Học sinh tự kỉ con nạn nhân tử vong ở hầm Kim Liên được hỗ trợ ăn học đến 16 tuổi
Cháu Nguyễn Văn Quân, con trai chị Đinh Thị Hải Yến, một trong hai nạn nhân tử vong trong vụ tai nạn tại hầm Kim Liên (Hà Nội) rạng sáng 1/5 vừa qua, sẽ được nhà trường hỗ trợ tiền ăn học đến năm 16 tuổi.
Chia sẻ với PV Dân trí sáng nay (4/5), bà Lê Thanh Hà, Hiệu trưởng trường Tiểu học Bình Minh (Hà Nội) cho biết, ban giám hiệu nhà trường đã quyết định tài trợ toàn bộ tiền ăn, học cho cháu Nguyễn Văn Quân từ nay cho đến lúc ra trường.
Hiện tại, Quân đang học lớp 5C (dành cho học sinh 14 tuổi), tại Trường tiểu học Bình Minh.
Sau khi nhận được thông tin, nhà trường cũng đã rất chia sẻ với gia đình. Không chỉ hiệu trưởng mà tất cả giáo viên trong trường đều bố trí thay phiên nhau đến dự lễ tang của chị Yến.
Ngay trong chiều 2/5, ban giám hiệu nhà trường đã quyết định tài trợ toàn bộ tiền ăn, học cho cháu Nguyễn Văn Quân từ nay cho đến lúc ra trường để đỡ đần phần nào gánh nặng mà người mẹ xấu số để lại.
Cũng theo Hiệu trưởng Thanh Hà, Trường Tiểu học Bình Minh có hai khối dành cho học sinh bình thường và học sinh chuyên biệt.
Chị Hải Yến (phải), một trong hai nạn nhân bị tử vong ở hầm Kim Liên (Hà Nội) do tài xế say rượu
Cháu Nguyễn Văn Quân là con chị Đinh Thị Hải Yến, một trong hai nạn nhân tử vong trong vụ tai nạn tại hầm Kim Liên (Hà Nội) rạng sáng 1/5 vừa qua, là học sinh khối chuyên biệt của trường này.
Do bị tự kỷ tăng động nặng, Quân vẫn cần người thân chăm sóc, giám sát và không học hoà nhập được.
Em sẽ được hỗ trợ toàn bộ tiền ăn, tiền học cho đến năm 16 tuổi – độ tuổi ra trường bậc Tiểu học với học sinh chuyên biệt.
Video đang HOT
Cô Lê Thanh Hà cho biết, Quân bị tự kỷ khá nặng, cộng với tăng động, vì vậy việc chăm sóc và nuôi dạy cháu gặp rất nhiều khó khăn, vất vả.
“Do phụ huynh không chia sẻ về hoàn cảnh gia đình nên cả nhà trường và nơi công tác của chị Yến đều rất ngỡ ngàng.
Hiện, bố của Quân cũng có sức khoẻ kém, việc làm chưa ổn định. Chúng tôi nghĩ, đây là hành động cần thiết để hỗ trợ phần nào cho em và gia đình trong lúc khó khăn”, cô Hà cho biết.
Chia sẻ thêm với PV, hiệu trưởng nhà trường cho hay, Quân là trường hợp đặc biệt của nhà trường từ trước đến nay.
Trước mắt, nhà trường sẽ dùng quỹ khuyến học để hỗ trợ học sinh Nguyễn Văn Quân. Sau đó, sẽ huy động phụ huynh học sinh đóng góp và cá nhân chị cũng sẵn sàng giúp đỡ.
Nhà trường cũng mong muốn các nhà hảo tâm gom góp cho em chút vốn nho nhỏ, gửi ngân hàng, để dành cho cuộc sống sau khi mẹ mất.
Cháu Nguyễn Văn Quân (áo trắng) trong đám tang mẹ.
Trước đó, như Dân trí đã đưa tin, khoảng 0h10′ sáng 1/5, tại hầm chui Kim Liên hướng đi Đại Cồ Việt, ô tô Mercedes mang BKS 30F-154.78 do tài xế Lê Trung Hiếu (SN 1980, trú tại phố Văn Cao, quận Ba Đình) điều khiển đã va chạm với chiếc xe máy hiệu Honda Vision đi cùng chiều.
Cú tông cực mạnh khiến hai người phụ nữ ngồi trên xe máy là chị Đinh Thị Hải Yến (SN 1976, ở Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và Trần Thị Quỳnh (SN 1976, ở Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội) tử vong.
Gây tai nạn, Lê Trung Hiếu lái xe bỏ chạy nhưng sau đó, khi quay lại gần hiện trường để nghe ngóng tình hình thì bị bắt giữ, đưa về Công an quận Hai Bà Trưng để phục vụ công tác điều tra.
Bước đầu, Hiếu khai nhận tối 30/4, anh này đi dự họp lớp ở một quán bia trên phố Thợ Nhuộm, sau đó đưa một số người bạn về.
Hiện, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Sinh viên ăn trưa cùng... hiệu trưởng
Có rất nhiều cách để tăng tương tác giữa trường học và sinh viên, trong đó có hoạt động sinh viên ăn trưa cùng ban giám hiệu.
Sinh viên Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM trong lớp học - BẢO HÂN
Bữa trưa đặc biệt
Cách thức tương tác giữa người học và nhà trường này sẽ được triển khai tại Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM trong thời gian tới.
Bữa trưa đặc biệt này sẽ kéo dài 1 tiếng đồng hồ vào trưa thứ 3 và 4 hằng tuần tại căn tin Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM. Chi phí bữa ăn sẽ do 2 bên cùng chi trả.
Sinh viên có nguyện vọng sẽ đăng ký trước với phòng Công tác sinh viên, trên cơ sở nội dung chia sẻ để bữa ăn được sắp xếp là hiệu trưởng hoặc các phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn.
Mục tiêu chương trình này đặt ra nhằm lắng nghe và chia sẻ kinh nghiệm sống, học tập và định hướng tương lai cho sinh viên. Đồng thời để trường lắng nghe các chia sẻ người học liên quan đến công tác dạy học tại trường.
Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM, cho biết sinh viên có rất nhiều tâm tư cần được chia sẻ, trong khi, thầy cô trong ban giám hiệu dường như là những "ông kẹ" với người học. Do vậy, việc trường tổ chức chương trình "Ăn trưa cùng hiệu trưởng" này nhằm giúp sinh viên gần gũi hơn với các thầy cô trong ban giám hiệu.
"Lắng nghe và giải đáp những băn khoăn của người học cũng chính là hoạt động phục vụ, chăm sóc người học tốt hơn", ông Tuấn nói.
Mở cửa phòng họp chờ... sinh viên
Trong khi đó, một số trường chọn cách khác để ban giám hiệu tiếp cận với sinh viên.
PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho biết đại diện nhà trường có nhiều cách để tương tác với người học. Thường xuyên nhất là kênh trao đổi trực tuyến thông qua các diễn đàn trên mạng xã hội, trường bố trí cán bộ trực thường xuyên để giải đáp các thông tin thường ngày cho sinh viên.
Bên cạnh đó, mỗi năm 2 lần trường tổ chức các cuộc gặp giữa lãnh đạo khoa và lãnh đạo trường để đối thoại trực tiếp, giải đáp các băn khoăn của người học.
Đáng chú ý, ông Dũng thông tin, mỗi tháng vào các thứ 5 của tuần cuối cùng, hiệu trưởng mở cửa phòng họp để gặp gỡ sinh viên. "Cách làm này của trường đã diễn ra trong 5-6 năm nay. Những sinh viên đến phòng họp này có băn khoăn liên quan trực tiếp tới việc dạy học nhưng đôi khi để chia sẻ tâm tư về cuộc sống", ông Dũng chia sẻ.
Trước khi có ý tưởng thực hiện chương trình "Ăn trưa cùng hiệu trưởng" nêu trên, Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM đã có lịch tiếp sinh viên vào chiều thứ 2 hằng tuần của ban giám hiệu.
Trong khi đó, thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cũng cho hay hằng năm trường tổ chức chương trình sinh hoạt sinh viên với thời lượng 30 tiết. Nội dung sinh hoạt gồm nhiều vấn đề về học vụ, hướng nghiệp, cập nhật chính sách mới trong năm học, gặp gỡ ban giám hiệu và lãnh đạo khoa. Ngoài ra, trường có fanpage Facebook để hỗ trợ giải đáp băn khoăn của sinh viên...
Theo thanhnien
Những 'cái tát' ngành giáo dục: Bắt đầu từ những cá nhân thiếu rèn luyện, tu dưỡng Theo bà Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, để dẫn tới những vụ việc phức tạp gần đây của ngành giáo dục đào tạo, có yếu tố chủ quan là chủ yếu, bắt đầu từ những cá nhân thiếu tu dưỡng, rèn luyện. Trường tiểu học Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội, nơi vừa có một giáo viên bị tố cho bạn...