Học sinh vùng cao Nghệ An ấm áp trong giá rét, sương mù
Những ngày giá rét, nhiệt độ tại vùng cao Nghệ An xuống thấp, xuất hiện sương mù. Vì vậy, các trường học nơi đây, đặc biệt là điểm lẻ, thầy cô linh hoạt lịch học để đảm bảo sức khỏe cho học sinh.
Giờ ra chơi của học sinh điểm trường Buộc Mú ( Trường Tiểu học Na Ngoi, Kỳ Sơn, Nghệ An)
Điểm trường Huồi Mới, Trường Tiểu học Tri Lễ 4 (huyện Quế Phong, Nghệ An) năm nay đã có 5 phòng học bằng nhà xây kiên cố, kín đáo thay cho phòng lắp ghép. Vì vậy, mùa đông này, các thầy và 86 em học sinh không phải lo lắng mỗi khi trời mưa hoặc gió rét lùa vào phòng học.
Tuy nhiên, khu vực này vẫn chưa có điện, phòng học không có bóng đèn chiếu sáng. Những ngày trời sương mù nặng, thầy trò phải chờ cho sương tan bớt, có đủ ánh sáng mới bắt đầu dạy học. Thầy Thò Bá Sinh – Phó hiệu trưởng, phụ trách điểm trường Huồi Mới cho biết: “Chúng tôi cũng linh hoạt lịch dạy học tùy theo thời tiết. Nhưng hôm rét đậm, hoặc sương mù dày đặc, có thể vào học muộn hơn, thậm chí 8 rưỡi – 9h mới bắt đầu. Buổi chiều chúng tôi cho các em vào lớp sớm hơn để ra về sớm khỏi tối, lạnh”.
Học sinh Trường Tiểu học Keng Đu (Nghệ An) được tặng đồng phục áo ấm mới.
Trong khi đó, tại điểm bản Huồi Pốc, Trường Mầm non Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn, các cô đặc biệt quan tâm đến bữa ăn bán trú cho trẻ. Do ở địa hình cao, nơi đây không điện, không chợ, không sóng điện thoại, khan hiếm nước. Vì vậy, việc tổ chức bán trú theo hình thức dân nuôi. Trẻ mang cặp lồng cơm đến lớp. Gần đến bữa ăn, cô giáo sẽ nấu thêm thức ăn và canh nóng cho các con. Ngoài ra, dịp giá rét này, các cô cũng nấu nước rót vào phích để đảm bảo trẻ có nước ấm uống cả ngày.
Trẻ tại điểm bản Huồi Pốc (Mầm non Nậm Cắn, Kỳ Sơn, Nghệ An) vui mừng nhận áo ấm và thảm xốp lát nền lớp học.
Video đang HOT
Cô Phạm Thị Thanh Trâm – Hiệu trưởng nhà trường cho hay, hiện nhiệt độ tại Nậm Cắn xuống thấp khoảng 16 – 17 độ, nhưng chưa xuất hiện băng giá. Trường có 5 điểm lẻ và 1 điểm chính. Thời gian qua, nhà trường kêu gọi và được nhiều đơn vị tặng cho trẻ quần áo ẩm, ủng đi mưa, tấm xốp lót dưới nền lớp học cho trẻ ngồi học, vui chơi không bị lạnh.
“Chúng tôi thường xuyên nhắc nhở phụ huynh mặc đủ ấm cho trẻ tới trường. Nhà trường cũng tùy tình hình thực tế mà cho trẻ vào lớp muộn, ra về sớm để đỡ lạnh. Nếu nhiệt độ xuống thấp dưới 10 độ chúng tôi sẽ thông báo về các bản cho trẻ nghỉ học theo quy định”, cô Trâm cho biết.
Học sinh Trường PT Dân tộc nội trú THCS Quỳ Châu, Nghệ An mang chăn ấm khi trời trở lạnh.
Năm học này, qua sự kết nối của Sở GD&ĐT Nghệ An, tất cả trường Phổ thông DTBT THCS trên địa bàn huyện Kỳ Sơn đều được hỗ trợ đầy đủ các vật dụng phục vụ sinh hoạt như: giường tầng, chăn đệm, dụng cụ bếp ăn, bình nóng lạnh, tủ ủ ấm thức ăn…
Ông Phan Văn Thiết – Trưởng Phòng GD&ĐT Kỳ Sơn cho biết, đây là sự hỗ trợ hết sức ý nghĩa, thiết thực, tuyệt vời cho thầy trò vùng cao. Đặc biệt vào mùa đông như thế này, các em đủ chăn đệm để ngủ, có nước ấm tắm và thức ăn nóng sốt. Các trường THCS cũng đã chia sẻ, chuyển những vật dụng sinh hoạt còn dư hỗ trợ cho trường tiểu học trên địa bàn.
Ngoài 19 trường PT DTBT THCS, thì Kỳ Sơn còn có 42 trường tiểu học có học sinh bán trú. Dù chưa được thành lập trường tiểu học bán trú, nhưng để chuẩn bị cho chương trình phổ thông mới, nâng cao hiệu quả dạy học, các trường này đã dồn học sinh lớp 3 – 5 từ điểm lẻ về điểm chính. Đồng thời cho các em ở bán trú tại trường từ thứ 2 đến thứ 6. Nhà trường huy động sự hỗ trợ của tổ chức, cá nhân tặng quần áo, chăn ấm, đồ dùng sinh hoạt cho các em.
Nỗi niềm giáo viên điểm trường lẻ của huyện vùng cao Nghệ An
Toàn tỉnh Nghệ An hiện có 1.082 điểm trường lẻ, nằm rải rác ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Các điểm trường chủ yếu được xây dựng bằng vật liệu sẵn có tại địa phương như gỗ, tre, nứa..., theo thời gian đang xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng việc dạy và học của giáo viên, học sinh.
Những ngày cuối tháng 8, các giáo viên Trường Mầm non Nậm Cắn phụ trách điểm trường lẻ Huồi Pốc xã Nậm Cắn (Kỳ Sơn) đã phải tất bật vượt núi vào bản chuẩn bị năm học mới. Ảnh: Thành Cường
Các giáo viên cắm bản hì hục vận chuyển đồ dùng và dụng cụ dạy học từ nhà văn hóa cộng đồng để lên trường sắp xếp lại. Do phòng học bị xuống cấp nên trước thời gian nghỉ hè, các giáo viên đã mang toàn bộ đồ dùng xuống đây gửi. Ảnh: Thành Cường
Bước vào năm học mới trong ngôi trường hơn 15 năm tuổi, các giáo viên điểm trường Huồi Pốc không giấu nổi lo âu. Trường được xây dựng bằng gỗ, mái lợp tôn từ năm 2004. Sau hơn 15 năm sử dụng, ngôi trường đã xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: Thành Cường
Các chân cột bị mối đục rỗng. Có chân cột bị mối ăn gần đứt, chỉ còn một ít gỗ mỏng manh liên kết với nhau. Vách tường thưng bằng gỗ cũng bị mục nát. Các vách ngăn chia lớp học bị bong tróc và mối mọt "hỏi thăm"... Ảnh: Thành Cường
Trần nhà cũng bị thủng lỗ chỗ. Để chắn gió, ngăn bùn đất tràn vào phòng học, nhà trường đã gia cố và thưng bạt lại, nhưng với tình trạng xuống cấp như hiện nay thì đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Ảnh: Thành Cường
"Năm học mới bắt đầu nhưng lớp học bị mối mọt ăn gần hết, không còn an toàn cho việc dạy và học của học sinh và giáo viên. Chỉ cần một trận mưa giông hay một cơn gió to là giáo viên phải cho học sinh nghỉ. Giáo viên lo ngay ngáy, không biết trường sẽ sụp đổ lúc nào", cô Phạm Thị Thanh Trâm - Hiệu trưởng Trường Mầm non Nậm Cắn cho biết. Ảnh: Thành Cường
Ngoài dãy nhà 3 lớp học, điểm trường mầm non Huồi Pốc còn một ngôi nhà bằng gỗ, thưng ván cho học sinh ăn bán trú. Nhưng hiện nay, ngôi nhà này đang được sử dụng vừa là phòng nghỉ cho giáo viên, vừa là nhà bếp, vừa làm phòng ăn bán trú... Cùng với dãy phòng học, ngôi nhà "nhiều trong một" này cũng đang xuống cấp. Ảnh: Thành Cường
Không riêng hai ngôi nhà chức năng, điểm trường Huồi Pốc nằm trên một con dốc đứng, tách biệt hoàn toàn với dân bản, nguồn nước sinh hoạt phải kéo ở nơi xa về. "Ngày mưa thường mất nước do sạt lở, hoặc nếu có thì nước cũng đục ngầu; ngày nắng thì nước lúc có lúc không. Mỗi lần giáo viên có việc xuống bản đều mang kèm theo can nhựa để xin nước về sử dụng", cô Lô Thị Thanh Hiền, Trưởng điểm lẻ Huồi Pốc cho biết. Ảnh: Thành Cường
"Hồi đầu năm 2020, một tổ chức thiện nguyện có tới khảo sát và đề nghị tài trợ 3 phòng học lắp ghép, tuy nhiên do dịch Covid-19 và một số vấn đề khác nên đang bị hoãn lại", Hiệu trưởng Trường Mầm non Nậm Cắn nói. Ảnh: Thành Cường
Không riêng Điểm trường Huồi Pốc - Trường Mầm non Nậm Cắn, toàn huyện Kỳ Sơn có 160 điểm trường lẻ, hầu hết đã xuống cấp, trong đó có ít nhất 60 điểm trường cần được sửa chữa ngay", ông Phan Văn Thiết - Trưởng Phòng Giáo dục huyện Kỳ Sơn cho biết. Ảnh: Thanh Cường
Trao đổi với GS.TS Thái Văn Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An, được biết: "Hiện nay, ngành đang huy động mọi nguồn lực, quan tâm đầu tư đảm bảo cơ sở vật chất theo hướng kiên cố hóa, đồng bộ, từng bước hiện đại. Sở GD&ĐT Nghệ An ký kết hợp tác với Đài VOH TP Hồ Chí Minh thực hiện Kế hoạch xóa hết nhà học tạm tại các điểm trường lẻ của huyện Kỳ Sơn giai đoạn 2019-2025. Đến nay đã triển khai và hoàn thành các điểm trường mầm non Nậm Càn, Tiểu học Na Ngoi 1, Tiểu học Na Ngoi 2 với tổng kinh phí trên 3,1 tỷ đồng, các điểm trường khác đang tiếp tục được triển khai".
Những người 'cõng chữ' lên non nơi miền Tây Nghệ An Hình ảnh thầy, cô giáo "cõng chữ" lên non cao mang một vẻ đẹp hết sức thiêng liêng. Song thực sự để có được một "bức tranh" đầy thơ nhạc ấy, những thầy, cô giáo đã trải qua nhiều nhọc nhằn, kham khổ. Và thực sự chỉ có những người giáo viên yêu nghề mới dám chịu, dám chấp nhận một cuộc sống...