Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú: Sẽ được thay đổi chế độ tài chính
Cử tri tỉnh Kiên Giang kiến nghị về chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú và trường dự bị đại học dân tộc.
Ảnh minh họa/INT
Cử tri tỉnh Kiên Giang kiến nghị: Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 29/5/2009 của Bộ Tài chính và Bộ GD&ĐT, về hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú và trường dự bị đại học dân tộc, đã thực hiện trên 10 năm.
Video đang HOT
Một số nội dung, quy định không còn phù hợp; định mức hỗ trợ thấp (quy định mức học bổng chính sách bằng 80% mức lương tối thiểu của Nhà nước/12 tháng/năm). Một số nội dung cấp đồ dùng học phẩm không còn phù hợp với khối THCS, THPT, nhất là quy định danh mục cấp ban đầu quá chi tiết, thậm chí không cần thiết.
Bên cạnh đó, trang phục cấp cho học sinh chỉ được 1 lần như: Chăn, chiếu, đồng phục khó sử dụng trong suốt 3 năm học. Kiến nghị Bộ Tài chính, Bộ GD&ĐT xem xét có lộ trình tăng mức hưởng học bổng cho các em. Đồng thời nên quy định khung cứng về danh mục cấp phát đồ dùng để các trường linh hoạt thực hiện theo điều kiện thực tế. Đối với chăn, chiếu, đồng phục quy định được trang bị cấp 2 lần/khóa học.
Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT bày tỏ đồng thuận và tiếp thu ý kiến của cử tri. Bộ GD&ĐT cho biết đã có Quyết định số 4929/QĐ-BGDĐT ngày 28/12/2021 ban hành Chương trình soạn thảo, văn bản quy phạm pháp luật, quyết định cá biệt của Bộ GD&ĐT năm 2022. Theo đó, Bộ GD&ĐT sẽ xây dựng Nghị định mới tích hợp các nội dung để thay thế Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn và Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 29/5/2009 của Bộ Tài chính và Bộ GD&ĐT về hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú và trường dự bị đại học dân tộc.
Trong quá trình soạn thảo Nghị định, Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, tham mưu đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung chính sách phù hợp với thực tiễn và khả năng cân đối ngân sách của Nhà nước.
TP HCM: Gần 2.300 học sinh thi vào lớp 10 Trường Phổ thông Năng khiếu
Sáng 4-6, gần 2.300 học sinh đã có mặt tại các điểm thi để tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trường Phổ thông Năng khiếu - ĐHQG TP HCM, kỳ thi diễn ra từ ngày 4 đến 6-6.
Thí sinh tham dự kỳ thi này phải làm 4 bài thi, trong đó có 3 bài thi không chuyên bắt buộc gồm: toán, ngữ văn và tiếng Anh. Bài thi tự chọn nằm trong số các môn toán, lý, hóa, sinh, ngữ văn, tiếng Anh và tin học. Mỗi thí sinh được đăng ký dự thi tối đa 2 môn chuyên. Điểm bài thi sẽ tính theo thang điểm 10, bài thi không chuyên tính theo hệ số 1, bài thi chuyên tính theo hệ số 2.
Năm nay, trường nhận 595 chỉ tiêu chuyên. Như vậy, tỉ lệ chọi sẽ là 1/3,9. Tỉ lệ chọi lớp tiếng Anh và toán cao nhất là 1/14 và 1/9,6, do 2 môn chuyên này có thí sinh dự thi đông nhất.
Thí sinh dự thi vào lớp 10 Trường Phổ thông Năng khiếu, sáng 4-6
Năm học 2022-2023, Trường Phổ thông Năng khiếu thay đổi toàn diện phương thức tuyển sinh. Trong đó, nổi bật nhất là việc dừng tuyển các lớp không chuyên và mở thêm các lớp chuyên theo lĩnh vực, như lớp chuyên khoa học tự nhiên và công nghệ, lớp chuyên khoa học xã hội. Trong đó, các lớp chuyên lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ sẽ chú trọng nâng cao năng lực tư duy liên ngành trong giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực như: khoa học tự nhiên, khoa học sự sống, khoa học sức khỏe, công nghệ, môi trường...; đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo kết hợp với các chuyên đề giáo dục STEM để định hướng nghề nghiệp liên quan.
Các lớp chuyên lĩnh vực khoa học xã hội chú trọng nâng cao năng lực tư duy liên ngành trong giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực như: văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội...; đồng thời ứng dụng phương tiện thông tin - truyền thông, kiến thức về văn hóa và con người kết hợp định hướng nghề nghiệp liên quan (tâm lý học, xã hội học, kinh tế, báo chí, luật...).
Trẻ tự kỷ học hòa nhập: Cần lắm sự sẻ chia Ngoài Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh, hiện nay, trên địa bàn có nhiều trường phổ thông có học sinh mắc chứng tự kỷ (MCTK) đang học hòa nhập. Trong lớp có học sinh MCTK, giáo viên không chỉ vất vả hơn mà còn phải đối mặt với những phản ứng khá mạnh của...