Học sinh vẫn là robot!
Có một nghịch lý thường thấy ở các bậc cha mẹ thời nay là chính họ hồi còn đi học hiếm ai “ giỏi toàn diện” nhưng bây giờ thì luôn muốn con làm bài kiểm tra, làm bài thi phải đạt điểm 10, chí ít cũng điểm 9.
Ảnh minh họa
Tôi đã từng can ngăn một phụ huynh ở cùng khu phố khi cô ta ra roi với thằng con vì bài kiểm tra một tiết môn toán hình học đạt điểm 7. Thằng bé tức tưởi giải thích là toán hình khó hơn toán đại, mới học mấy buổi con chưa hiểu hết, mẹ thì bất chấp vừa quật roi vừa mắng “kêu khó sao có đứa được điểm 9, điểm 10?”. Chắc rằng không riêng môn toán, còn nhiều môn khó “nhằn” nữa, cậu bé tội nghiệp còn ăn roi của mẹ dài dài…
Ai chẳng mong con em mình giỏi giang nhưng áp lực hơn thua đã khiến nhiều phụ huynh đánh giá sai bản chất vấn đề, dẫn tới hành động không đúng. Rõ ràng sử dụng đòn roi là giải pháp sai lầm.
Quan sát thực tế thì thấy trong chuyện dạy và học đang tồn tại một “chuỗi áp lực”: giáo viên (GV) chủ nhiệm bị áp lực thành tích từ ban giám hiệu đối với lớp, GV bộ môn chịu áp lực với tập thể về thành tích môn học mình dạy, phụ huynh chịu áp lực từ nhiều phía về kết quả học tập của con em mình. Tất cả áp lực này dồn xuống “đầu cuối” là học sinh! Làm sao các em chịu nổi? Sức ép như thế sao thể học giỏi và giỏi thật sự?
Vừa xảy ra chuyện phụ huynh một học sinh lớp 6 ở quận 3, TP HCM bức xúc lên tiếng về việc con họ đạt điểm địa lý thấp, bị GV bộ môn bắt viết bản cam kết, hứa lần sau sẽ đạt điểm cao hơn, phụ huynh cũng phải ký vào tờ cam kết đó rồi nộp. Tôi chẳng lạ gì hình phạt đó bởi con tôi cũng chịu cảnh tương tự, thậm chí tự phê vì không làm bài đúng ý GV bộ môn, sai so với bài mẫu, hứa lần sau điểm sẽ cao hơn, nếu không sẽ chịu phạt tiếp! Gần cả lớp phải viết cam kết như vậy do cùng đạt điểm thấp và hẳn sẽ còn bị phạt nữa, phạt mãi…
Giáo dục mấy năm gần đây thay đổi nhiều, tích cực hơn, theo hướng đề cao sự sáng tạo, dẹp bỏ lối dạy từ chương, khuôn mẫu, không chạy theo thành tích… Tuy nhiên, thực tế chưa phải như vậy, bệnh hám thành tích vẫn đeo bám dai dẳng. Hãy nghe một học sinh lên tiếng như dưới đây.
“Do Vietnamese Schools Kill Creativity?” (“Có phải nhà trường giết chết sự sáng tạo?”), là tựa bài luận em Nguyễn Duy Quân (học sinh lớp 8; ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM) viết, góp mặt trong một cuốn sách tiếng Anh vừa xuất bản. Quân kể: Hồi học lớp 4, cô giáo cho bài thi môn mỹ thuật là vẽ một con khỉ. Cả lớp gần như vẽ giống nhau và vẽ giống cô giáo hướng dẫn thì được điểm cao. Riêng Quân vẽ con khỉ khác bạn bè và khác cô giáo, em được điểm rất thấp. Và em đề xuất trong bài luận: Cần cải cách phương pháp dạy học và thi trong nhà trường để phát huy tính sáng tạo của học sinh.
Mấy ai lắng nghe các em? Khi nào học sinh còn bị “lập trình” thành robot, khi nào bài làm của các em còn được nhân bản theo văn mẫu của GV, khi nào người học lẫn người dạy cùng mơ hồ với nhiều môn học vô thưởng vô phạt “chẳng biết để làm gì sau này?!” thì đừng nên nghĩ tới một nền giáo dục và đào tạo khai phóng, đổi mới – sáng tạo làm gì!
Hoài Phương
Theo nguoilaodong
10 điểm khác biệt giữa phương pháp Montessori và giáo dục truyền thống
So với cách giáo dục truyền thống, phương pháp Montessori có 10 sự khác biệt rõ rệt, tạo nên hiệu quả giáo dục toàn diện.
Video đang HOT
Montessori là phương pháp giáo dục được sáng lập bởi Tiến sĩ, nhà Giáo dục học người Ý Maria Montessori. Hiểu một cách đơn giản thì đây là phương pháp giáo dục trẻ bằng việc học tập thông qua các giáo cụ trực quan như tranh ảnh, biểu đồ, sơ đồ lớn, loa, phim ảnh...
Những năm gần đây, phương pháp giáo dục này rất được ưa chuộng. Ngày càng nhiều nhà trường và phụ huynh cho con em theo học Montessori thay cho phương pháp giáo dục truyền thống.
Vậy rốt cuộc Montessori có những khác biệt và ưu điểm gì so với giáo dục truyền thống? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây:
Môi trường
Các lớp học Montessori được chuẩn bị trước dựa trên những quan sát về nhu cầu cá nhân của học sinh. Chương trình giảng dạy của Montessori bao gồm các bài học và các hoạt động lấy học sinh làm trung tâm.
Trong khi đó, các lớp học truyền thống lại dựa trên các bài học hoặc các hoạt động lấy giáo viên làm trung tâm.
Chủ động và thụ động
Các bài học của phương pháp giáo dục Montessori đều chú trọng vào thực hành và các hoạt động thực tiễn. Học sinh được tự khám phá thông tin. Điều này giúp các em có sự chủ động trong học tập.
Các bài học truyền thống thì lại khác. Học sinh thường được truyền tải, nghe các bài giảng một cách thụ động, sau đó phải ghi nhớ lại và làm bài kiểm tra.
Thời gian học tập
Trong các lớp học Montessori, học sinh được học tập trong quãng thời gian cần thiết cho môn học và sẽ tránh bị gián đoạn bởi những yếu tố bên ngoài.
Còn với các lớp học truyền thống, trẻ em có thời gian học giới hạn và sẽ kết thúc tiết học khi có chuông hoặc trống.
Vai trò của giáo viên
Đối với phương pháp Montessori, giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, người tư vấn trực tiếp cho học sinh theo mô hình 1-1. Họ hỗ trợ mỗi đứa trẻ đi theo con đường học tập của riêng mình.
Chương trình giảng dạy của các lớp học truyền thống thường được xác định trước về các yếu tố như tốc độ, thứ tự của mỗi bài học. Điều này có nghĩa giáo viên phải giảng dạy cùng một bài học, cùng một tốc độ, cùng một thứ tự cho tất cả học sinh.
Tất nhiên, sẽ có học sinh hiểu và có những học sinh không kịp tiếp thu được kiến thức.
Nhóm tuổi và cấp học
Trong trường học Montessori, các lớp học rất linh hoạt và được xác định bởi phạm vi phát triển của trẻ. Sẽ có các lớp học trộn 3 độ tuổi và các giai đoạn tuổi của lớp Montessori như sau: Từ 0-3, 3-6, 6-9, 9-12, 12-15 và 15-18 tuổi.
Ở các trường học truyền thống, các lớp học không linh hoạt như vậy và được phân chia chặt chẽ bởi độ tuổi.
Chương trình giảng dạy mở rộng
Phương pháp Montessori có chương trình giảng dạy linh hoạt và mở rộng để đáp ứng nhu cầu cũng như trình độ, mức tiếp thu kiến thức của học sinh.
Phương pháp giáo dục truyền thống thì chương trình giảng dạy được xác định trước và không liên quan đến nhu cầu của học sinh.
Tốc độ học tập
Tốc độ làm việc, học tập của từng cá nhân luôn được tôn vinh và khuyến khích trong các lớp học Montessori. Trong khi đó, các lớp học truyền thống thì muốn tất cả trẻ em học tập và làm việc cùng một tốc độ.
Lòng tự trọng
Các giáo viên của phương pháp Montessori hiểu rằng, lòng tự trọng của trẻ xuất phát từ cảm giác tự hào về thành tích cá nhân. Còn với các lớp học truyền thống, lòng tự trọng được cho là đến từ sự đánh giá và xác nhận bên ngoài.
Tình yêu học tập
Mục tiêu hàng đầu mà phương pháp Montessori hướng đến là đề cao, hỗ trợ khả năng tư duy, tự phát triển của trẻ. Từ đó, Montessori ươm mầm và nuôi dưỡng tình yêu học tập.
Khác với Montessori, phương pháp giáo dục truyền thống tập trung vào hiệu suất và điểm kiểm tra tiêu chuẩn. Trẻ học tập không phải vì thích mà vì bị bắt buộc.
Sự phát triển và hình thành
Đây là điểm khác biệt cuối cùng và cốt lõi nhất của phương pháp Montessori với phương pháp giáo dục truyền thống. Phương pháp Montessori được sáng lập bởi Tiến sĩ, nhà giáo dục học Maria Montessori, dựa trên kinh nghiệm học tập cả đời và sự quan sát cách trẻ em thực sự học của bà.
Còn giáo dục truyền thống thì chỉ đơn giản dựa trên truyền thống mà thôi!
Thanh Hương
Theo toquoc
Thi trên máy tính, điện thoại: Sẽ hạn chế chạy chọt, cho điểm đẹp? Thi trên máy tính, được sử dụng điện thoại khi làm bài liệu có khả thi và tiến hành đại trà ở các môn và các trường không? Việc thi trên máy có hạn chế được việc chạy chọt, cho điểm đẹp vẫn đang diễn ra không? Học sinh trường THPT Nguyễn Du làm bài thi trên máy tính. Ảnh: Internet Thi máy...