Học sinh tự đánh giá: Khuyến khích người học tự chịu trách nhiệm, tự học
Bàn về đổi mới kiểm tra, đánh giá, PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các Khoa học giáo dục, Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội, nhấn mạnh đến việc HS tự đánh giá và cho rằng, đây là 1 cách khuyến khích người học tự chịu trách nhiệm, tự học.
Giờ học Ngữ văn tại Trường THCS-THPT Ban Mai, Hà Nội.
- Theo ông, việc kiểm tra, đánh giá (với chương trình hiện hành) cần thay đổi như thế nào để có thể tiệm cận được với chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được triển khai?
Chương trình giáo dục phổ thông mới chuyển đổi từ cách tiếp cận nội dung sang cách tiếp cận năng lực, và vì vậy việc kiểm tra đánh giá cũng cần phải thay đổi.
Cá nhân tôi thấy, mục tiêu cuối cùng của chương trình giáo dục là phải chuyển giao cho từng cá nhân học sinh “gánh nặng” của việc tự học để các em có kỹ năng học tập suốt đời.
Như vậy, các em phải được chủ động chọn lựa và tự chịu trách nhiệm về quá trình học của bản thân. Có nghĩa là các em tự đánh giá cùng giáo viên sẽ tốt hơn việc chỉ để giáo viên đánh giá. Vì kỹ năng tự đánh giá bản thân cũng là một cách khuyến khích người học tự chịu trách nhiệm và tự học.
Cũng đừng biến sự đánh giá thành những tình huống gắn nhãn hay đe dọa học sinh vì nó sẽ không hiệu quả. Thậm chí tình huống càng mang tính đe dọa, càng xuất hiện áp lực phải gian lận để ứng phó.
Tại trường, học sinh cần được động viên bởi mong muốn thành công, khám phá, phát triển và nâng cao trình độ chứ không phải bởi nỗi lo sợ thất bại.
Nhà trường có thể áp dụng chủ trương “không qui trách nhiệm” đối với các sai sót, coi lỗi lầm là cái tất yếu và là một cơ hội để học hỏi và phát triển. Có thể nghiên cứu để cho học sinh cũng được phép tự đánh giá về quá trình học của mình khi họ đã sẵn sàng hơn là cố định vào một thời điểm giáo viên yêu cầu. Và các em cần được tạo điều kiện dành thời gian để cải tiến công việc của mình nếu các em chưa đạt tiêu chuẩn đánh giá.
Video đang HOT
- Bộ GD&ĐT đã công bố dự thảo sửa đổi Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT về đánh giá, xếp loại học sinh THCS, THPT. Theo ông, những sửa đổi trong dự thảo đã đáp ứng được yêu cầu nêu ra ở trên?
Dự thảo đã có nhiều điểm mới tiên tiến để phù hợp với những nội dung chương trình giáo dục phổ thông mới.
Có một số điểm tôi muốn nhấn mạnh. Thứ nhất, đã cân bằng và kết hợp giữa đánh giá định lượng (điểm số) và định tính (nhận xét).
Thứ hai, đã chuyển trọng tâm từ đánh giá đầu ra sang đánh giá quá trình.
Thứ ba, đa dạng hóa loại hình kiểm tra đánh giá như hỏi đáp, thuyết trình, viết ngắn, thực hành, sản phẩm học tập dựa trên một khung tiêu chí đánh giá nhất quán.
Thứ tư, việc đánh giá đã theo hướng toàn diện hơn, không chỉ tập trung vào kiến thức mà còn xem xét cả khía cạnh thái độ và hành vi của cá nhân.
Thứ 5, quy định đánh giá mang tính chất động viên khuyến khích sự nỗ lực và tiến bộ.
Điều đó rất đúng với bản chất của việc đánh giá phải khuyến khích sự phát triển và hoàn thiện bản thân của học sinh.
- Bên cạnh những ưu điểm như nhận định ở trên, ông có góp ý gì thêm cho dự thảo này?
Tôi cho rằng, với quan điểm đánh giá toàn diện năng lực trên các khía cạnh nhận thức, thái độ tình cảm và hành động, coi trách nhiệm giáo dục là trách nhiệm của cả hệ sinh thai bao quanh trẻ, nên cần nghiên cứu để có thêm sự tham gia của các bên liên quan tham gia đánh giá người học.
Trong đó có cả những quan sát và nhận xét từ gia đình, phụ huynh; từ bạn bè đồng trang lứa và quan trọng nhất là khả năng tự đánh giá của học sinh so với những yêu cầu đặt ra từ đó có kế hoạch cải thiện.
Người giáo viên phải nêu rõ mục tiêu, các phương pháp và tiêu chí đánh giá của môn học; biết thiết kế các bảng, hoạt động ghi nhận,… liên quan đến nội dung học tập của môn học; hiểu được một cách toàn diện giá trị học tập và thực hành, thái độ của học sinh; hiểu quan điểm và thái độ của học sinh với các sự kiện và vấn đề khác nhau trong cuộc sống. Từ đó, cung cấp cho từng cá nhân học sinh những phản hồi rõ ràng trong quá trình các em tự đánh giá.
- Xin cảm ơn ông!
Dạy học trực tuyến: Tìm đường vượt khó
Hai tháng triển khai thử nghiệm, trải nghiệm dạy học trực tuyến đã cho một số kết quả khả quan. Tuy nhiên, chúng ta mới tiếp cận ở những cấp độ ban đầu của phương thức này.
Học qua truyền hình và Internet giúp học sinh nâng cao ý thức tự học. Ảnh: IT
Trên thực tế, các nguyên tắc sư phạm của dạy học số đặt ra yêu cầu, thách thức mới, rất khác so với sư phạm truyền thống, khó khắc phục trong ngày một, ngày hai.
Nguyên tắc dạy học: Chưa đồng bộ, đầy đủ
Nhiều năm nghiên cứu về công nghệ giáo dục, TS Tôn Quang Cường, Chủ nhiệm khoa Công nghệ giáo dục, Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) cho rằng: Dạy học trực tuyến hiện có những khó khăn, bởi chưa có gì bảo đảm về quản lý việc học tập của học sinh một cách bài bản, hệ thống; phần lớn mang tính riêng lẻ cho từng môn học, từng lớp hay cá nhân từng giáo viên, phụ thuộc vào sự nhạy bén, tích cực của một số bộ phận đội ngũ giáo viên.
Bên cạnh đó, hệ thống bài giảng mới chỉ được chuyển đổi cơ học từ những nội dung dạy học trước đây, còn "cứng" theo phân phối chương trình và tiến trình bài học có trong sách giáo khoa; Nội dung chưa đồng bộ theo các yêu cầu của việc số hóa nội dung. Phương pháp sư phạm của giáo viên còn hạn chế, cấu trúc tiến trình bài dạy còn mang tính ứng phó; Các nguyên tắc dạy học trực tuyến chưa được áp dụng và thực hiện đồng bộ, đầy đủ. Đặc biệt, yếu tố công nghệ chưa đồng bộ, bảo đảm sự tiếp cận đầy đủ, công bằng cho học sinh. Lịch trình, thời gian dạy học chưa được tính toán, cân nhắc phù hợp với bối cảnh xã hội, gia đình, tâm sinh lý, an toàn vệ sinh học đường...
"Quan sát một số giờ dạy của giáo viên có thể đưa ra vài nhận định sơ bộ: Thầy cô vẫn áp dụng cách dạy như trong điều kiện giáp mặt trực tiếp; Nói nhanh như khi giảng trên lớp; Khó thể hiện cảm xúc vì bị hạn chế tâm lý khi ngồi trước màn hình, máy quay; Ít dừng lại hỏi han, quan tâm đến học sinh xem có theo kịp bài giảng không.
Nhiều thầy cô vẫn sử dụng các bài giảng đã soạn sẵn từ trước, chưa tích hợp nội dung đa phương tiện tăng tính trực quan cho logic nội dung bài giảng, phù hợp với các kênh đa giác quan của học sinh. Vấn đề quản lý lớp qua màn hình trong các giờ lên lớp trực tuyến theo thời gian thực bị hạn chế do kỹ năng sử dụng giải pháp công nghệ. Các bài tập thực hành, kiểm tra nhanh chưa được tích hợp trong quá trình đánh giá thường xuyên trên lớp trực tuyến; tương tác với học sinh bị hạn chế khá nhiều..." - TS Tôn Quang Cường chia sẻ.
Không chuyển đổi cơ học
Đề xuất giải pháp, TS Tôn Quang Cường cho rằng: Ban giám hiệu nhà trường cần khẩn trương thống nhất và điều chỉnh lịch học, thời khóa biểu học các môn. Chuyển từ thời khóa biểu cho từng lớp sang lịch học theo môn và áp dụng chung cho từng khối lớp. Điều này có 2 điểm ưu việt: Tối ưu hóa việc bố trí thời gian, phân công giáo viên dạy (bố trí những giáo viên "ăn hình, ăn tiếng", giỏi chuyên môn để dạy chung cho toàn khối). Đồng thời, điều chỉnh lại kế hoạch nhà trường, sắp xếp lại lịch học cho hợp lý.
Tuyệt đối không chuyển đổi cơ học các tiết dạy (trước đây) thành các tiết dạy trực tuyến theo thời gian thực với thời lượng tương đương; ví dụ: 5 tiết (45 phút) thành 225 phút dạy trực tuyến liên tục trong một buổi. Nên bố trí xen kẽ các môn học, mỗi môn kéo dài khoảng 35 - 40 phút, giữa có giải lao 10 - 15 phút, mỗi buổi chỉ nên 3 tiết, ngày 2 buổi, thời gian bắt đầu và kết thúc buổi học linh hoạt, phù hợp với thời gian sinh hoạt gia đình học sinh hiện nay.
Về phía tổ chuyên môn, cần tập trung xây dựng các bài giảng chung theo hướng: Lựa chọn các nội dung cốt lõi nhất trong chương trình, tái cấu trúc các nội dung môn học thành các bài giảng theo hình thức khác nhau. Số hóa tối đa nội dung bằng các công cụ công nghệ (video, mô phỏng, hình ảnh, bài giảng PowerPoint, hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá...). Lựa chọn giáo viên có năng lực phù hợp với từng loại bài lên lớp để dạy trực tuyến theo thời gian thực cho học sinh toàn khối. Lập kế hoạch phân công cụ thể cho giáo viên phụ trách môn học của từng lớp tiếp tục bám sát tiến trình học tập của lớp.
Về nguyên tắc sư phạm, phương pháp triển khai, TS Tôn Quang Cường lưu ý, cách dạy học trực tuyến cần tuân theo nguyên tắc lớp học đảo ngược, dạy học hỗn hợp và dạy học cá nhân hóa. Theo đó, trước mỗi bài học trực tuyến phải cung cấp nội dung học tập, yêu cầu, tài liệu học tập trước cho học sinh. Trong quá trình giảng bài không ôm đồm, sa đà vào phân tích, giảng giải nội dung mà chủ yếu quan tâm xem học sinh tiếp thu được đến đâu, lưu ý đến các điểm học sinh chưa rõ. Thường xuyên nhắc lại nhiệm vụ yêu cầu của bài học; bố trí riêng một số giờ dạy trực tuyến để giải đáp, hướng dẫn học bài; giới thiệu, cung cấp và hướng dẫn đầy đủ các tài nguyên học tập (không chỉ là nội dung của SGK).
Bố trí thiết lập ngay hệ thống quản lý học tập (LMS), trước mắt có thể là những công cụ đơn giản và miễn phí. Tập hợp các tài nguyên dạy học, kể cả các tài nguyên để cho học sinh xem đi xem lại khi cần (video dạy học, bài giảng PowerPoint, văn bản, âm thanh, hình ảnh...). Thiết lập kênh liên lạc thường xuyên với cha mẹ học sinh để có các điều chỉnh và phối hợp kịp thời. - TS Tôn Quang Cường
Hiếu Nguyễn
Có nên giao nhiều bài tập cho học sinh khi nghỉ Tết? Tết là khoảng thời gian quan trọng để giáo dục trẻ, nhưng không phải bằng các bài tập củng cố kiến thức. Ảnh minh họa/internet Nhiều giáo viên trước khi nghỉ Tếtthường giao cho học sinh rất nhiều bài tập. Lý do các thầy cô đưa ra là để giúp học sinh giữ nền nếp học tập, tránh thời gian nghỉ lâu dẫn...