Học sinh Trường chuyên Sư phạm tổ chức giải ‘Khua chiêng Vàng’
Tham gia đấu trường ‘Khua chiêng Vàng’ năm 2022, các học sinh trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội được giao lưu, cọ xát nhiều kiến thức thực tế.
Các em học sinh tham gia cuộc thi “Khua chiêng Vàng” cùng đưa ra đáp án của mình ở các câu hỏi.
Khi nhắc đến ngôi trường “không cổng” – THPT Chuyên ĐH Sư phạm, nhiều thế hệ học sinh luôn ấn tượng ở nơi đây chính là về truyền thống học tập hàng đầu cả nước. Nhưng bên cạnh đó, học sinh Chuyên Sư Phạm cũng rất năng động, nhiệt huyết.
Cuộc thi “Khua chiêng Vàng” đã trở thành một đấu trường trí tuệ và nằm trong chuỗi sự kiện thường niên Fiesta A Cielo do Tổ chức Truyền thông PTCMedia – trực thuộc Đoàn thanh niên Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức. Sự kiện đã thu hút rất nhiều sự quan tâm và tham gia đông đảo của không chỉ học sinh trong trường mà còn là học sinh trên toàn thành phố.
Toàn cảnh sàn đấu “Khua chiêng Vàng” trước giờ khai mạc.
Ngày 7/11 vừa qua, Fiesta A Cielo season 7 đã chính thức trở lại hoành tráng hơn, mở đầu bằng cuộc “đấu trí” đầy gay cấn – Khua Chiêng Vàng. Tiếp nối thành công của những mùa trước, Khua Chiêng Vàng 2022 nói riêng và FAC 7 nói chung với chủ đề “The Reborn Soul” – Hành trình tìm kiếm chính mình đã giữ được trọn vẹn tinh thần CSPers, chứng minh đây thực sự là món “đặc sản” tuyệt vời của biết bao thế hệ teen Chuyên Sư Phạm.
Trở lại với cái tên “The Diary Gaps”, cuộc đấu “Khua chiêng vàng” nhằm chọn ra chiến binh xứng đáng nhất, ghi điểm cho zone mình để thành công khôi phục cuốn sách cổ, tiến tới các vòng thi sau.
Không chỉ các thành viên đến từ 9 zone cảm thấy háo hức trước cuộc thi đầu tiên này, mà ngay cả các thầy cô giáo trong trường cũng trực tiếp là những người ra bộ câu hỏi, làm ban giám khảo của cuộc thi.
Video đang HOT
Lê Minh Đức đến từ Zone 9 đã chính thức trở thành quán quân cuộc thi “Khua chiêng vàng” mùa 7 với chủ đề “The Diary Gaps”.
Các câu hỏi với độ khó từ cơ bản đến hóc búa, trải đều ở mọi lĩnh vực, vừa giúp trau dồi kiến thức, sự hiểu biết vừa tạo nên sân chơi giao lưu, thể hiện bản thân và giải trí sau các giờ học căng thẳng cho học sinh. Tuy trong 10 câu hỏi đầu tiên, một số thí sinh đã phải rời sàn đấu đầy tiếc nuối, tuy nhiên vẫn có cơ hội được quay trở lại nhờ phần chơi “cứu trợ” từ các thầy cô giáo trong trường.
Mỗi nơi học một SGK: Bỏ lớp không chuyên sẽ khiến học sinh gặp khó
Mỗi trường lựa chọn sách giáo khoa khác nhau, do vậy việc học sinh chuyển từ trường chuyên về các trường trung học phổ thông khác là bài toán khó.
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành dự thảo Thông tư ban hành quy chế tổ chức trường trung học phổ thông chuyên. Từ đây, nhiều vấn đề của các trường chuyên lại được sự quan tâm, thảo luận của dư luận xã hội: Có nên tồn tại mô hình trường chuyên, lớp chọn không khi hiệu quả đầu ra như thế nào lại không có đánh giá cụ thể; Nên hay không tổ chức lớp không chuyên trong trường chuyên; Làm sao để đánh giá, tuyển chọn tốt nguồn tài năng cho các trường chuyên,...
Trường chuyên muốn tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực học sinh nhưng khó thực hiện
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Lê Bá Thơm - Phó hiệu trưởng trường trung học phổ thông chuyên Hoàng Lê Kha (tỉnh Tây Ninh) đánh giá mô hình trường chuyên hiện đang làm rất tốt vai trò, chức năng của mình và không nên bỏ đi mô hình trường chuyên.
"Theo tôi hiện nay về cơ bản các trường chuyên đều đã làm tốt vai trò, nhiệm vụ của mình trong việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, có tố chất. Một số trường còn vượt trội hơn, thể hiện xuất sắc vai trò của mình, là mô hình mẫu cho các trường khác học tập.
Ngoài ra, trường chuyên còn giúp đảm nhận vai trò bồi dưỡng học sinh giỏi các trường trung học phổ thông khác để tham gia các kỳ thi học sinh giỏi".
Học sinh trường trung học phổ thông chuyên Hoàng Lê Kha tham gia cuộc thi hùng biện tiếng Anh "Speak to Lead". Ảnh: Báo Tây Ninh
Đồng quan điểm với thầy Thơm, Hiệu trưởng trường trung học phổ thông chuyên Hoàng Văn Thụ (tỉnh Hòa Bình), thầy Bùi Văn Đường nhấn mạnh vai trò xây dựng lực lượng nòng cốt của các trường chuyên, không chỉ là học sinh mà còn bao gồm cả đội ngũ giáo viên giỏi:
"Các trường chuyên trước hết là môi trường giáo dục các em phát triển toàn diện, từ đó phát hiện ra những em học sinh có tố chất, tiến hành đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn tham gia các cuộc thi học sinh giỏi, cùng tranh tài với các nước trong khu vực và quốc tế.
Mặt khác, đội ngũ giáo viên trường chuyên - những thầy cô đều được tuyển chọn kĩ lưỡng sẽ là lực lượng chính của các địa phương, các Sở Giáo dục và Đào tạo trong triển khai các nội dung về chuyên môn, phương pháp giảng dạy, đổi mới tiếp cận chương trình học...".
Như vậy, vấn đề đặt ra là làm sao để có cơ chế tuyển chọn và thu hút nhân tài ở các trường chuyên có hiệu quả và chất lượng nhất. Phó hiệu trưởng trường trung học phổ thông chuyên Hoàng Lê Kha cho biết, lãnh đạo nhà trường đã nhiều lần bàn về việc nên xây dựng một bài thi đánh giá năng lực học sinh căn cứ theo các yếu tố: chỉ số thông minh (IQ), chỉ số xúc cảm (EQ), chỉ số vượt khó (AQ),... tuy nhiên, việc thực hiện trong thực tế không dễ dàng do đòi hỏi phải huy động nhiều nguồn lực và cần sự chỉ đạo thống nhất chung.
"Chúng tôi cũng muốn tổ chức một kỳ thi nhằm phát hiện ra các em có tốt chất trước khi cho học sinh tham gia vào kỳ thi chung. Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện còn phụ thuộc vào thời gian, quá trình giảng dạy của các trường, rồi thời điểm tổ chức, quy mô, ai là người ra đề, thành lập hội đồng... Và cũng cần phải có quyết định của Hội đồng nhân dân nữa, chứ không phải mình muốn làm là làm được ngay,...", thầy Thơm bày tỏ trăn trở.
Theo đó, hiện nay việc tuyển chọn học sinh trường chuyên Hoàng Lê Kha đang được tổ chức theo hình thức: Vòng thi đầu tiên nhà trường lấy kết quả của kỳ thi tuyển sinh vào các trường học thông khác trên địa bàn tỉnh. Sau đó, tổ chức thêm một kỳ thi riêng theo môn chuyên học sinh đăng kí để tiến hành chọn lựa.
Lãnh đạo trường trung học phổ thông chuyên Hoàng Lê Kha lí giải, việc nhà trường gộp kỳ thi chọn học sinh chuyên vào kỳ thi chung nhằm giảm áp lực thi cử cho học sinh, đồng thời để tạo thuận lợi cho học sinh có thể thi tuyển vào các trường trung học phổ thông khác nếu không may các em không đủ điều kiện vào trường chuyên.
Sàng lọc học sinh như thế nào khi đã bỏ lớp không chuyên?
Thầy Lê Bá Thơm chỉ ra một điểm khó nếu thực hiện theo dự thảo mới, đó là việc đánh giá sàng lọc học sinh. Cụ thể, Thông tư 06/2012/TT-BGDĐT quy định học sinh không đáp ứng yêu cầu sẽ phải chuyển về lớp không chuyên hoặc chuyển về các trường trung học phổ thông khác; Tuy nhiên, dự thảo mới không đề cập đến việc đánh giá, sàng lọc học sinh này, mà chỉ có mục chuyển học sinh chuyên sang trường chuyên khác (quy định tại Điều 18, Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tổ chức trường trung học phổ thông chuyên).
Thầy và trò trường trung học phổ thông chuyên Hoàng Văn Thụ tham dự cuộc thi Solve for Tomorrow (tháng 1 năm 2022). Ảnh: Fanpage nhà trường
Hiện nay, cả nước đang thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, mỗi trường có quyền lựa chọn sách giáo khoa khác nhau, do vậy theo thầy Thơm, việc học sinh chuyển từ trường chuyên về các trường trung học phổ thông khác là bài toán khó; Chưa kể, học sinh được học theo môn lựa chọn, trường học sinh chuyển về nếu không có môn lựa chọn mà các em đang học thì việc học tiếp chương trình cũng là một vấn đề.
Khi phóng viên đặt câu hỏi, vậy làm sao để sàng lọc học sinh trong điều kiện như hiện nay, thầy Thơm cho rằng đây là một vấn đề khó và cần thêm sự bàn bạc, thảo luận để có hướng giải quyết phù hợp.
Liên quan đến nội dung này, thầy Đường cho rằng việc giữ lớp không chuyên trong trường chuyên sẽ giúp giải quyết được. Theo đó, khi duy trì lớp không chuyên trong trường chuyên sẽ đảm bảo cho các em không đủ điều kiện học ở lớp chuyên có thể về lớp không chuyên.
"Dù sao trong cùng một trường thì các em sẽ được học chung một chương trình, còn việc chuyển học sinh từ trường này qua trường khác thật sự là một bài toán khó với các trường.
Bây giờ học sinh học Lý, Hóa, Sinh nhưng về trường khác họ chỉ tổ chức các lớp như Địa lý, Tin học, Giáo dục kinh tế và pháp luật,... thì phải làm sao", thầy Đường băn khoăn.
Đánh giá về cơ sở vật chất của hệ thống các trường chuyên hiện nay, hiệu trưởng trường chuyên Hoàng Văn Thụ cho rằng, cơ sở vật chất được đầu tư thì cơ bản mới chỉ ở khía cạnh về văn bản chung, trên thực tế mức độ đầu tư còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng địa phương.
Hiện Nhà nước cũng dành nhiều ưu tiên cho các trường chuyên, hay ban hành đề án xây dựng trường chuyên theo từng giai đoạn... Tuy nhiên, theo lãnh đạo nhiều trường trung học phổ thông chuyên, mức đãi ngộ của Nhà nước hiện nay chỉ mới đạt ở mức độ tương đối, về cơ bản vẫn dựa vào chủ yếu nguồn lực của tỉnh địa phương.
Thầy Lê Bá Thơm chỉ ra một thực tế về việc cạnh tranh nguồn nhân lực giáo viên dạy chuyên ở thành phố lớn, khi các trường chuyên phải cạnh tranh với hệ thống các trường tư thục.
"Ở trường tôi thì chưa xảy ra trường hợp này, nhưng ở các thành phố lớn, đã có tình trạng giáo viên trường chuyên chuyển sang dạy ở các trường tư thục. Mức đãi ngộ cho giáo viên trường chuyên so với trường không chuyên đã tốt rồi, nhưng mức đãi ngộ của các trường tư thục còn tốt hơn. Do đó hiện nay các trường cũng đang gặp khó khăn rất lớn khi làm sao để giữ chân được giáo viên giỏi, trong khi nguồn lực của trường có hạn, sự cạnh tranh giữa các trường lại rất cao", thầy Thơm đặt vấn đề.
Hiệu trưởng trường trung học phổ thông chuyên Hoàng Văn Thụ nêu thêm, trong khâu xây dựng đội ngũ, việc tuyển chọn cần có chính sách đãi ngộ tốt là một phần, nhưng cũng cần có thêm các chế độ đãi ngộ cho việc thầy cô bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn trong quá trình công tác giảng dạy.
"Hiện nay nếu các thầy cô muốn nâng cao trình độ chuyên môn đều phải tự mình bỏ chi phí để tự bồi dưỡng. Nhà nước hiện nay chưa có chính sách hỗ trợ chi phí nào, vì vậy về phía nhà trường, chúng tôi chỉ có thể tạo điều kiện về mặt thời gian", thầy Đường cho biết.
Ngoài ra, thầy Đường kiến nghị các tỉnh cần có đầu tư hơn về cơ sở vật chất cho các trường chuyên, mục đích về lâu dài đều phục vụ chung cho ngành, đồng thời cũng là mô hình để các trường học tập.
Độc đáo đất nước giáo dục miễn phí, không thi cử, không trường chuyên Học sinh Na Uy không phải chịu áp lực thi cử, điểm số mà thay vào đó, các em được chú trọng chuẩn bị hành trang vào cuộc sống. Hệ thống giáo dục Na Uy được chia làm 3 cấp: Barneskole (tiểu học): Lớp 1-7, từ 6-13 tuổi; Ungdomsskole (trung học cơ sở): Lớp 8-10, từ 13-16 tuổi; Videregende skole (trung học phổ...