Học sinh Trường THPT Nguyễn Hiền: Chúng em không ghét môn Sử
Theo thầy hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hiền (Q.11, TPHCM) thì sự việc xé đề cương môn Lịch Sử chỉ là trò đùa nghịch của học trò nhưng bị người lớn đẩy đi quá xa. Trong khi đó, các học sinh của trường này đang tìm cách thanh minh cho mình.
Chỉ là trò nghịch ngợm
Thầy Nguyễn Cảnh Tân – Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hiền cho biết sự việc đã bị đẩy đi quá xa. Thầy Tân tường thuật lại rằng sự xảy ra vào chiều thứ sáu tuần trước (29/3), khi biết môn thi tốt nghiệp THPT, một số em phấn khích nên xé giấy vụn ném xuống sân trường, sau đó nhiều em hưởng ứng theo thành phong trào. Tuy vậy, đa phần đó là giấy nháp, tờ rơi quảng cáo của các trường đại học đến giới thiệu chứ không chỉ là đề cương môn lịch sử. Thực tế hình ảnh trong clip cho thấy đó là giấy vụn màu trắng trong khi đề cương của môn Sử rất dày và có bìa màu xanh. Không thi môn nào thì học sinh cũng mừng chứ không phải riêng môn Sử. Nếu từ những hành động này mà đánh giá học sinh ghét Sử, không học Sử là đánh giá vấn đề sai lệch.
Học sinhh Trường THPT Nguyễn Hiền (TPHCM) cho biết đang tìm cách để “lấy lại hình ảnh”.
Video đang HOT
Ngày hôm đó lãnh đạo trường cũng đã đến 14 lớp của khối 12 để nhắc nhở, phân tích cái sai và rút kinh nghiệm trong ứng xử với cái em. Ngay sau đó, các em này đã xuống dọn dẹp rác. “Vì là trò nghịch ngợm của học trò nhất là năm cuối cấp nên chúng tôi cũng giải quyết như thế chứ không kỷ luật các em. Một số em cũng đã đưa clip lên Facebook nhưng chúng tôi thấy vấn đề không có gì nghiêm trọng” – thầy Tân cho hay.
Tuy nhiên, đến ngày 7/4, một số trang mạng đăng lại clip này kèm theo câu bình luận không đúng sự thật. Thực tế, hiện tại các học sinh vẫn còn giữ tài liệu ôn tập môn Lịch sử. Thầy Tân cũng nói thêm rằng học sinh của trường học khá tốt các môn xã hội, đặc biệt là môn Sử có nhiều em đoạt giải thưởng Olympic, học sinh giỏi cấp thành phố.
Sự việc ồn ào khiến học sinh của trường bị sốc. Các em cho biết không ngờ chỉ là trò đùa nghịch lại gây sự việc nghiêm trọng như vậy. Em Thanh Nhi – học sinh lớp 12A3 chia sẻ: “Hôm đó em cũng xé giấy nhưng không phải tài liệu ôn Sử. Không thi môn Sử em cũng không mừng lắm vì môn này em học cũng khá. Hơn nữa tụi em vẫn còn giữ tài liệu môn Sử vì cô Vy chủ nhiệm dặn để dành sau này thi đại học”. Nhi cũng cho biết “những ngày qua chúng em buồn lắm, mọi người trên mạng bình luận, nhận xét chúng em như kẻ vô học”.
Còn em Thiện Phú thì cho biết chúng em đang cố gắng lấy lại hình ảnh cho học sinh nhà trường. Từ tối qua, các bạn khối 12 đã phát động với nhau cùng lên Facebook đăng lên avatar hình đề cương môn Sử. Nhiều em khối 11 cũng tham gia. Chúng em muốn mọi người biết là chúng em không ghét môn Lịch sử.
Trước sự việc học sinh xé đề cương ôn tập môn Lịch sử vì không thi tốt nghiệp THPT gây xôn xao trên cộng đồng mạng cuối tuần qua, GS.TS Đào Trọng Thi – Chủ nhiệm Ủy Ban Văn hóa Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội cho rằng làm như thế là phản cảm.
Theo GS.TS Đào Trọng Thi thì với một môn lý thuyết như môn lịch sử mà không phải thi thì tất nhiên các em rất là vui nên có hành động bộc phát như thế. Tuy nhiên có nhiều cách mừng không nhất thiết làm theo cách phản cảm như vậy.
Cũng theo ông Thi, điều này cũng đặt ra là phải thay đổi phương pháp dạy và học ở môn Sử và cả các môn khác. Riêng với môn Sử thì đang là điểm nóng cần phải thay đổi về chương trình, phương pháp, nội dung để hấp dẫn học sinh và có hiệu quả cung cấp kiến thức với lối sống hiện đại. Không nhất thiết phải nhớ từng con số mà phải giúp học sinh hiểu được ý nghĩa, đánh giá giá trị của sự kiện nào đó.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi động Quốc hội cũng cho rằng về sau thì các môn học cần được đối xử công bằng như nhau ngay cả trong các kỳ thi. Chẳng hạn như thi 6 môn nhưng ngoài Văn, Toán, Ngoại ngữ là bắt buộc thì các môn khác các em có thể tự chọn chứ không nhất thiết phải thi cùng nhau. Thực tế tỉ lệ tốt nghiệp THPT hiện nay rất cao. Cuộc thi chỉ là cách kiểm tra kiến thức thành thử vì sao không tôn trọng quyền lựa chọn theo sở thích của các em.
Lê Phương
Theo Dan tri
Môn Sử vẫn có sức hấp dẫn
Ngày 10-1 Hội Những người đồng ý đổi mới phương pháp học lịch sử-Dương Tố Đào đã chính thức gia nhập cộng đồng qua Facebook, hiệu ứng từ trăm nghìn lượt truy cập vào clip "Việt Nam, hình hài một chữ S". Điều này một lần nữa cho thấy trái ngược với xu hướng thờ ơ với môn Lịch sử trong trường học, giới trẻ rất quan tâm và mong chờ cách tiếp cận mới với kho dữ liệu về lịch sử dân tộc Việt.
"12 năm học sử không bằng 10 phút xem clip"
Đây là lời chia sẻ của một trong những người được xem clip "Việt Nam, hình hài một chữ S" với tác giả Dương Tố Đào, ĐH Công nghệ Sài Gòn. Dành toàn bộ 3 tháng làm đồ án tốt nghiệp để tập trung vào đề tài kết hợp lịch sử Việt Nam với ngôn ngữ đồ họa infographic nói về cương vực lãnh thổ Việt Nam, Dương Tố Đào chia sẻ, đi đôi với tiến trình phát triển, thay đổi cương vực của lãnh thổ đất nước là những sự kiện, cột mốc liên quan đến nó. Từ đó người xem sẽ có một cái nhìn cơ bản về kiến thức Lịch sử Việt Nam thông qua một chuỗi xâu kết xuyên suốt đó là "cương vực lãnh thổ". Dương Tố Đào cho biết, mong muốn khi làm đề tài này của cô là để người xem thấy được, tuy đất nước ta có diện tích nhỏ bé nhưng để có được và giữ được nó lại là cả một quá trình vô cùng gian nan, vất vả.
Hiệu quả có lẽ đã vượt quá trông đợi của Dương Tố Đào khi đồ án của cô được bảo vệ thành công và nhận được sự hưởng ứng lan truyền mạnh trên cộng đồng mạng chỉ sau 4 ngày clip được đưa lên Youtube. "12 năm mài ghế nhà trường cũng không bằng 9 phút ngồi xem clip... Tuyệt vời!!! Lịch sử dạy chúng ta cách để yêu nước, ấn tượng nhất khúc thời gian chiến tranh gần gấp đôi thời gian hòa bình và chúng ta cần phải làm gì để giữ gìn, bảo vệ và phát triển đất nước."... liên tục các ý kiến như vậy được độc giả chia sẻ với tác giả trên trang thông tin cá nhân của Dương Tố Đào. Trong số đó, có cả ý kiến của những giáo viên chuyên môn khi khẳng định dù bản thân dạy học được 10 năm nhưng phải cố gắng học theo cách làm của tác giả để truyền tải kiến thức đến học sinh một cách đơn giản và hiệu quả hơn.
Học Lịch sử: thích rồi lại quên ngay
Trước sự hưởng ứng và mong muốn của nhiều bạn đọc về việc cần thiết phải có sự đổi mới phương pháp dạy và học môn Lịch sử - cô Nguyễn Ánh Vân, giáo viên dạy Lịch sử THCS ở Hà Nội khẳng định "Rõ ràng là việc áp dụng công nghệ thông tin, đưa hình ảnh vào bài giảng môn Lịch sử thường gây được nhiều hào hứng cho học sinh khi vốn dĩ môn này không được học sinh, phụ huynh coi trọng". Tuy nhiên, cô Vân cho rằng, các bài giảng có đầu tư như vậy không thể tiến hành thường xuyên vì điều kiện cơ sở vật chất các trường học không thể đáp ứng được.
Nguyễn Hoàng Mi, học sinh chuyên Sử, trường THPT Chu Văn An cho biết, em đã xem clip này và thấy nội dung thể hiện khá hấp dẫn. "Vì là dân chuyên nên chúng em ở trường sẽ có hai chương trình song song. Một là học theo đúng chương trình sách giáo khoa phổ thông, hai là học theo các chuyên đề được soạn riêng cho khối chuyên. Điều này cho thấy sự khác biệt lớn giữa một bên chỉ là dạy và học theo đúng sách giáo khoa và một bên là sự đầu tư công sức của thầy cô, đưa các trang thiết bị thông tin vào giáo án được soạn theo cách thức hoàn toàn khác để giúp học sinh hiểu, nhớ và yêu thích bộ môn này" - Nguyễn Hoàng Mi chia sẻ.
Bên cạnh đó, cô Nguyễn Ánh Vân cho rằng, đổi mới phương pháp dạy học cũng không thể đem lại hiệu quả như mong muốn bởi theo giáo viên này, chương trình và sách giáo khoa Lịch sử dù có đổi mới nhưng vẫn chưa thực sự đem lại hứng thú cho học sinh. Cũng chính vì vậy, việc có đưa nhiều tranh ảnh hay phim, truyện vào cho học sinh thì các em cũng chỉ hào hứng, thích thú được một thời gian rồi gần như lại mất hết kiến thức với những nội dung học như hiện tại.
Theo ANTD
5 tiết học 'không thể không yêu' ở trường Ams Bất kỳ ngôi trường nào cũng sở hữu những tiết học không thể cool hơn và trường Ams cũng không ngoại lệ. Là một ngôi trường nổi danh với thành tích học tập thuộc "hàng khủng", điều kiện cơ sở vật chất có 1 không 2 nhưng không vì thế mà các mặt khác của trường Ams kém hấp dẫn. Minh chứng rõ...