Học sinh viết cam kết vì điểm thấp: Có gì tranh cãi?
Theo GS Phố, cần phải phân định nhiệm vụ của nhà trường và phụ huynh, không thể đổ mọi áp lực dạy dỗ, rèn luyện học sinh lên nhà trường.
Thông tin 5 học sinh lớp 6 trường THCS Lê Lợi (quận 3, TP.HCM) phải viết bản cam kết với nội dung xin lỗi vì điểm kiểm tra thấp và hứa lần sau sẽ học bài kỹ để điểm cao hơn đang được nhiều người quan tâm. Bản cam kết có chữ ký của học sinh và phụ huynh.
Được biết, sau sự việc trên, nữ giáo viên đã nộp bản tường trình và nhà trường đã báo sự việc lên Sở GD-ĐT TP.HCM.
Đại diện trường THCS Lê Lợi và Sở GD-ĐT TP cho biết, cô giáo bắt học sinh viết cam kết phải đạt điểm cao xuất phát từ động cơ tốt nhưng phương pháp chưa phù hợp khiến phụ huynh không đồng tình. Nhà trường đã tiến hành rút kinh nghiệm, có sự điều chỉnh để tìm cách giáo dục tốt hơn
GS.TSKH Phạm Phố, nguyên Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn, chia sẻ với Đất Việt, câu chuyện trên và nhiều sự việc khác trong ngành giáo dục thời gian qua cho thấy giáo viên đang chịu áp lực lớn trong việc dạy dỗ, rèn luyện học sinh.
Bản cam kết do học sinh lớp 6/2 viết. Ảnh: Zing/Giáo viên cung cấp.
Đối với sự việc cụ thể nói trên tại trường THCS Lê Lợi, ông cho rằng chuyện không có gì phải ồn ào, tranh cãi. Hành động của nữ giáo viên xuất phát từ động cơ tốt, muốn học sinh chịu khó học tập, rèn luyện, đạt điểm cao để sau này thành người có ích cho đất nước. Vấn đề là gia đình cần phải hỗ trợ, giúp đỡ nhà trường, các thầy cô giáo, không thể đổ thừa cho nhà trường gây áp lực cho học sinh.
Nhìn rộng ra, nguyên Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn cho biết, trong hệ phổ thông, học sinh được dạy kiến thức từ cấp 1, lên cấp 2, cấp 3, tùy theo trình tự tiến lên mà dạy kiến thức ngày càng lớn cho các em.
Riêng cấp 3, có thể tạo điều kiện cho học sinh sáng tạo nhưng trong hệ phổ thông vẫn là trang bị cho các em kiến thức cơ bản, từ những kiến thức cơ bản đó các em sáng tạo ở trong thời kỳ đại học và sau đại học.
‘Nhiều ý kiến đòi hỏi chương trình giảng dạy phải làm sao để học sinh sáng tạo, nhưng sáng tạo phải trên một nền móng có sẵn, đã đủ kiến thức. Người thông minh rất ít, thành tài là do thông minh cộng với cần cù, chăm chỉ tạo thành.
Điểm này hiện nay nhiều người phân định không rõ ràng: giai đoạn phổ thông và đại học trang bị kiến thức khác nhau. Ở thời kỳ phổ thông, học sinh được trang bị các kiến thức cơ bản để lên đại học phát huy sự sáng tạo của mình.
Video đang HOT
Ở thời kỳ đại học, học sinh vừa học vừa sáng tạo nên các trường dạy tín chỉ là vì thế: để các em tự do lựa chọn phương pháp học, có thể một lúc học nhiều giáo trình và nhiều trường để lấy bằng khác nhau nếu muốn.
Về phía nhà trường, có nhiệm vụ trang bị kiến thức cho các em. Học sinh phải chịu khó học, chứ nhà trường không thể đảm nhiệm toàn bộ việc dạy dỗ các em. Nhà trường và phụ huynh cùng góp sức để giáo dục con người cho các em, nhưng phụ huynh phải chịu trách nhiệm trong vấn đề giáo dục và hướng cho các em đi. Còn ở trường, thầy cô giáo gương mẫu, dạy làm sao cho các em tiếp thu kiến thức cho tốt, phát triển, đồng thời hỗ trợ cùng gia đình giáo dục đạo đức cho các em’, GS.TSKH Phạm Phố phân tích.
Nguyên tắc là như vậy, nhưng thực tế hiện nay nhiều phụ huynh khoán thẳng việc giáo dục kiến thức, đạo đức con em mình cho các thầy cô, còn bản thân gia đình, phụ huynh không có trách nhiệm gì.
Nhiều khi thầy dạy trò không được thì sinh nóng giận, cho roi vọt, lúc ấy phụ huynh lại phản ứng. GS Phố nói thẳng đó là sai lầm. Học sinh trong giai đoạn phổ thông chưa thể tự giác được, phải ‘cưỡng bức’ theo một phương hướng, tất nhiên phương hướng ấy phải đúng.
‘Không thể đổ thừa áp lực cho nhà trường, phải phân định nhiệm vụ của nhà trường đến đâu, phụ huynh đến đâu. Nhiều câu chuyện đau lòng nảy sinh từ việc bố mẹ lo làm ăn, con cần tiền cứ chi tiền ra cho con mà không quan tâm đến giáo dục, đổ hết cho nhà trường, trong khi như đã nói, giáo dục đạo đức, phương hướng cho các em chủ yếu là gia đình.
Nhiều trường hợp thầy ‘hết thuốc chữa’ với trò, đánh thì không dám nên nhà trường phải yêu cầu phụ huynh chịu trách nhiệm giáo dục con em mình, thầy không thể nói được vì không có mình’, GS Phố nhấn mạnh.
Vị chuyên viên cũng nhắc lại đề xuất lắp camera trong lớp học gây tranh cãi trong thời gian qua. Khẳng định giáo viên có quyền riêng của mình, học sinh đến trường thì người thầy có trách nhiệm dạy dỗ kiến thức và đạo đức làm người, GS Phạm Phố cho rằng phụ huynh không thể đòi giám sát qua camera như vậy.
Từ những phân tích trên, một lần nữa GS Phố lưu ý, không nên gây áp lực quá nặng nề lên giáo viên và phụ huynh phải có trách nhiệm phối hợp với nhà trường dạy dỗ con em mình.
Thành Luân
Theo baodatviet
Học sinh Marie Curie vẽ tranh vì môi trường, được triễn lãm tại Phố Đi Bộ Hồ Gươm
Hơn 30 bức tranh truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường của các em học sinh lớp 6 được triển lãm tại phố Lê Thái Tổ vào ngày 6/10 tới đây.
Ý tưởng thực hiện chương trình này xuất phát từ các bậc phụ huynh của lớp với mong muốn cho các con trải nghiệm, góp những hành động nhỏ bé nhưng ý nghĩa để cùng chung tay bảo vệ môi trường, lan tỏa ý thức tốt đến cộng đồng. Đây cũng là hoạt động nhằm hưởng ứng năm học 'Vì môi trường' của trường Marie Curie.
Mỗi bức tranh đều thể hiện rõ ý tưởng, tâm tư, tình cảm, lời muốn nói khi chứng kiến cảnh môi trường sống xung quanh đang dần bị hủy hoại bởi chính con người.
Trái Đất Khóc
Khánh Huyền là tác giả của bức tranh 'Trái đất khóc'. Là người thích vẽ, yêu động vật, cô bạn rất hào hứng với chủ đề môi trường. Và đây là bức vẽ Huyền tâm đắc nhất. Cô bạn chú ý đến từng chi tiết như biểu tượng 'like', 'dislike'... Nguồn cảm hứng để cô bạn nghĩ ra ý tưởng này chính là sự ám ảnh khi xem bức ảnh chụp một chú gấu Bắc cực gầy gò nhô cả xương đang đứng trên một tảng băng.
Mẹ Thiên Nhiên
Bức tranh 'Mẹ Thiên nhiên' của Phương Anh mang màu sắc sống động khi tưởng tượng mẹ Thiên nhiên đang yêu thương, bao bọc, bảo vệ Trái đất, nguồn tài nguyên, cây xanh... Mái tóc mẹ chính là thác nước, biển, sông, hồ; những cánh rừng xanh ngát đang được mẹ ôm ấp, xoa dịu... Bức tranh thể hiện rõ thông điệp: 'Các bạn ơi, một mình mẹ thiên nhiên không thể bảo vệ hết Trái đất, chúng ta hãy đối xử tử tế với thiên nhiên và chung tay hành động!'.
The lost Polar Bear
The lost Polar Bear - Chú gấu Bắc cực lạc trong thành phố là tên bức tranh của Linh Chi. Bức tranh là hình ảnh có thật về một chú gấu Bắc Cực đi lạc vào thành phố Norilsk của Nga vào ngày 18/6/2019 trong lúc cố gắng đi tìm thức ăn.
'Biến đổi khí hậu, băng tan... gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường sống và việc săn bắt thức ăn của gấu Bắc Cực. Trong thời gian gần đây, hàng chục chú gấu Bắc Cực đã vượt hàng trăm dặm vào đất liền để tìm kiếm thức ăn trong bãi rác, các khu nhà công cộng... Qua bức tranh em mong các nước trên thế giới sẽ quan tâm đến vấn đề môi trường hơn nữa để trả lại cuộc sống tốt đẹp cho những chú gấu Bắc Cực nói riêng, muôn loài động vật và cả của con người', họa sĩ nhí này cho biết.
Mẹ Đại Dương
Sử dụng chất liệu màu touchliit và màu nước, Khánh Ngọc hài lòng về bức vẽ 'Mẹ đại dương'. Hình ảnh thật trên phương tiện truyền thông về chú rùa bị dây nhựa thắt ngang người khiến cô bạn sợ hãi. Vì thế, bức vẽ đã toát lên nét đẹp hiền hòa, yên bình của thế giới đại dương với sự sống của các sinh vật biển. Hãy bảo vệ màu xanh của đại dương bằng những việc nhỏ nhất như không vứt rác xuống biển, hạn chế sử dụng đồ nhựa là thông điệp của cô bạn.
Những điều nên và không nên làm với Trái đất
Bức tranh tương phản của Minh Phương mang tên 'Những điều nên và không nên làm với Trái đất' đã để lại ấn tượng. Một bên đang cố gắng cứu Trái đất, một bên ra sức phá hoại rừng, xả rác bừa bãi, gây tổn thương đến Trái đất... Hai mặt đối lập mang đến thông điệp rõ ràng: 'Đừng làm Trái đất thêm đau, thêm xấu xí!'
Những bức tranh sống động, sáng tạo và giàu cảm xúc của học sinh lớp 6 Hà Nội khiến người lớn cảm thấy rúng động, xót xa về tình trạng ô nhiễm môi trường sống.
Chang Min
Theo baodatviet
Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh: Muốn con ngoan ngoãn đi học bài, các mẹ hãy chỉnh ngay... tông giọng Nếu cứ dùng giọng điệu kiểm soát để bắt con học bài thì càng khiến trẻ có xu hướng phản kháng. Các mẹ có bao giờ tự hỏi dù ngày nào cũng nhắc con đi học bài rất nhiều lần. Thế nhưng lũ trẻ vẫn chẳng có ý thức tự giác gì cả, thậm chí lại có thái độ chống đối nữa. Nếu...