Học sinh trường Phú Nhuận tự hào về lớp học khang trang
Ngôi trường có diện tích khá rộng với cơ sở vật chất hiện đại.
Trường PTTH Phú Nhuận trước đây tọa lạc tại góc đường Lê Văn Sỹ và Đặng Văn Ngữ, TP. Hồ Chí Minh. Đến tháng 1/2008, trường được dời về địa điểm mới xây dựng tại số 5 đường Hoàng Minh Giám, quận Phú Nhuận.
Năm học 2013 – 2014, trường có 1975 học sinh chia thành 48 lớp và 120 cán bộ công nhân viên. THPT Phú Nhuận sở hữu trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại gồm: các phòng thí nghiệm, phòng lab, thư viện… Trường cũng xây dựng sân bóng đá nhân tạo đạt chuẩn và khu vực chơi bóng rổ, sân trường có diện tích khá rộng. Xung quanh trường trồng rất nhiều cây xanh tạo bóng mát.
Điểm chuẩn đầu vào khối 10 của trường là 32,5 điểm. Năm vừa qua, học sinh của trường đỗ tốt nghiệp THPT 100% và đậu ĐH, CĐ: 95.1%.
Học sinh của trường tạo ấn tượng bởi vẻ ngoài tự tin, năng động, đặc biệt là rất tích cực trong các hoạt động xã hội, thiện nguyện. Các lớp thường xuyên tổ chức quyên góp, giúp đỡ người nghèo và những bạn gặp khó khăn hơn mình.
Một số hình ảnh của trường:
Cổng trường được xây dựng khang trang.
Các bạn nam xếp ghế trước giờ chào cờ.
Video đang HOT
Một lớp học cùng nhau đội mũ ông già Noel.
Học sinh trong giờ chào cờ.
Những bản tin dễ thương của học sinh trường PTTH Phú Nhuận.
Sân bóng rổ.
Cơ sở vật chất hiện đại của trường.
Hai nữ sinh xinh xắn
Thư viện với rất nhiều tài liệu bổ ích phục vụ cho việc học của học sinh trong trường.
Lớp học rực rỡ mùa Giáng sinh.
Phòng lab khá hiện đại.
Khu vực làm thí nghiệm.
Sân bóng đá mini (Ảnh: web trường)
Theo Trithuc
Đói ở lớp học bản Dao
Đã nghe và thấy những khó khăn của nhiều lớp học ở vùng cao, nhưng khi tận mất chứng kiến những khốn khổ của lớp học "3 trong 1" ở bản Dao Tân Phượng, chúng tôi vẫn không khỏi chạnh lòng...
Quặn lòng những cặp lồng "mì tôm"Chúng tôi ghé thăm khu tập thể của 12 giáo viên Trường Mầm non Tân Phượng (huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái). Đó là một dãy nhà lợp cọ, nền đất, chia thành 6 phòng, mỗi phòng chỉ 3m2. Chứng kiến cảnh các cô phải chen chúc trong gian bếp nhỏ, bữa cơm chỉ có cá mắm và đậu phụ, chúng tôi thấu hiểu được phần nào cuộc sống của các thầy cô nơi đây.
Trò chuyện với cô giáo Hoàng Lệ Hằng - Hiệu trưởng nhà trường, chúng tôi được biết: Tân Phượng là xã vùng cao với 100% dân số là người Tày và Dao. Tỷ lệ hộ đói chiếm trên 50%. Trường Mầm non xã Tân Phượng chưa có một phòng học nào, biển hiệu của trường cũng chưa có vì ngay cả điểm trường chính còn phải đi học nhờ trường THCS. 4 điểm lẻ cũng phải học nhờ và học tạm trong nhà lá.
Do không có phòng học nên các cháu phải học ghép 3 lứa tuổi (3, 4, 5 tuổi). Hiện nay chỉ có điểm trường chính là có nhân viên nấu ăn, còn tại các điểm lẻ do đường đi lại khó khăn, không có kinh phí nên các phụ huynh phải tự túc bữa ăn cho các cháu, bằng cách mỗi sáng khi đưa con đến lớp, phụ huynh lại xách theo cặp lồng cơm đến gửi các cô.
Nói đến đây giọng cô Hằng nghẹn lại, cô mở chiếc điện thoại trên tay có quay hình những chiếc cặp lồng cơm của các bé cho tôi xem, trong đó chỉ có mì tôm, cơm không, hoặc một cái bánh nếp không nhân, may mắn chỉ vài cặp lồng có ít cá mắm hay con tôm. Cô Hằng cho hay, mì tôm được nấu từ sáng nên đến bữa trưa đã trở nên nhão như cháo. Thậm chí, vào những ngày đói giáp hạt cơm còn phải độn thêm sắn...
Bữa cơm cho trẻ mầm non ở Tân Phượng chủ yếu là mì tôm và cơm độn sắn
Quyết tâm bám bản
"Biết là bữa ăn của các cháu thiếu chất dinh dưỡng nên nhà trường đã nhiều lần họp và nhắc nhở phụ huynh phải cố gắng nâng cao khẩu phần cho các bé, nhưng do hoàn cảnh ai cũng khó khăn nên không dễ để thay đổi". Cô giáo Hoàng Lệ Hằng
"Dù rất khó khăn nhưng điều khiến chúng tôi cảm phục là các phụ huynh vẫn đưa con đến lớp thường xuyên, và có rất ít cháu nghỉ học"- cô Hằng cho biết. Đó chính là động lực khiến các cô giáo bám bản, bám lớp.
Cô giáo Hoàng Thị Thức, một giáo viên trẻ, ra trường năm 2008, tình nguyện lên đây công tác từ những ngày nơi đây còn chưa có điện. Sau khi lập gia đình, cô vẫn tiếp tục bám trụ ở đây và khắc phục khó khăn bằng việc đưa con gái 2 tuổi lên đây học chữ. 5 năm gắn bó, nơi đây đã trở thành quê hương thứ hai của mẹ con cô. "Dù khó khăn đến mấy, mẹ con tôi sẽ vượt qua, mong sao các trò nghèo nơi đây sẽ học được thật nhiều cái chữ"- cô giáo Thức tâm sự.
Chia tay các cô khi trời bắt đầu nhá nhem tối. Con đường gập ghềnh, giờ thêm cái lạnh và đêm tối như trở nên xa hơn... Vậy mà trong suốt quãng đường dài ấy, trong đầu tôi chỉ hiện lên hình ảnh của những chiếc cặp lồng mì tôm lạnh lẽo và nhão nhoét...
Theo Trithuc
Lớp học đặc biệt giữa rừng U Minh Thượng Gần 70 tuổi, bệnh tật, nghèo khó nhưng 13 năm qua, hai vợ chồng nhà giáo Trần Văn Nhâm, Lê Ngọc Lệ vẫn miệt mài gieo chữ cho hàng trăm trẻ nghèo giữa rừng U Minh Thượng. Ngôi trường tình thương của thầy Nhâm, cô Lệ được dựng trên mảnh đất mượn của người quen ở ấp Xẻo Nhàu A (xã Tân Thạnh,...