Học sinh từ mẫu giáo đến lớp 3 ở Mỹ sẽ được kiểm tra chứng khó đọc
Theo luật tiểu bang có hiệu lực vào năm tới, các trường học tại Ohio (Mỹ) sẽ tiến hành kiểm tra chứng khó đọc cho tất cả học sinh từ mẫu giáo đến lớp 3.
Học sinh tại Ohio (Mỹ) sẽ được kiểm tra chứng khó đọc vào năm tới. Ảnh: NYTimes.
Theo Dayton Daily News, luật trên đã được thông qua vào năm 2021, tuy nhiên, việc thi hành bị trì hoãn một năm trước khi có hiệu lực.
Sau khi tiến hành kiểm tra chứng khó đọc cho tất cả học sinh từ mẫu giáo đến lớp 3, tất cả học sinh mẫu giáo sẽ được kiểm tra chứng khó đọc mỗi năm, tương tự với học sinh chuyển trường chưa được kiểm tra chứng khó đọc trước đó.
Bất kỳ học sinh nào từ lớp một đến lớp 6 đều có thể được đánh giá về chứng khó đọc nếu phụ huynh hoặc giáo viên có yêu cầu.
Chứng khó đọc là thuật ngữ chung chỉ các chứng rối loạn ảnh hưởng đến cách học sinh đọc, viết và đánh vần. Tiểu bang Ohio hy vọng việc kiểm tra chứng khó đọc sẽ giải quyết điểm số đọc thông thạo của học sinh (vốn đã giảm trên toàn tiểu bang trong thời kỳ đại dịch).
Video đang HOT
Do luật mới, các học khu trên khắp Ohio buộc phải gửi giáo viên của họ đi đào tạo chuyên sâu về các tiêu chuẩn mới của chứng khó đọc. Các tiêu chuẩn phát triển mới hoàn toàn có thể thay đổi cách học khu tiếp cận việc đọc. Điều đó đồng nghĩa giáo viên phải có những tiêu chuẩn mới để học – vốn là gánh nặng cho một số học khu.
Bà Shannon Cox – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Giáo dục Montgomery County (Mỹ) – cho biết những học sinh không đọc thông viết thạo, gặp trở ngại như chứng khó đọc có thể gặp khó khăn trong quá trình học tập, khi các môn học như khoa học và lịch sử đòi hỏi phải đọc nhiều. Những học sinh đó có thể cần nhiều hỗ trợ hơn so với các học sinh khác.
Hơn 104.200 lượt học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được hỗ trợ học tập
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong 5 năm, đã có 104.219 lượt trẻ em, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được thụ hưởng chính sách hỗ trợ học tập.
Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định số 57/2017/NĐ-CP (Nghị định 57) ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người cho thấy, Nghị định đã được triển khai tích cực, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương và các cơ sở giáo dục đào tạo.
Nhờ đó, các chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với 16 dân tộc thiểu số rất ít người đã được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả.
Sau 5 năm thực hiện, Nghị định số 57 đã khẳng định tính nhân văn, ưu việt và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người. Theo đó, 100% trẻ em mẫu giáo dân tộc thiểu số rất ít người có nguyện vọng được học tại các trường mầm non, trường, lớp mẫu giáo công lập; 100% học sinh dân tộc thiểu số rất ít người được theo học các cấp học phổ thông tại các trường phổ thông dân tộc bán trú và các trường phổ thông công lập.
"Khi tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông, các em được sắp xếp theo học các bậc học cao hơn phù hợp với nguyện vọng cá nhân và trình độ học tập" - báo cáo nêu rõ.
Hơn 104.200 lượt học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được hỗ trợ học tập
Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay, các chính sách hỗ trợ học tập đối với học sinh dân tộc thiểu số rất ít người được thực hiện đảm bảo đúng đối tượng và đủ định mức. Từ tháng 7/2017 đến tháng 7/2022, đã có 104.219 lượt trẻ em, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được thụ hưởng chính sách hỗ trợ học tập.
Cũng theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, để tháo gỡ những khó khăn, thực hiện các chính sách hỗ trợ hiệu quả hơn cho trẻ em, học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số rất ít người nhằm rút ngắn khoảng cách phát triển về giáo dục và đào tạo, trong thời gian tới cùng với việc thực hiện tốt các chính sách hiện hành, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn nhằm tạo điều kiện tốt nhất để phát triển giáo dục và đào tạo đối với các dân tộc thiểu số rất ít người.
Bên cạnh đó, rà soát mạng lưới trường, lớp cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em, học sinh dân tộc thiểu số rất ít người, kết hợp với tăng cường kiểm tra, giám sát và truyền thông các chính sách thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Theo Nghị định 57, đối tượng áp dụng là trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên thuộc 16 dân tộc có số dân dưới 10.000 người, gồm: Dân tộc Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ.
Về chính sách ưu tiên tuyển sinh, trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được ưu tiên vào học tại các cơ sở giáo dục phù hợp theo nguyện vọng.
Về chính sách hỗ trợ học tập, trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số rất ít người học tại các cơ sở giáo dục mầm non được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 30% mức lương cơ sở/trẻ/tháng.
Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 40% mức lương cơ sở/học sinh/tháng.
Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú hoặc là học sinh bán trú học tại trường phổ thông công lập có học sinh bán trú được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 60% mức lương cơ sở/học sinh/tháng.
Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 100% mức lương cơ sở/học sinh/tháng.
Học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường, khoa dự bị đại học, các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 100% mức lương cơ sở/người/tháng.
Thời gian được hưởng hỗ trợ 12 tháng/năm cho đối tượng có thời gian học đủ 9 tháng/năm trở lên; trường hợp đối tượng học không đủ 9 tháng/năm thì được hưởng theo thời gian học thực tế.
Học sinh lớp 4, 5 chỉ học tiếng Anh từ 1- 2 tiết/tuần, vì sao? Triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới tại khối lớp 1, 2, 3, nhưng do thiếu giáo viên nên nhiều trường tiểu học phải giảm số tiết của môn học tiếng Anh đối với khối lớp 4, lớp 5. Theo đó, môn tiếng Anh từ 4 tiết/tuần giảm xuống chỉ còn 1 - 2 tiết/tuần, khiến học sinh và phụ huynh...