi dòng chảy của lịch sử thế giới khá lâu.”( Trích báo Thanh niên ngày 22/11/2015 ). Chắc sẽ có bạn không đồng tình với ý kiến này !

Tôi thấy ý kiến của anh bạn trẻ đó có nhiều điều cần phải suy ngẫm !Đúng là để có thể là một môn học bắt buộc hay tự chọn, trước hết Lịch Sử của Việt Nam phải trở thành một ngành khoa học thực sự. Chúng ta có thể “ sáng tạo” ra những nhân vật, sự kiện để làm lợi cho cách mạng ! Nhưng không được biến “chúng” thành lịch sử.

Lịch Sử của một dân tộc phải là lịch sử từ sơ khai, hình thành, từng bước tồn tại phát triển cho đến tận ngày nay. Phải là lịch sử của các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam từ Mục Nam quan đến mũi Cà Mau. Bức tranh lịch sử phải đầy đủ các thời kỳ, các giai đoạn lịch sử, không quá tập trung vào lịch sử cận hiện đại. Tôi còn nhớ mãi chuyên đề về Cải cách ruộng đất do một thầy giảng. Ôi tôi không thể thẩm thấu bài giảng đó được vì bản thân tôi đã từng chứng kiến quá trình diễn biến của cuộc “Cách mạng long trời lở đất” ấy với thân phận là con một gia đình địa chủ… Và khi viết về giai đoạn đấu tranh cách mạng cần khách quan, trung thực hơn, không giấu đi những ngày tháng khó khăn, của cách mạng như sự thật về Tết Mậu Thân (1968), hay sự khốc liệt trong Chiến dịch Quảng Trị (1972), về cuộc chiến ở Campuchia và cả cuộc chiến ở biên giới phía Bắc từ tháng 2/ 1979 cho đến tận những năm cuối thập niên 80 thế kỷ trước… Rồi những số liệu thương vong chế.t chóc của quân ta, quân địch cũng cần rõ ràng, minh bạch, không né tránh những “vấn đề nhậy cảm”, “húy kị”. Hãy viết đúng những gì đã diễn ra trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Càng trung thực thì Lịch Sử càng hấp dẫn, càng được trân trọng.

Phải xuất phát từ lợi ích dân tộc, lấy cái khách quan, trung thực, minh bạch để nhìn nhận,viết về lịch sử. Bình luận, thêm bớt, thậm chí hư cấu là công việc của các nhà văn. Có lẽ cần phân biệt hai khái niệm: Nhà Sử học mà thực chất là nhà Chép sử và nhà Nghiên cứu lịch sử. Tôi đã xem một bộ phim chỉ nhớ tên phim là ” Người Đa Si”. Phim nước ngoài khá hay. Trong đó có trận chiến giũa hai viên tướng của hai thế lực thù địch đán.h nha.u quyết liệt. Nhà sử học luôn bên cạnh cuộc đấu kiếm để quan sát. Ông ta cứ nhẩy từ bên này sang bên kia để ghi chép một cách khách quan quá trình hai viên tướng đán.h nha.u. Tuy trận chiến diễn ra vô cùng ác liệt nhưng các đường kiếm vung lên đều né tránh không ché.m vào nhà sử học. Họ hiểu rằng ché.m chế.t nhà sử học thì còn ai ghi lại cuộc chiến của họ nữa !

Khi đã có một bộ lịch sử dân tộc được viết một cách khách quan, khoa học thì việc biên soạn giáo trình, sách giáo khoa cho các cấp học cũng sẽ khoa học, trung thực và hấp dẫn. Trung thực, khách quan, hấp dẫn chính là yếu tố quyết định lôi cuốn người học sử.

Tuy nhiên ở đây cũng cần phải thấy một sự thật khó phê phán trong hoàn cảnh hiện tại của Việt Nam. Từ lâu học sinh đã quay lưng lại với môn học Lịch Sử. Tại sao vậy? Một phần là lịch sử của ta chưa được viết hấp dẫn, chưa có nhiều phương thức để chuyển tải những nội dung hấp dẫn của lịch sử đến với mọi người .Nhưng phần quan trọng hơn có lẽ là tính thực dụng của dân ta. Dân ta nghèo! Muốn thoát nghèo phải đi học. Đã đi học thì phải tập trung vào những môn học có thể kiếm được nhiều tiề.n trong tương lại. Học sử, khoái sử, mê sử không thể kiếm được nhiều tiề.n. Do vậy, học sinh và cả các bậc phụ huynh đều muốn con cái của họ tập trung vào các môn học như toán, văn, ngoại ngữ hoặc các môn khoa học tự nhiên để sau này còn có thể thi đậu vào các trường Đại học dễ kiế.m tiề.n hơn. Chính vì thế các ngành Khoa học Xã hội nói chung và ngành Lịch Sử nói riêng, những năm qua, chỉ chiếm tỷ lệ thấp trong cái biển học sinh thi vào các trường Đại học. Mục tiêu đã như vậy thì học sinh từ Tiểu học, PTCS đến PTTH còn quan tâm đến học sử làm gì !Tôi cho rằng dù viết lại Lịch Sử thật khách quan, khoa học, giáo trình giảng dạy, sách giáo khoa có biên soạn lại cho hay, cho hấp dẫn đến mấy, các thày cô dậy sử có luyện ba tấc lưỡi để giảng cho thật lôi cuốn đi nữa mà vẫn còn nhận thức như vậy thì nhiều học sinh vẫn ủng hộ chủ trương của Bộ GD-ĐT là tích hợp môn lịch sử ở cấp tiểu học, PTCS và là môn học tự chọn ở cấp PTTH.

Vậy để có thể “dân ta phải biết sử ta” trước hết phải “đổi mới tư duy” trong nhận thức và viết lại lịch sử nước nhà. Bộ Quốc sử mà mọi người đang mong đợi phải là một bộ lịch sử hết sức khách quan và trung thực.Và phải là Bộ Sử của cả dân tộc Việt Nam (Quốc Sử). Làm như thế chính là tạo tiề.n đề lâu dài cho sự yêu thích thực sự Lịch Sử nước nhà của giới trẻ.

Ngày nay, với sự phát triển của rất nhiều ngành khoa học xã hội, nên việc đào tạo những người làm công tác báo chí, tuyên truyền, thậm chí làm lãnh đạo… không còn là độc quyền của ngành khoa học Lịch Sử nữa (Thời đó có người còn gọi khoa lịch sử là khoa ” Lãnh tụ”- đào tạo người làm lãnh đạo). Do vậy bên cạnh việc đào tạo một lượng sinh viên ngành sử vừa đủ nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu lịch sử ,viết sử thì nên có chiến lược đào tạo thật bài bản một số em học sinh yêu thích thực sự với môn học Lịch Sử như nhiều nước trên thế giới đã làm. Chính những em sinh viên có tấm lòng, yêu mến, say mê Lịch Sử thực sự đó sẽ trở thành những nhà sử học chân chính của nước Việt trong tương lai.

P.Đ.T

(Bài đăng trên sách MỘT THỜI ĐỂ NHỚ (Tập 2) do NXB Thông tấn ấn hành cuối năm 2022)

Truyền lửa đam mê môn Lịch sử cho học sinh

Bằng tình yêu đối với môn Lịch sử, thầy Lê Quang Dũng (sinh năm 1983, giáo viên Trường THCS Âu Cơ, TP.

Nha Trang) đã truyền lửa đam mê, thổi hồn vào những con số, sự kiện để khơi gợi cảm hứng cho học sinh (HS) đối với môn học này. Nhiều đội tuyển môn Lịch sử lớp 9 của trường tham dự các kỳ thi HS giỏi cấp thành phố, cấp tỉnh do thầy bồi dưỡng đều đạt giải cao.

Truyền lửa đam mê môn Lịch sử cho học sinh - Hình 1

Tạo hứng thú trong học tập

Thầy Dũng cho biết, khối lượng kiến thức trong sách giáo khoa gồm cả lịch sử Việt Nam và thế giới, từ cổ đại đến hiện đại khá lớn. Việc phải ghi nhớ một cách máy móc quá nhiều sự kiện, nhân vật lịch sử khiến HS ít có hứng thú với môn học này. Vì vậy, thầy đã trăn trở tìm cách thay đổi phương pháp giảng dạy để tạo sự cuốn hút cho HS.

Truyền lửa đam mê môn Lịch sử cho học sinh - Hình 1

Một tiết dạy của thầy Dũng.

Bài học "Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954)" trong chương trình lớp 9 được thầy Dũng mở đầu bằng việc dẫn dắt khéo léo các kiến thức liên môn về vùng Tây Bắc, về những tấm gương anh dũng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc, về chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy đã đi vào nhạc họa, thơ ca. Dõi theo lời thầy, các HS được mường tượng, được "sống", được rung động với từng sự kiện lịch sử hào hùng. Từ đó, những bài học nhân văn về lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc được tiếp nhận một cách tự nhiên và thấm thía.

Đây chỉ là một trong số nhiều bài học được thầy Dũng xây dựng tình huống khởi động nhằm kích thích sự chú ý, tính tò mò của HS. Để có những giờ lên lớp như thế, thầy đã soạn bài rất kỹ, từ việc sưu tầm tài liệu trên sách, báo, các phương tiện thông tin đại chúng. Đôi khi, thầy sử dụng các mẩu chuyện lịch sử, khi tổ chức các trò chơi học tập, như: Điền sơ đồ trống, giải ô chữ lịch sử, giải mật mã lịch sử, theo dòng lịch sử, thi tìm hiểu các sự kiện, nhân vật, địa danh lịch sử... Các tư liệu được thầy nghiên cứu, sưu tầm, sắp xếp logic, liên hệ thực tế và rút ra bài học, kết hợp với các phương tiện dạy học hiện đại và tích hợp những kiến thức liên môn giúp cho các bài giảng thêm sinh động. HS thi nhau phán đoán, suy luận, phát triển tư duy độc lập, không khí lớp học vì thế trở nên sôi nổi, khơi gợi những cảm xúc hào hứng cho HS. Em Nguyễn Hoàng Bảo Châu, lớp 7/3 Trường THCS Âu Cơ chia sẻ: "Em vốn không thích môn Lịch sử vì khô khan và có nhiều sự kiện, nhưng khi được học thầy Dũng, em ngày càng yêu thích môn học này. Thầy giảng chi tiết và dễ hiểu. Khi tới tiết dạy của thầy, em luôn thấy thầy tràn đầy năng lượng dù đó là tiết cuối cùng trong ngày". Sáng kiến "Một số biện pháp tạo hứng thú học tập lịch sử cho HS lớp 9 theo hướng nâng cao hiệu quả bài học ở trường THCS" của thầy đã được áp dụng hiệu quả không chỉ tại Trường THCS Âu Cơ, mà còn được nhân rộng tại Trường THCS Cao Bá Quát, THCS Trần Nhật Duật (Nha Trang), THCS Trần Quốc Toản, THCS Nguyễn Trung Trực (thị xã Ninh Hòa).

Tích cực bồi dưỡng học sinh giỏi

Thầy Lê Quang Dũng nhiều năm liền được Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Nha Trang cử tham gia bồi dưỡng đội tuyển môn Lịch sử lớp 9 của thành phố dự thi HS giỏi cấp tỉnh. Năm học 2020 - 2021, HS do thầy bồi dưỡng đạt 2 giải nhì, 5 giải ba, 5 giải khuyến khích, trong đó có một HS Trường THCS Âu Cơ đạt giải nhì cấp tỉnh. Năm học 2022-2023, có 5 HS của trường đạt giải HS giỏi môn Lịch sử cấp thành phố, 2 HS được Phòng Giáo dục và Đào tạo chọn tham gia bồi dưỡng chuẩn bị cho kỳ thi cấp tỉnh. Ngoài ra, thầy đã 3 lần đạt danh hiệu giáo viên THCS dạy giỏi môn Lịch sử cấp thành phố, 1 lần đạt cấp tỉnh, 5 lần được Chủ tịch UBND TP. Nha Trang công nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở và 2 lần được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo dục và đào tạo.

Ngoài đam mê môn Lịch sử, thầy Dũng còn là giáo viên đi đầu trong phong trào nghiên cứu khoa học của trường. Thầy đã hướng dẫn HS thực hiện nhiều dự án dự thi khoa học - kỹ thuật các cấp, trong đó có dự án "Các giải pháp thúc đẩy văn hóa đọc sách cho HS THCS thời đại 4.0" do Hội Liên hiệp Khoa học kỹ thuật tỉnh tổ chức, đạt giải tư; dự án "Bộ truyện tranh tuyên truyền bảo vệ môi trường" đạt giải ba cấp thành phố và giải tư cấp tỉnh; dự án "Mô hình hệ thống hồ cá cảnh lọc vách ngoài trời" thuộc lĩnh vực kỹ thuật môi trường đạt giải nhì cấp trường, giải tư cấp thành phố. Hàng năm, thầy nhiệt tình tham gia cuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử E-learning do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

Thầy Võ Tấn Hoàng - Hiệu trưởng Trường THCS Âu Cơ đán.h giá, thầy Dũng nhiệt huyết với nghề, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, nhiều tìm tòi, đổi mới, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy, bồi dưỡng HS giỏi, góp phần vào phong trào thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học" của nhà trường. Bên cạnh đó, thầy cũng tham gia tích cực các phong trào, hoạt động của trường, được HS yêu mến, đồng nghiệp tín nhiệm.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bà Phương Hằng hát nhạc không xin phép liền bị Chế Linh gọi tên, phán 1 câu sốc
14:33:16 05/10/2024
Anh Thới: vét 32 triệu cho mầm non Làng Nủ, 'Học thay cho con chú nhé'!
14:57:12 05/10/2024
Sân khấu Kịch mà Minh Dự đang diễn lên tiếng, Phan Đạt bị soi ngược?
13:43:25 05/10/2024
Cặp đôi đóng chị em trên phim nhưng yêu nhau ngoài đời, nhà gái là ngọc nữ màn ảnh hack tuổ.i cực đỉnh
13:31:35 05/10/2024
Nữ diễn viên Vbiz chính thức tổ chức lễ ăn hỏi với chồng doanh nhân vào sáng nay!
13:38:44 05/10/2024
Cát Phượng bất ngờ thông báo mắc 2 bệnh nguy hiểm, Kiều Minh Tuấn sốt ruột
13:24:57 05/10/2024
Negav lộ gia thế khủng, cỡ nào mà tự tin bỏ học, phát ngôn ngổ ngáo phải xin lỗi
14:23:35 05/10/2024
Chồng trẻ cô dâu Thu Sao đăng đàn bất ổn, phản ứng bất ngờ việc lấy thêm vợ
14:35:21 05/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Phản ứng mỉ.a ma.i của Nistelrooy khi bị trọng tài rút thẻ vàng nhận 'mưa lời khen'

Sao thể thao

18:34:28 05/10/2024
Ruud van Nistelrooy phản ứng sau khi anh bị trọng tài phạt thẻ trong trận đấu điên rồ hòa 3-3 giữa Manchester United và Porto tại Europa League.

Vĩnh Long: Phạt chủ trại hòm 15 triệu đồng vì xúc phạm trụ trì

Netizen

18:26:55 05/10/2024
Cho rằng trụ trì chùa ở Vĩnh Long bắt tay với một trại hòm khác kinh doanh hưởng hoa hồng, ông L.H.N đến chùa livestream và bị công an mời làm việc.

Thắp sáng ngọn đèn tri thức

Thế giới

18:21:51 05/10/2024
Già hóa đội ngũ giáo viên cũng là bài toán khó ở một số quốc gia như Bulgaria, Estonia, Latvia,... nơi hơn 50% số giáo viên trung học cơ sở đã trên 50 tuổ.i.

Á hậu Kim Duyên đọ sắc cùng Miss Universe 2021

Sao việt

18:21:38 05/10/2024
Sánh đôi cùng Hoa hậu Hoàn vũ 2021 - Harnaaz Sandhu, Á hậu Siêu quốc gia 2022 - Kim Duyên dành trọn tâm huyết và niềm tin vào sự thành công của Miss Cosmo 2024.

Thực đơn 3 món hao cơm dễ nấu trong mùa thu, có món dưỡng ẩm bổ phổi lại giúp tiêu hóa tốt

Ẩm thực

17:21:32 05/10/2024
Cùng khám phá và thực hiện thực đơn này để mang đến những bữa cơm thu thú vị, bổ dưỡng cho gia đình và bạn bè ngay thôi nào!

Thiên Sứ Tội Lỗi lại gây phẫn nộ vì tình tiết dung tục, Baifern Pimchanok sao nhận phim rẻ tiề.n thế này?

Phim châu á

17:12:20 05/10/2024
Cách xây dựng tâm lý nữ chính ngày càng biến chất vấp phải sự lên án dữ dội từ khán giả. Không chỉ riêng nhân vật, mà Baifern Pimchanok - nữ diễn viên đóng vai này ngày càng khiến khán giả chán ghét.

Quế Anh 'bẽ mặt' vì skill mượt của thiếu nữ, đối thủ được Mr. Nawat ưng bụng?

Đẹp

17:06:35 05/10/2024
Mới đây, bàn tiệc chiêu đãi Top 10 Pre-Arrival chính thức được tổ chức. Danh sách người đẹp ăn tối cùng chủ tịch Miss Grand International bao gồm: Myanmar, Indonesia, Cambodia, Philippines, Thailand, India, Spain, Paraguay và Mexico, Vi...

"Có hàng triệu views trên YouTube mà không bán vé được thì người nghệ sĩ đó chưa thực sự có sức hút"

Nhạc việt

16:57:49 05/10/2024
Gần đây, trong buổi talkshow THIÊN THANKS - series talkshow của nam ca sĩ Quốc Thiên, ca sĩ gạo cội Bằng Kiều đã gây chú ý khi phát biểu về khái niệm sức hút thật sự của nghệ sĩ.