Học sinh Vĩnh Long giành giải đặc biệt cuộc thi “khắc họa” về thầy cô
Tối 7/11, Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức lễ tổng kết và trao giải cuộc thi “Thầy cô trong mắt em”.
Cuộc thi được tổ chức với mục đích phát hiện, tuyên tuyền, tôn vinh và nhân rộng các tấm gương thầy cô giáo tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người, có ảnh hưởng tích cực, truyền cảm hứng cho học sinh, sinh viên; qua đó khơi dậy lòng yêu nghề của các nhà giáo, hướng tới xây dựng trường học hạnh phúc.
Cuộc thi “Thầy cô trong mắt em” thu hút đông đảo học sinh, sinh viên tham gia.
Từ tháng 11/2019, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam tổ chức phát động cuộc thi với sản phẩm là những clip ghi lại hình ảnh về thầy cô giáo có hành vi đẹp, ứng xử chuẩn mực, giàu lòng nhân ái, yêu thương học trò; có tác động và ảnh hưởng tích cực, tạo động lực, truyền cảm hứng cho học sinh, sinh viên.
Ông Vũ Minh Đức, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam chia sẻ tại buổi lễ.
Ông Vũ Minh Đức, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho biết, ngay từ khi cuộc thi được khởi động vào tháng 11/2019, ban tổ chức đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ và tham gia của các đơn vị, cơ sở giáo dục trong cả nước. Sau gần một năm triển khai, cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng rộng rãi ở 26 đơn vị gồm 19 tỉnh, thành và 7 trường đại học với tổng số gần 500 tác phẩm dự thi.
Qua 2 vòng sơ loại và chung khảo đã chọn được 11 tác phẩm có chất lượng để trao thưởng.
Video đang HOT
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh.
Phát biểu tại lễ trao giải, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh đánh giá cao sáng kiến của Công đoàn Giáo dục Việt Nam trong phát động, tổ chức cuộc thi.
Thứ trưởng bày tỏ mong muốn cuộc thi sẽ được nhân rộng hơn nữa trong thời gian tới, để lan tỏa những hình ảnh, những cử chỉ, những tấm lòng, sự hi sinh của các thầy cô giáo, thể hiện tấm lòng tri ân của học trò với các thầy cô.
Tại buổi lễ, ban tổ chức đã trao giải Đặc biệt cho tác phẩm về cô giáo Bùi Xuân Trang của nhóm tác giả Tập thể lớp 11A1, Trường THPT Vĩnh Xuân (tỉnh Vĩnh Long).
Ông Vũ Minh Đức, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam và Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh trao tặng bằng khen cho tác giả có tác phẩm đạt giải Đặc biệt. Tác phẩm dự thi đạt giải Đặc biệt cũng nhận được giải thưởng trị giá 7 triệu đồng.
Ban tổ chức cũng trao 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 4 giải Khuyến khích.
Giải Nhất thuộc về tác phẩm “Nỗi nhớ con tàu” của nhóm tác giả Tập thể lớp 11B10, Trường THPT Trần Nguyên Hãn, TP Hải Phòng.
Ban tổ chức trao giải cho tác phẩm đạt giải Nhất.
2 tác phẩm đạt giải Nhì gồm: Tác phẩm “Ký ức trong em” của nhóm tác giả Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc; Tác phẩm “Người thầy thắp sáng ước mơ” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc, Trường THPT Nguyễn Thái Học, Vĩnh Phúc.
Ban tổ chức trao giải cho các tác phẩm đạt giải Nhì.
3 tác phẩm đạt giải Ba gồm: Tác phẩm “Chiếc lá” của tác giả Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An; Tác phẩm của nhóm tác giả Trường THPT Đốc Binh Kiều, Đồng Tháp; Tác phẩm “Thầy giáo Đôrêmon” của nhóm tác giả Trường THPT Quỳ Hợp 2, Nghệ An.
Ban tổ chức trao giải cho các tác phẩm đạt giải Ba.
4 tác phẩm đạt giải khuyến khích gồm: Tác phẩm “Thầy cô A1 trong trái tim tôi” của nhóm tác giả Trường ĐH Sư phạm Hà Nội; Tác phẩm “Thanh xuân chúng em có cô” của nhóm tác giả Trường THPT chuyên Chu Văn An, Lạng Sơn; Tác phẩm “Tình yêu thương và lòng nhiệt huyết của cô giáo chúng em” của nhóm tác giả Trường THPT Na Hang, Tuyên Quang; Tác phẩm của nhóm tác giả khoa Công nghệ may thời trang, Trường ĐH Sư phạm kĩ thuật Hưng Yên.
Ban tổ chức trao giải cho các tác phẩm đạt giải Khuyến khích.
Hà Nội tặng máy tính cho 17 giáo viên và 19 học sinh hoàn cảnh khó khăn
Đây là một chương trình có ý nghĩa nhằm kịp thời chia sẻ, giúp đỡ học sinh, giáo viên hoàn cảnh khó khăn, có thêm điều kiện học tập và giảng dạy.
Sáng 9/6 tại Hà Nội, 17 giáo viên thuộc 15 huyện hoàn cảnh khó khăn nhưng vươn lên đạt thành tích cao trong giảng dạy và 19 học sinh khối 12 của 10 trường THPT hoàn cảnh khó khăn chưa có thiết bị học tập đã nhận những chiếc máy tính, điện thoại thông minh, ipad...
Các học sinh và giáo viên có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TP Hà Nội nhận những món quà ý nghĩa.
Đây là một chương trình có ý nghĩa nhằm kịp thời chia sẻ, giúp đỡ học sinh, giáo viên hoàn cảnh khó khăn, có thêm điều kiện học tập và giảng dạy. Song song với dạy và học trực tuyến, các thiết bị còn giúp giáo viên, học sinh soạn giảng và truy cập các bài giảng hay, hệ thống bài tập ôn thi của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, nguồn tư liệu học mở, họp trực tuyến... Với phần quà này, ngành giáo dục Thủ đô cũng như các nhà hảo tâm mong muốn tạo thêm động lực giúp các giáo viên và các em học sinh vượt qua khó khăn, cố gắng dạy và học tốt, đạt được thành tích cao trong kỳ thi sắp tới.
Cô Vũ Thị Hiền, giáo viên Trường THCS Đồng Tháp, huyện Đan Phượng là một trong những giáo viên hoàn cảnh khó khăn được nhận máy tính chia sẻ: "Tôi rất vui và biết ơn công đoàn ngành, Sở và tất cả những nhà hảo tâm. Trong quá trình công tác tôi không có máy tính thì rất khó khăn trong việc soạn bài, giảng dạy cho các con chủ yếu qua các phần mềm PowerPoint mà không có máy tính để hỗ trợ thì rất là khó khăn. Bây giờ có máy tính rồi thì tôi có thể soạn bài mọi lúc mọi nơi cũng như là chia sẻ các thông tin đến cho các con được thuận tiện hơn. Với phần quà này tôi sẽ tận dụng triệt sử dụng các phần mềm dạy học cũng khai thác thêm các phần bài tập mà khi giao cho các em ở trên internet để làm tốt hơn quá trình giảng dạy của mình"./.
Trường THCS Vĩnh Thạnh Trung 1 định hướng văn hóa ứng xử cho học sinh Chiều 8-6, Trường THCS Vĩnh Thạnh Trung 1 (Châu Phú, An Giang) tổ chức diễn đàn xây dựng nét đẹp văn hóa ứng xử trong nhà trường. 685 học sinh của trường tham dự diễn đàn. Diễn đàn được tổ chức với 3 hoạt động: nhìn hình đoán ca dao - tục ngữ; nhìn hình đoán ý về văn hóa ứng xử trong...