Học sinh trường Minh Khai (TPHCM) ôm nhau khóc nức nở chia tay thầy cô, bạn bè
Tuổi 18, cái tuổi sống theo chủ nghĩa “vô sản”, chỉ có 1 bụng kiến thức cùng tâm hồn đầy mơ mộng. Ấy thế mà đây là cái tuổi luôn khiến chúng ta sau này nhớ đến nhiều nhất.
Chia tay chưa bao giờ mang mỗi ý nghĩa kết thúc, đôi khi chia tay mới chính là sự bắt đầu 1 điều mới lạ hơn trong cuộc sống, cánh cửa này đóng lại thì cánh cửa khác mới mở ra, tương lai dẫu không biết tốt xấu ra sao, chỉ biết rằng, người khác sống được thì chúng ta cũng trải qua được.
Tuổi 18, cái tuổi sống theo chủ nghĩa “vô sản”, chỉ có 1 bụng kiến thức cùng tâm hồn đầy mơ mộng. Ấy thế mà đây là cái tuổi luôn khiến chúng ta sau này lưu tâm nhiều nhất, có thể chiếc vé đi đến tuổi học trò chỉ có 1 chiều, mỗi khi đi qua rồi chắc chắn chúng ta không thể nào quay lại lần thứ 2.
Cái thời mỗi khi đi ngang trường cấp 3 thì cho dù cổng trường có cao vời vợi đi chăng nữa cũng luôn hy vọng có thể chen được 1 bàn chân vào trong đó, nhưng đến ngày ra trường rồi lý trí lại đánh vật đôi chân, lòng muốn làm người lớn nhưng bàn chân lại cứ ngập ngừng khi không nỡ rời xa ngôi nhà thứ 2, nơi cho ta tri thức, tình bạn, sự cảm thông, thấu hiểu,….
Để mạnh mẽ đón chờ thử thách mới sau khi rời khỏi mái trường thân yêu, các teen 2k1 của ngôi trường trên trăm tuổi Nguyễn Thị Minh Khai đã được tiếp thêm sức mạnh trong buổi Lễ tri ân và trưởng thành được nhà trường tổ chức với nhiều hoạt động “chất như nước cất”, nhằm mong muốn các bạn lớp 12 sẽ có những bước chân đầy kiêu hãnh mà vững chắc trên bước đường tương lai.
Năm nay concept xây dựng Lễ tri ân và trưởng thành như 1 trò chơi chứ không đặt nặng cảm xúc, đề cao văn hoá “chill” của giới trẻ với các hoạt động trao ruy băng gồm 5 màu truyền thống, tri ân – trưởng thành, cộng hưởng, truyền nến và dạ vũ.
Được biết hành động trao ruy băng là 1 tiết mục truyền thống của trường Nguyễn Thị Minh Khai từ lâu, gồm 5 màu tượng trưng cho tình yêu, crush, bạn bè, thầy cô và làm hoà. Mỗi bạn sẽ được phát dây dựa theo ý muốn và các bạn sẽ trao đi những sợi dây ruy băng đó cho người khác. Thành ra, trong sân trường nhìn vào tay ai càng nhiều ruy băng chứng tỏ người đó được mọi người quan tâm nhiều nhất.
Các bạn học sinh trao dây ruy băng cho nhau
Trong buổi Lễ tri ân và trưởng thành không thiếu những giây phút thiêng liêng này. Thế mới biết, trong mắt cha mẹ con cái mãi là trẻ thơ
Video đang HOT
“Chúng con hạnh phúc khi suốt 3 năm qua luôn có cô ở bên cạnh”
Cùng “cháy” lên thôi mọi người ơi!
Xin cảm ơn những năm tháng thanh xuân chúng ta được làm bạn của nhau
Con đường trong sân trường nay đã được các bạn Minh Khai biến thành sàn để cùng nhau quẩy đêm cuối bên nhau
Với chủ đề mới lạ có nhiều hoạt động sôi nổi nhưng lẫn trong đám đông, không ít giọt nước mắt đã lăn dài trên má trong đêm cuối của tuổi học trò. Khóc chưa bao giờ là yếu đuối, khóc để biết rằng chúng ta đã từng có 1 ký ức thời áo trắng thật đẹp bên nhau suốt 3 năm dưới mái trường Minh Khai này.
1 Khoảnh khắc đẹp nhưng lại gây đau lòng cho những kẻ FA
Cảm xúc 1 khi đã dâng trào thì khó mà kìm nén được
Dù cố giấu nhưng những giọt nước mắt vẫn tuôn rơi trên gương mặt các teen 2k1 Nguyễn Thị Minh Khai
Theo Trí Thức Trẻ
Học sinh Lê Hồng Phong khóc nức nở trong ngày chia tay tuổi học trò
Hàng trăm học sinh lớp 12 THPT Chuyên Lê Hồng Phong (quận 5, TP.HCM) đã trao cho nhau những cái ôm thật chặt trong giờ phút cuối cùng ngồi trên ghế nhà trường.
Sáng 18/5, khoảng 1000 học sinh lớp 12 THPT Chuyên Lê Hồng Phong đã cùng tham gia màn nhảy flashmob kéo dài 15 phút. Đây là kết quả của hơn 2 tháng tập luyện kĩ lưỡng vào cuối mỗi buổi học. Sau ngày hôm nay, thế hệ 2001 của trường chỉ còn vài buổi học nữa là chia tay nhau mãi mãi.
Trải qua 11 năm, chương trình truyền thống khối 12 đã trở thành "đặc sản" của trường Chuyên Lê Hồng Phong. Từ những vòng chạy quanh sân trường, những trò chơi đơn giản, chương trình đã phát triển thành hoạt động nhảy flashmob hoành tráng, thu hút phần lớn các bạn học sinh cuối cấp tham gia. Giờ đây hoạt động này còn trở thành tiền đề cho các trường cấp 3 trong thành phố cùng hưởng ứng.
Giơ cao những chiếc khăn màu vàng in hình đồng hồ cát tượng trưng cho thời gian, mỗi bạn học sinh khối 12 như muốn đóng băng những giây phút cuối cùng của tuổi học trò
.
Đối với những chàng trai, cô gái đang học năm cuối tại trường, đây là quãng thời gian đáng quý nhất khi vừa phải căng thẳng tập trung cho kỳ thi lớn sắp tới, vừa là lúc phải nói lời chia tay bạn bè, thầy cô sau 3 năm gắn bó.
Sau màn flashmob, các bạn cùng khoác vai nhau ngân nga những bài ca quen thuộc. Có lẽ đây sẽ là khoảnh khắc cuối cùng những người bạn này được đứng bên nhau, mặc trên mình chiếc áo trắng in tên ngôi trường chuyên danh giá bậc nhất Sài Gòn.
Cùng nhau nghịch ngợm, hòa vào điệu nhảy đang "hot" trên mạng xã hội.
Tinh nghịch trong những màn hò reo đầy ắp tiếng cười. "Mấy ngày cuối cùng, đứa nào cũng cố gắng đi học đầy đủ. Các bạn gái dường như xinh hơn, cô cũng dễ tính hơn, thời gian như trôi nhanh hơn. Sau này không biết có còn cơ hội ngồi lại bên nhau đông đủ như hôm nay không".
Và không thể thiếu những giọt nước mắt đầy tiếc nuối. Nếu được hỏi năm tháng nào đẹp nhất, câu trả lời chắc chắn sẽ là thanh xuân. Mùa hè chia tay, nắng đẹp hơn, trời trong hơn, tình bạn thân thiết hơn, tình yêu ngây thơ hơn, mọi kí ức cũng còn nguyên vẹn hơn.
Cuối buổi lễ, cô và trò xúc động ôm nhau trên sân trường. Cấp 3 là quãng thời gian khó quên nhất. Là bài kiểm tra văn viết mãi không xong, là những đêm miệt mài giải toán, là cô bạn cùng bàn dễ thương, là nỗi lo lắng trước khi phải thật sự trưởng thành, bước vào đời.
"Em sẽ rất nhớ mọi người, nhớ mỗi sáng hối hả chạy vào lớp cho kịp giờ hay những lần lo lắng cô gọi lên kiểm tra bài mà chưa thuộc. Nhiều kỉ niệm lắm mà giờ em không thể nhớ hết".
Các bạn nam sinh cũng không giấu được những giọt nước mắt.
Những cái ôm thật chặt, tạm biệt thầy cô, bè bạn và mái trường thân yêu với biết bao kỷ niệm.
Felix (lớp 12 Nhật) được ba mẹ cùng đến chứng kiến khoảnh khắc cuối cùng của đời học sinh: "Bây giờ cảm xúc em khó tả lắm, vui vì cuộc đời sắp rẽ sang một ngã rẽ mới nhưng cũng buồn vì từ nay không còn được gặp các bạn thường xuyên nữa".
"Chia tay nhé rồi ngày vui ta gặp lại".
Theo Zing
Hiệu trưởng trường tư là ai?: Dễ 'mất ghế' mà không cần lý do! Chỉ sau 4 tháng được bổ nhiệm, hiệu trưởng một trường ĐH tư thục phải viết đơn từ nhiệm. Đây chỉ là một trong rất nhiều trường hợp cho thấy làm người đứng đầu một trường tư không phải chuyện đơn giản. Ngày 1.3.2017, Trường ĐH Hoa Sen chuyển giao từ HĐQT cũ sang mới. Sau đó, PGS-TS Lưu Tiến Hiệp làm hiệu...