Học sinh Việt Nam cần một nền tảng vững chắc cho hành trang du học
Theo người phụ trách Chương trình Dự bị Đại học của Language Link Todd Lando, giới trẻ Việt Nam rất quyết tâm trong học tập và dám thử nghiệm trong cuộc sống. Tuy nhiên, để hòa nhập với phong cách học tập và cuộc sống ở nước ngoài, các em cần một sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
Ấn tượng của ông về sinh viên Việt Nam như thế nào thưa ông?
Tôi kinh ngạc về sức học của học sinh Việt Nam. Những em mà tôi biết đều rất chăm học và háo hức thử nghiệm những điều mới mẻ. Tuy nhiên, nhiều em vẫn rụt rè khi bước vào một môi trường mới ở nước ngoài. Vì thế, chúng tôi muốn giúp các em tăng sự độc lập trong suy nghĩ và trở nên tự tin hơn.
Vậy đó có phải là mục tiêu mà Chương trình Dự bị Đại học (IFY) của Language Link hướng tới không thưa ông?
Vâng, đây là chương trình du học tại chỗ, có thể coi như năm học đại cương, trước khi các em vào một trong 60 trường đại học danh tiếng chấp nhận chứng chỉ của IFY tại Anh và Úc. Ở Việt Nam, các học sinh thường ít có cơ hội thảo luận mà chi nghe thầy cô giáo đọc cho chép. Điều này rất khác so với cách giáo dục ở nước phương Tây. Vì vậy, chúng tôi giúp tạo một bước chuyển tiếp cho các em, đưa các em vào một lớp học có nhiều tính tương tác, rèn luyện kỹ năng thảo luận và thuyết trình cũng như chuẩn bị đương đầu với những khó khăn trong tương lai.
Không những thế, các em được trang bị những kiến thức vững chắc để sẵn sàng cho chương trình cử nhân. Giáo trình của chúng tôi của chúng tôi mạnh về hai mảng: quản trị kinh doanh và công nghệ thông tin. Các kiến thức đào tạo cũng tập trung vào thực tiễn. Ví dụ: các em được yêu cầu phân tích tình hình hoạt động của các doanh nghiệp hàng đầu hay đưa ra một đề án kinh doanh. IFY giúp các em có một nền tảng kiến thức vững chắc, chọn lọc thông tin và đưa ra giải pháp.
Todd Lando – Giám đốc Chương trình Dự bị Đại học Quốc tế IFY
cùng sinh viên tốt nghiệp IFY khóa 2008 – 2009
Một ưu điểm nữa là Language Link vốn đã có sẵn thế mạnh trong việc đào tạo tiếng Anh. Vì vậy, IFY đảm bảo cho các em nhanh chóng nâng cao trình độ tiếng Anh của mình trong môi trường giáo viên bản ngữ. Trên thực tế, du học tại chỗ giúp các em tiết kiệm được ít nhất 15.000 USD, nếu so sánh với việc ra nước ngoài học dự bị đại học.
Video đang HOT
Làm thế nào IFY có thể đảm bảo các em theo học chương trình này sẽ được các trường ở Anh và Úc chấp nhận?
Chương trình học và thi của IFY do Cơ quan giáo dục quốc tế Anh Quốc NCC Education đưa ra. Kết quả thi sẽ được ít nhất 60 trường đại học hàng đầu tại Anh và Úc công nhận trong việc xét học. Nhờ mạng lưới quan hệ cộng tác của mình, IFY không những đưa ra được nhiều sự lựa chọn về trường mà còn cho các em khả năng chuyển trường khi đã ra nước ngoài học, ví dụ từ một trường của Anh sang một trường của Úc trong cùng hệ thống. Học sinh của chúng tôi có kết quả đáng tự hào. Năm ngoái, có 2 em đạt điểm IELTS là 8 và 100% học sinh được cấp chứng chỉ của IFY. Nhiều em đang theo học các chuyên ngành khác nhau tại các trường nổi tiếng như Newcastle và Northumbria của Anh.
Để được nhập học tại các nước này, các em có cần tốt nghiệp trung học ở Việt nam không?
Không nhất thiết. Cơ hội nhập học dành cho tất cả các học sinh có kết quả học tập lớp 10 hoặc lớp 11 và vượt qua kỳ tuyển chọn của NCC. Hiện nay, chúng tôi đã có thêm chương trình học bán thời gian, kéo dài 2 năm, cho phép các em kết hợp đi học ở trường của Việt Nam song song với tham gia chương trình IFY, để các em vẫn có thể tốt nghiệp PTTH.
Ông có lời khuyên gì để giúp các học sinh hòa nhập với cuộc sống ở nước ngoài?
Để hòa nhập với cuộc sống ở nước ngoài không phải là một điều dễ dàng. Bước đầu, các em có thể tham gia các câu lạc bộ ngoại khóa, các cơ cấu hội sinh viên trường, tham gia viết cho tờ báo trường,v.v… Các em cũng nên có sự chuẩn bị trước cho cuộc sống ở nước ngoài, để tránh bị sốc về văn hóa. Người dân bản xứ có thể không hiểu biết nhiều về Việt Nam. Các em nên quan sát người dân địa phương để biết mình cần làm gì và không bị lạc lõng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các em phải từ bỏ văn hóa của mình. Tôi cho rằng học sinh Việt Nam nên tự hào về nguồn gốc và gìn giữ những giá trị của mình.
Todd Lando sẽ cùng trò chuyện với các bạn học sinh và tổ chức lớp học mẫu Dự bị Đại học Quốc tế tại Hội thảo “Du học – Lập chiến lược ngay hôm nay” do Language Link tổ chức.
Thời gian:
Sáng từ 8h30 đến 12h
Chiều từ 13h30 đến 18h
Địa điểm:
Khách sạn Hà Nội
D8 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội
Để đăng ký, xin vui lòng gọi điện tới
Văn phòng Tuyển sinh Quốc tế Language Link
80A Láng Hạ, Hà Nội – Tel: 04.3776 5452/ 04.3776 3388
Theo kênh 14
Để thành thạo kỹ năng nghe tiếng Anh
Không chỉ với những người còn đang học tiếng Anh, mà cả với những người đã học và đang sử dụng ngôn ngữ này thường xuyên thì kỹ năng nghe vẫn là một kỹ năng khó. Rất hiếm khi có ai học tiếng Anh như tiếng thứ 2 mà có thể hiểu 100% tất cả từng câu từng từ người nước ngoài nói. Tuy nhiên, nếu rèn luyện đúng phương pháp và đều đặn, việc thành thạo trong kỹ năng nghe tiếng Anh, ngay cả với những học sinh còn đang đi học, là hoàn toàn có thể.
Phát âm tiếng Anh thật tốt
Nghe có vẻ buồn cười vì khi đang bàn tới nghĩ năng nghe tiếng Anh mà lại nhắc tới việc phát âm. Thế nhưng, thực tế thì việc nắm chắc và phát âm đúng trong tiếng Anh sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc nghe tốt tiếng Anh. 90% học sinh phổ thông phát âm tiếng Anh sai, và hầu hết học sinh đều dùng tiếng Anh không có trọng âm, không có vần điệu lên xuống. Điều này đồng nghĩa với việc gì?
Nắm không tốt kỹ năng phát âm tiếng Anh, nhịp điệu cần thiết trong tiếng Anh cũng giống như bạn sống ở Hà Nội mà vào Huế nghe nói chuyện vậy. Rõ ràng người Huế nói tiếng Việt, nhưng tại sao lại khó nghe đến vậy. Vì cách họ phát âm từ khác với người Hà Nội. Người Hà Nội không quen cách phát âm và nhấn nhá âm điệu kiểu Huế nên phải gồng mình lên nghe mà không hiểu. Tương tự với tiếng Anh, việc bạn cẩu thả trong phát âm có thể ngăn cản việc bạn nghe tiếng Anh tốt. Trong khuôn khổ bài này, chúng ta không tiện đề cập tới các quy tắc phát âm và phương pháp phát âm tiếng Anh. Tuy nhiên, một lời khuyên cho những bạn giờ này vẫn chưa thật chắc chắn về phát âm tiếng Anh là hãy rà soát lại toàn bộ những kiến thức này của mình và sửa ngay nếu thấy hổng.
Biết được cách phát âm chuẩn của người nước ngoài sẽ giúp bạn nghe tiếng Anh tốt lên rất nhiều.
Phương pháp ngược
Một phương pháp truyền thống khi luyện nghe tiếng Anh của học sinh là nghe trước, chữa sau. Nghĩa là các bạn học sinh có xu hướng bật file mp3 nghe bài trước, nghe đi nghe lại, đến khi nào không nghe được hoặc mệt quá thì mới lôi phần file đánh chữ ra so sánh đối chiếu.
Thực tế cho thấy nếu bạn làm ngược lại, hiệu quả sẽ tốt hơn. Đầu tiên, hãy cầm file văn bản của bài nghe, đọc và dịch. Bạn không cần phải vội, cứ đọc từ từ, phân tích ý, dịch cẩn thận, cày bài thế nào tùy ý. Miễn là bạn phải hiểu bài thật tốt. Nếu cảm thấy cần thiết cứ lấy từ điển ra tra từ mới. Sau khi đọc xong bài, hãy dành ra vài giây hình dung lại tổng thể cả bài nói về cái gì và chuyển sang nghe. Bật đúng file bài đó lên và nghe. Tất nhiên, chả cần nghe bạn cũng thừa biết nó nói về cái gì. nhưng hãy cứ nghe một cách chăm chú. Nếu trình độ nghe của bạn đang ở tầm trung, bạn sẽ nhận thấy mình thường chỉ nghe được lõm bõm vài ba từ. Nhưng do đã đọc văn bản nên bạn nghe được nhiều từ hơn. Số từ còn lại bạn không nghe được nhưng vì đã đọc rồi. Bạn hãy cứ nghe tiếp như vậy vài lần. Sau khi đã khá ngấm, bây giờ là lúc cày bài nghe. Tốt nhất là dùng Media player để dễ dàng điều chỉnh ngắt nhịp của file khi cần. Bây giờ hãy cầm văn bản lên kết hợp với nghe. Hãy để ý những từ mình đọc trong văn bản nhưng trong file nghe lại chưa nghe tốt được, hãy bật đi bật lại những đoạn xung quanh các từ đó. Bây giờ vấn đề không phải là hiểu bài nói gì, mà bạn phải cày để tai của mình quen với tất cả các từ trong bài và phát hiện ra chúng.
Đừng sợ rằng cách làm ngược này sẽ không phát huy hiệu quả. Hãy làm thử trong một thời gian đều đặn, bạn sẽ nhận thấy hiệu quả.
Tập trung
Đừng để tâm hồn treo ngược cành cây khi nghe. Nghe ai nói mà không tập trung, kể cả tiếng Việt cũng đã khó chứ đừng nói là tiếng Anh. Khi đang nghe tiếng Anh, hãy chắc rằng đầu bạn đang làm việc. Khi tai nghe được gì thì đầu cũng tiếp nhận và dịch ra từng đấy. Sợ nhất trong nghe tiếng Anh là để tiếng đi qua "rửa tai" cái đầu không hoạt động,. Không tập trung, cho dù có ngồi nghe 10 tiếng một ngày cũng không nên cơm cháo gì.
Tâm lý thoải mái và khả năng dự đoán
Một trong những sai lầm của nhiều người luyện nghe tiếng Anh là họ quá hồi hộp. Khi giao tiếp với ai đó sử dụng tiếng Anh, biết là khả năng nghe của mình không tốt, họ cứ lo lắng và dành nhiều thời gian để sợ hơn là để tập trung nghe. Hãy cố gắng giữ bình tĩnh nếu bạn phải đối thoại với người bản ngữ cho dù trình độ nghe của bạn chưa tốt. Phải từ từ tập trung thì bạn mới có thể nghe được. Một điều nên nhớ nữa là hãy cố gắng đoán nghĩa. Đừng bao giờ cho rằng bạn phải nghe được từng câu từng chữ mới là đạt. Bạn chỉ cần nghe được những từ khóa quan trọng, cộng thêm nhịp điệu, thái độ người nói và văn cảnh là có thể nhận ra ý người người nói muốn truyền đạt. Muốn đạt đến khả năng nghe đâu thủng đấy, bạn phải tiếp tục luyện tập.
Theo kênh 14
"Hóa giải" áp lực mùa thi Bạn sợ không học nổi dung lượng kiến thức quá dày Gần thi thử nhưng không phải bạn nào cũng đã thuộc làu làu vài chục xấp đề cương Sử Địa. Để rồi ngày thi cận kề, chỉ còn đếm ngược từng ngày thì họ mới bắt đầu hối hả, ráo riết học liên tục cốt mong "có chút gì để đi thi"....