Học sinh trường Gateway học thông qua trải nghiệm thực tế
Các hoạt động học mà chơi trong chuyến dã ngoại giúp học sinh Trường Gateway hiểu hơn về hệ sinh thái, phát triển khả năng tư duy, làm việc nhóm…
Chuyến dã ngoại thăm rừng Cúc Phương và Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam là hoạt động thường niên do Trường Phổ thông liên cấp Quốc tế Gateway tổ chức. Việc học tập thực tế với chuỗi hành trình dã ngoại là dịp để các em phát triển khả năng quan sát, trí thông minh cùng những kỹ năng của thế kỷ 21 như: tư duy, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề, tự tin và rèn luyện tinh thần đồng đội.
Không đơn thuần là hoạt động tham quan, những chuyến dã ngoại này luôn gắn với dự án học tập như khoa học, sinh học, văn học… giúp trẻ có thêm nhiều kiến thức bổ ích, biết trân trọng những điều nhỏ bé trong cuộc sống và hòa đồng khi tham gia các hoạt động tập thể cùng bạn bè, thầy cô.
Những loài thực vật tưởng chừng chỉ được nhìn trên tranh ảnh, giờ đây các em được tự tay sờ và thu hoạch mẫu. Thông qua đó, học sinh có thể hiểu thêm về tổng quan của rừng quốc gia Ba Vì như hệ sinh thái, động vật rừng và cách bảo tồn.
Nếu như các bạn học sinh lớp 6 sưu tầm lá cây gân hình, lá mọc đối, mọc cách và tìm hiểu về lá đơn, lá kép thì chuyến dã ngoại lần này, học sinh khối 7 sẽ tìm và lưu lại hình ảnh của các loại côn trùng. Đặc biệt, với hoạt động tự khám phá rừng trong khu vực cho phép, nhiều học sinh đã được các chú kiểm lâm chia sẻ, giải đáp các thắc mắc về rừng cũng như kỹ năng sinh tồn khi đi rừng.
Video đang HOT
Học sinh hăng hái tham gia trồng rừng. Theo đại diện trường, với hoạt động này, các em không chỉ biết cách bảo vệ thiên nhiên mà còn học được những kỹ năng trong cuộc sống như trồng cây, chăm sóc cây, lao động…
Những hàng cây đầu tiên được trồng lên bởi thầy trò Trường Gateway.
Nếu như học sinh Trường Phổ thông Liên cấp Quốc tế Gateway Hà Nội dã ngoại tại rừng Cúc Phương thì Gisers (cách gọi học sinh ở Gateway) Hải Phòng đã có một chuyến dã ngoại bổ ích tại làng văn hóa các dân tộc Sơn Tây Hà Nội – nơi tập trung tái hiện, gìn giữ, phát huy và khai thác các di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam.
Tại đây, các em được tìm hiểu thêm về kiến trúc cũng như phong tục tập quán của các dân tộc khắp cả nước như Chăm, Xơ Đăng, Ê Đê, Khơ Me. Bên cạnh đó là những trải nghiệm chế biến món ăn dân tộc đặc trưng; tham gia các trò chơi dân gian.
Sau quá trình khám phá thiên nhiên, học sinh tham gia chuỗi hoạt động gắn kết như đốt lửa trại, chơi trò chơi, biểu diễn văn nghệ… gần khu nhà cộng đồng. Các đội, nhóm tham gia hoạt động vận động trải nghiệm đều có thành viên của nhiều khối, lớp khác nhau. Chính cách sắp xếp này giúp các em có cơ hội làm quen với nhau, từ đó xây dựng tinh thần đoàn kết của toàn trường.
“Kỹ năng làm việc đội nhóm rất quan trọng. Một bạn không cố gắng, không tập trung có thể ảnh hưởng đến cả nhóm. Vì vậy, với những hoạt động tăng tính gắn kết, các con sẽ học tinh thần đoàn kết, hiểu được sự nỗ lực cố gắng ở mỗi thành viên”, thầy Nguyễn Hoàng Quyền, giáo viên trường Phổ thông Liên cấp Quốc tế Gateway chia sẻ.
Các Gisers kết chúc một ngày team-building với nhiều hoạt động trải nghiệm lồng ghép những bài học ý nghĩa về tình thầy trò, bạn bè, sự gắn kết của đồng đội trong cùng một nhóm, về sự vượt khó để hoàn thành mục tiêu.
Cũng theo thầy Hoàng Quyền, điều các em học được trong chuyến dã ngoại còn là chỉ số vượt khó – AQ (Adversity Quotient). Chuyến đi với những khó khăn cần vượt qua như địa hình, thời tiết và những thử thách đồng đội đã giúp các bạn học sinh trưởng thành, mạnh mẽ và kiên cường hơn để chinh phục những thành công trong tương lai.
Bạn Nguyễn Tuệ Minh, lớp 6 Montreal, chia sẻ: “Thông qua chuyến đi này, em học được những kỹ năng sinh tồn, hiểu và thấy yêu thiên nhiên hơn. Đặc biệt, với những kỹ năng mới biết về việc trồng cây, em rất muốn truyền đạt lại cho ba mẹ và bạn bè để mọi người cùng biết cách bảo vệ trái đất và môi trường”.
Thế Đan
Theo VNE
Những kỹ năng nhà tuyển dụng cần nhất ở sinh viên
Kỹ năng ngôn ngữ hay đàm phán không phải điều nhiều nhà tuyển dụng cần nhất ở một sinh viên mới ra trường.
Tổ chức QS và Viện tuyển dụng sinh viên (ISE) của Anh quốc đã tìm hiểu về những kỹ năng nhà tuyển dụng cần ở sinh viên mới ra trường. Theo báo cáo, ba kỹ năng có giá trị nhất trên toàn thế giới là giải quyết vấn đề, khả năng làm việc nhóm và giao tiếp. Trong khi đó, ba kỹ năng ít quan trọng nhất là nhận thức thương mại, đàm phán và ngôn ngữ.
Báo cáo của QS và ISE cho thấy hầu hết sinh viên không hoàn toàn hiểu được những kỹ năng mà người sử dụng lao động cần. Thấy xã hội đang ngày càng toàn cầu hóa, nhiều sinh viên nghĩ rằng các kỹ năng ngôn ngữ được tìm kiếm cao trong thị trường lao động và chỉ tập trung cho điều này. Nhiều bạn có xu hướng đánh giá cao sự sáng tạo và kỹ năng lãnh đạo mà đánh giá thấp tầm quan trọng của tính linh hoạt, khả năng thích ứng và tinh thần đồng đội.
Ảnh: CIS
Ông Stephen Isherwood, giám đốc điều hành ISE, cho rằng tốc độ thay đổi nơi làm việc ngày càng tăng. Vì vậy, sinh viên tốt nghiệp đại học cần đảm bảo có các kỹ năng và khả năng giúp họ làm tốt công việc đã chọn và giúp phát triển sự nghiệp về sau.
Ông Isherwood nhấn mạnh sự thiếu trao đổi giữa các đại học, sinh viên và nhà tuyển dụng làm bộc lộ những sai sót cơ bản của giáo dục đại học trên toàn thế giới. Đó là sinh viên không được trang bị các kỹ năng cần thiết để đáp ứng thị trường lao động đồng nghĩa với việc các đại học đang thất bại ở một trong những trách nhiệm chính của họ.
Sinh viên cần chủ động nghiên cứu, tìm hiểu các kỹ năng mà nhà tuyển dụng kỳ vọng để có vị trí việc làm phù hợp trong thị trường lao động ngày càng cạnh tranh.
Dương Tâm
Theo Top Universities
TPHCM: Đến năm 2030, ít nhất 20% trường THPT giao tiếp bằng song ngữ Anh - Việt Mục tiêu đến năm 2030 có ít nhất 20% số trường THPT giao tiếp bằng song ngữ Anh - Việt trong các hoạt động giáo dục, đặc biệt là các hoạt động tập thể, ngoại khoá và hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Ông Lê Hoài Nam, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM chia sẻ về vấn đề hợp tác quốc tế của...