Học sinh Việt Nam đoạt giải Nhất cuộc thi Olympiad Tiếng Pháp 2021
Olympiad Tiếng Pháp năm 2021 được tổ chức từ ngày 7-9/12 theo hình thức trực tuyến, đoàn Việt Nam có 5 học sinh được lựa chọn tham gia từ danh sách đề xuất của các tỉnh.
Lễ trao giải trực tuyến cho em Ngô Minh Long tại cuộc thi Olympiad Tiếng Pháp 2021. (Ảnh chụp màn hình)
Theo thông tin từ Vụ Giáo dục Trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), tại cuộc thi Olympiad Tiếng Pháp năm 2021, em Ngô Minh Long (học sinh lớp 12 song ngữ tiếng Pháp, Trường THPT Hòn Gai, tỉnh Quảng Ninh) đã mang về giải Nhất bài thi cá nhân ở trình độ B1 cho đoàn học sinh Việt Nam.
Cuộc thi do Hội nghị Bộ trưởng giáo dục các nước có sử dụng tiếng Pháp (CONFEMEN) và Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) phối hợp tổ chức.
Năm 2021 là năm đầu tiên cuộc thi diễn ra, với dự kiến ban đầu là tổ chức tại quốc gia Bắc Phi – Cộng hoà Tunisia. Tuy nhiên, do dịch Covid-19 phức tạp trên toàn thế giới, Ban tổ chức phải chuyển sang hình thức online.
Olympiad Tiếng Pháp năm 2021 được tổ chức từ ngày 7 – 9/12 theo hình thức trực tuyến, với sự tham gia của 94 học sinh đến từ 20 quốc gia tại 3 châu lục: Châu Phi, châu Âu và châu Á.
Đoàn Việt Nam có 5 học sinh được lựa chọn từ danh sách đề xuất của các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trước khi dự thi chính thức Olympiad Tiếng Pháp năm 2021, các em đã được Ban tổ chức đánh giá trình độ qua phần mềm trực tuyến để xếp vào các nhóm thi theo trình độ B1, B2, C1.
Video đang HOT
Trong các ngày 7-8/12, thí sinh dự thi cá nhân (thi viết) và thi đồng đội (thi nói). Ở phần thi viết, mỗi thí sinh có 60 phút để viết bài nghị luận kêu gọi học sinh chống lại vấn nạn bạo lực và tra tấn bằng lời nói trong trường học.
Phần thi nói đồng đội, các đoàn học sinh sẽ mô phỏng tranh luận trên truyền hình theo chủ đề được Ban tổ chức rút thăm và công bố tại lễ khai mạc. Chủ đề bài thi nói năm nay là nêu quan điểm bảo vệ một mạng xã hội (có thực hoặc tưởng tượng) mà học sinh cho là thích hợp nhất để hình thành tình bạn với những người trẻ ở cùng độ tuổi.
Ngoài ra, mỗi quốc gia tham dự Olympiad Tiếng Pháp sẽ sáng tác một video giới thiệu đất nước mình để tranh tài ở cuộc thi bên lề thi chính thức.
Em Ngô Minh Long cùng cô giáo tại Trường THPT Hòn Gai, Quảng Ninh. (Nguồn: Báo Quảng Ninh)
Kết thúc cuộc thi, em Ngô Minh Long đã được xướng tên ở hạng mục giải Nhất bài thi cá nhân trình độ B1. Em Trần Ngọc Minh (Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ) tuy không đoạt giải nhưng được xếp thứ 5 bài thi cá nhân ở trình độ C1.
Trong cuộc thi video giới thiệu về đất nước, sản phẩm của đoàn học sinh Việt Nam được xếp giải Nhì.
Đánh giá chung kết quả cuộc thi, Ban tổ chức Olympiad Tiếng Pháp năm 2021 cho biết, so với mặt bằng chung của các đội khác (phần lớn đều ở trình độ C1), kỹ năng nói của đội tuyển Việt Nam có phần thấp hơn. Tuy nhiên, Ban tổ chức đánh giá cao ý tưởng và tinh thần học tập của học sinh Việt Nam.
Video giới thiệu đất nước của đoàn Việt Nam đã chiếm được cảm tình lớn từ Cộng đồng Pháp ngữ và nhận được nhiều lời khen từ giám khảo quốc tế. Sau khi xem video, các giám khảo đều bày tỏ mong muốn đến thăm Việt Nam trong một ngày gần nhất.
Olympiad Tiếng Pháp là cuộc thi dành cho học sinh THPT có độ tuổi từ 16 đến 18, nhằm nâng cao giá trị của việc học tiếng Pháp, tạo cơ hội giao lưu văn hóa giữa học sinh các nước trong không gian Pháp ngữ.
Đây cũng là cách để biểu dương những học sinh sử dụng thành thạo tiếng Pháp và chuyển tải hình ảnh của một ngôn ngữ hiện đại, giúp kết nối giới trẻ trong Cộng đồng Pháp ngữ.
Học trực tuyến dài ngày, học sinh kiểm tra đánh giá định kỳ thế nào?
Để củng cố, tăng cường chất lượng dạy và học, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các Sở GD-ĐT chỉ đạo các trường chủ động rà soát, đánh giá, phân loại kết quả học tập trực tuyến của học sinh, từ đó điều chỉnh kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Tính đến nay, học sinh tại nhiều địa phương trên cả nước đã trải qua 2 tháng học trực tuyến, việc kiểm tra, đánh giá học kỳ 1 ra sao trong điều kiện dịch bệnh, học online dài ngày là vấn đề được nhiều học sinh, phụ huynh quan tâm.
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) cho biết, học sinh hoàn toàn có thể yên tâm bởi việc kiểm tra, đánh giá định kỳ theo hình thức trực tiếp tại trường chỉ được thực hiện sau thời gian học sinh đã được ôn tập, củng cố, bổ sung nội dung kiến thức.
Ảnh minh họa.
"Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các địa phương duy trì tổ chức dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình phù hợp với kế hoạch tổ chức dạy học trực tiếp để có thể có chất lượng đào tạo tốt nhất. Đối với các trường cho học sinh đi học bình thường, cần tiếp tục sử dụng hệ thống học liệu dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình hỗ trợ dạy học trực tiếp. Đối với các trường chia nhóm cho học sinh đến trường học tập thì tổ chức dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp với các nội dung phù hợp để bảo đảm tiến độ thực hiện chương trình", ông Thành cho biết.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học cho hay, thời gian qua, việc học trực tuyến có nhiều ưu điểm nhưng cũng có những hạn chế nhất định, việc học trực tuyến của học sinh mỗi vùng, miền có sự khác nhau nên kết quả học tập của các em cũng chưa đồng đều. Bên cạnh đó, một bộ phận học sinh học trực tuyến, học qua truyền hình hoặc phải chuyển nơi cư trú nên chưa đáp ứng được yêu cầu học tập.
Để củng cố, tăng cường chất lượng dạy và học, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các Sở GD-ĐT chỉ đạo các trường chủ động rà soát, đánh giá, phân loại kết quả học tập trực tuyến của học sinh, từ đó điều chỉnh kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Bộ GD-ĐT cũng lưu ý học sinh mới trở lại học trực tiếp, các trường phải tổ chức tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho các em.
"Quan điểm của Bộ GD-ĐT là phải sử dụng hiệu quả thời gian học sinh được đến trường để tiếp tục tổ chức dạy học trực tiếp các nội dung cơ bản, cốt lõi, phù hợp với điều kiện của nhà trường và học sinh, tránh quá tải đối với các em", ông Thành cho biết.
Hiện nay, để thích ứng với điều kiện bình thường mới, một số địa phương đã có kế hoạch cho học sinh trở lại trường. Trao đổi về vấn đề tổ chức học trực tiếp, ông Nguyễn Xuân Thành, cho biết, đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19 khi tổ chức dạy học trực tiếp là vấn đề mà Bộ GD-ĐT rất quan tâm. Bộ GD-ĐT cũng đã yêu cầu các trường chuẩn bị sẵn sàng trước khi đón học sinh trở lại trường học như xây dựng kế hoạch giáo dục, kịch bản, giải pháp sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch bệnh xảy ra trong nhà trường, phù hợp với điều kiện thực tiễn dịch bệnh tại địa phương. Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị vệ sinh môi trường, an tòan thực phẩm, y tế trường học...
Học sinh, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên thực hiện theo dõi sức khỏe tại nhà và đeo khẩu trang trên đường đến trường. Thực hiện vệ sinh khử trùng trường lớp, đồ dùng học tập và phương tiện đưa đón theo đúng hướng dẫn của ngành y tế. Kiện toàn bộ phận thường trực về công tác y tế trường học, bố trí phòng cách ly tạm thời, phòng y tế bảo đảm theo quy định, tổ chức hiệu quả công tác tư vấn tâm lý học đường...
Đến nay, nhiều địa phương đã ban hành hướng dẫn phòng chống dịch Covid-19 khi học sinh trở lại trường với những quy định rất chi tiết./.
Hải Phòng: Dừng nhận xét, đánh giá học sinh bằng phiếu Sở GD&ĐT Hải Phòng đã thông báo tới các phòng GD&ĐT, các trường THPT về việc dừng nhận xét, đánh giá học sinh bằng phiếu. Sở GD&ĐT Hải Phòng chỉ đạo dừng viết phiếu nhận xét học sinh Cụ thể, Sở GD&ĐT yêu cầu các phòng GD&ĐT, các trường THPT khẩn trương chỉ đạo giáo viên dừng phát phiếu cũng như dừng việc...