Học sinh Trung Quốc sẽ thi chuyển cấp thêm môn Thể dục

Theo dõi VGT trên

Phương án này được áp dụng cho học sinh thi vào cấp ba, bên cạnh các môn Toán, Tiếng Trung, Ngoại ngữ.

Bộ Giáo dục Trung Quốc vừa đưa thông báo về việc thêm Giáo dục thể chất vào hệ thống các môn thi bắt buộc trong kỳ tuyển sinh vào THPT.

Theo People, môn học này sẽ cùng trọng số với Tiếng Trung, Toán, Tiếng Anh (Ngoại ngữ), đã được áp dụng từ lâu. Trước mắt, Bộ Giáo dục Trung Quốc sẽ đặt mức trọng số thấp, sau đó tăng dần đến ngang bằng các môn nói trên.

Wang Dengfeng, đại diện Bộ Giáo dục Trung Quốc, cho hay Giáo dục thể chất từ lâu bị xem nhẹ. Hiện tại, chỉ một trường học ở Vân Nam bắt đầu coi trọng môn Thể dục và xem nó ngang hàng với các bộ môn khác. Tại đây, tất cả môn học đều có thang điểm 100.

Học sinh Trung Quốc sẽ thi chuyển cấp thêm môn Thể dục - Hình 1

Tình trạng học sinh Trung Quốc béo phì ở mức cao khiến Bộ Giáo dục dự định thêm Giáo dục thể chất vào hệ thống môn thi tốt nghiệp vào cấp ba. Ảnh: Sohu.

Ông Wang chia sẻ một số trường học và khu vực đã bắt đầu quan tâm tới giáo dục thể chất cho trẻ nhưng chưa cao. Các lớp học nghệ thuật, năng khiếu cũng gặp tình trạng tương tự. Vị này khẳng định họ sẽ tạo ra cuộc cách mạng trong giáo dục nhưng chưa tiết lộ kế hoạch cụ thể.

Thể lực của trẻ em tại Trung Quốc là chủ đề được bàn luận nhiều. Đặc biệt, tỷ lệ thanh, thiếu niên béo phì ở nước này tăng cao. Các em có vóc dáng thiếu cân đối, béo phì, thị lực kém do khối lượng bài tập về nhà lớn và dành nhiều thời gian cho chơi game. Đây được cho là lý do dẫn đến quyết định nâng tầm quan trọng của môn Thể dục trong nhà trường.

Trước thực trạng đáng lo ngại đó, nhiều địa phương cũng đã có động thái nhằm cải thiện tình trạng béo phì, thừa cân của trẻ. Thành phố Trường Trị ở Thiểm Tây đã tiến hành đo thể chất hai bước.

Theo Tân Hoa Xã, địa phương này sẽ bắt đầu phân loại học sinh dựa trên thị lực và chỉ số khối cơ thể (BMI) từ năm 2022 để “thúc đẩy học sinh tập thể dục nhiều hơn và cải thiện thể chất”.

Học sinh Trung Quốc sẽ thi chuyển cấp thêm môn Thể dục - Hình 2

Môn Thể dục sẽ có trọng số ngang bằng với Tiếng Trung, Toán, Tiếng Anh trong kỳ thi vào cấp ba tại Trung Quốc. Ảnh: Sohu.

Tuy nhiên, chính sách mới của Bộ Giáo dục Trung Quốc vấp phải một số ý kiến trái chiều. Một bộ phận người dùng Weibo cho rằng quyết định này độc đoán. Họ lo lắng việc thêm bài kiểm tra không những không mang lại hiệu quả, mà khiến trẻ kém đam mê, yêu thích thể thao. Bởi, các em sẽ có thêm gánh nặng khi Thể dục trở thành môn học, thi bắt buộc.

“Mục đích của Giáo dục thể chất là giúp trẻ yêu thích, quan tâm lâu dài tới tác dụng của nó với sức khỏe. Nhà chức trách không nên đặt nó vào một kỳ thi và nâng ngưỡng tiêu chuẩn. Nó sẽ cản trở sự phát triển của trẻ”, một người bình luận.

L Jidong, Trưởng khoa Giáo dục thể chất tại Đại học Kinh tế Tài chính Thượng Hải, trả lời phỏng vấn của Sixth Tone: “Ý tưởng xếp loại học sinh về thể lực là cần thiết nhưng sẽ khó thực thi vì thiếu các tiêu chuẩn toàn diện”.

Theo ông Jidong, ngay cả khi phương án trên được triển khai, các bài kiểm tra thể lực sẽ không thể có cùng tiêu chí chấm điểm như những môn học khác.

Video đang HOT

“Nếu không giải quyết việc đó, thử nghiệm này sẽ trở thành vấn đề lớn”, vị này nói thêm.

Năm 2018, thống kê từ Ủy ban Y tế Trung Quốc cho thấy tỷ lệ cận thị ở trẻ em và thanh thiếu niên nước này là 53,6%, tỷ lệ béo phì ở học sinh vượt ngưỡng 10%.

Trước đó, hồi tháng 5, 108 cố vấn của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC) đề xuất đưa Giáo dục thể chất vào thi đại học nhằm giảm áp lực, giúp cân bằng sức khỏe tinh thần và hạn chế nguy cơ béo phì, cận thị. Tuy nhiên, đề xuất vấp phải nhiều ý kiến trái chiều.

Môn học này hiện được sử dụng trong kỳ thi tuyển sinh vào cấp ba, nhưng trọng số thấp hơn các môn còn lại.

Sách Giáo dục thể chất lớp 1 của 'Cánh Diều': Dành cho thần đồng bóng đá!

Hơn tuần nay, dư luận dồn sự chú ý vào cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách "Cánh diều". Với sự quan tâm về sức khỏe, chúng tôi tìm hiểu cuốn Giáo dục thể chất lớp 1 của bộ sách này và cũng thấy có quá nhiều vấn đề...

Sách Giáo dục thể chất lớp 1 của Cánh Diều: Dành cho thần đồng bóng đá! - Hình 1

Các bài tập đội hình - đội ngũ và bóng đá được trình bày nặng về lý thuyết và khó có thể nắm bắt với trẻ lớp 1, vốn vẫn đang chập chững học chữ - Ảnh: H.T.

Hồi tháng 6 năm nay, khi dư luận ồn ào tranh luận về trường chuyên lớp chọn, trên Facebook của mình, giáo sư trẻ nhất Việt Nam - Phan Thanh Sơn Nam (Trường đại học Bách khoa TP.HCM) đã đưa ra 5 gợi ý để thiết kế lại chương trình dạy và học trong nhà trường phổ thông.

Đứng đầu trong 5 gợi ý của giáo sư Nam là: "Dạy thêm cho các em thật nhiều môn thể dục, bơi lội, bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, điền kinh... Các em biết càng nhiều môn thể dục thì càng tốt, không phải chỉ dạy cho biết mà phải luyện tập thường xuyên.

Sống nửa đời người, mình đã thấm thía sức khỏe phải là số một, không có sức khỏe tốt thì công danh sự nghiệp tiếng tăm danh vọng đều trở thành vô nghĩa hết".

Tương tự, một nhân vật start-up nổi tiếng là Nam Đỗ cũng từng nói về 3 điểm yếu của người Việt khi đi ra làm việc, học tập ở nước ngoài, trong đó có chuyện sức khỏe. Không đủ sức khỏe thì thật là khó để thành đạt, dù trong học tập hay công việc.

Chính vì vậy trong giáo dục, người ta xác định ba trụ cột có tầm quan trọng ngang nhau là trí dục - đức dục - thể dục. Trong phạm vi trang thể thao, chúng tôi chỉ xin bàn về chuyện thể dục trong nhà trường Việt Nam.

Kỳ vọng vào "Cánh Diều"...

Phải nói ngay rằng, về nguyên tắc, Việt Nam không hề xem nhẹ thể thao trong nhà trường. Chính vì vậy, trong Luật giáo dục, giáo dục thể chất là môn học bắt buộc từ lớp 1 - 12.

Tuy là môn bắt buộc và được xem là môn nhằm đem lại sức khỏe, sự hào hứng cho học sinh, trên thực tế môn này luôn bị xem nhẹ và bị học sinh kêu ca là nhàm chán. Sự nhàm chán này đã được phân tích nhiều, với hai lý do có liên quan tương hỗ với nhau: cơ sở vật chất thiếu thốn và học lý thuyết quá nhiều.

Trong những lần đi thực hiện các bài viết về chủ đề thể thao học đường, tôi nghe không biết bao nhiêu lời than thở của học sinh.

Các em ngao ngán khi học thể dục mà chỉ ngồi trong phòng để nghe, ghi chép lịch sử phát triển môn nhảy cao: từ năm mấy đến năm mấy thì người ta nhảy kiểu cắt kéo, rồi sau đó là nhảy kiểu úp bụng qua xà, rồi kiểu nhảy hiện đại nhất đang áp dụng là lưng qua xà!

Hay học môn cầu lông thì như thế nào là quay cổ tay, lực cổ tay; học điền kinh thì chạy đá lăng chân; học bơi thì ngồi "tụng" rằng có bốn kiểu bơi gồm bướm, ếch, tự do, ngửa, mà chả hề được xuống nước!

Vì vậy, khi nghe chuyện nhóm soạn thảo bộ sách "Cánh diều" theo đuổi mục tiêu đổi mới, cũng giống nhiều người khác, tôi kỳ vọng sẽ có thay đổi thực sự trong việc dạy và học môn thể dục.

Đặc biệt, khi chính tên sách cũng thay đổi, không còn là sách "thể dục" như trước mà là "giáo dục thể chất" - vì không chỉ có vận động mà cả kiến thức dinh dưỡng, sức khỏe...

... Và thất vọng!

Tôi đã nghiền ngẫm hết cuốn sách Giáo dục thể chất lớp 1 trong bộ sách "Cánh diều" dày 95 trang với ba phần chính.

Thứ nhất là phần Kiến thức chung có nội dung vệ sinh sân tập và chuẩn bị dụng cụ tập luyện.

Thứ hai là phần Vận động cơ bản với 3 chủ đề, trong đó chủ đề 1 gồm 4 bài tập về đội hình đội ngũ, chủ đề 2 gồm 7 bài tập trung vào các bài tập thể dục và chủ đề 3 có 4 bài học về tư thế và kỹ năng vận động cơ bản.

Cuối cùng là phần thứ ba, phần chính, về Thể thao tự chọn với hai môn bóng đá mini (6 bài) và bóng rổ (6 bài).

Đã gọi là sách giáo khoa thì đương nhiên là dành cho học sinh. Chả thế mà trong lời mở đầu, người ta mới khuyên: "Các em giữ gìn cẩn thận cuốn sách này, không viết, vẽ hoặc tô màu vào các trang sách".

Nhưng khó mà hình dung được trẻ lớp 1 (6 tuổi) lại "tiêu hóa" nổi nội dung cuốn sách. Các soạn giả có lẽ cũng biết được những từ khó trong sách như "đội hình đội ngũ", "nhịp", "vận động cơ bản", "thể thao tự chọn", "khẩu lệnh"... nên dành hẳn một trang để giải thích thuật ngữ.

Song, đọc xong trang giải thích thì có lẽ phải thêm một trang giải thích cho giải thích nữa! Ví dụ, giải thích cho từ "khẩu lệnh" là lệnh hô trong luyện tập thể dục thể thao!

Tôi gởi đường link xem cuốn sách giáo khoa cho Ngọc Tâm - cựu VĐV nhảy cao quốc gia, hiện rất thành công với Trung tâm phát triển chiều cao Bằng Tâm. Tâm đã có bằng thạc sĩ sư phạm thể dục thể thao, có kinh nghiệm nhiều năm làm việc, huấn luyện trẻ con.

Sau khi xem sách, Tâm nhận xét: "Yêu cầu trong sách quá cao với trẻ lớp 1, không thể thực hiện nổi". Đặc biệt, nói chuyện một hồi thì Tâm mới "ngã ngửa" khi biết đây là sách dành cho học sinh, trong khi cô cứ tưởng nó dành cho giáo viên!

Ngọc Tâm cho rằng nội dung trong sách hoàn toàn phi thực tế. "Với kinh nghiệm nhiều năm huấn luyện vận động cho trẻ con, tôi tin rằng ít nhất phải là học sinh lớp 3 mới sử dụng được cuốn sách dành cho lớp 1 này - Tâm nói - Mỗi lớp ở trung tâm của tôi, một thầy sẽ đảm trách tối đa 15 em, trong khi ở trường học công lập là 40-50 em/thầy.

Khi nhận một em khoảng 6 tuổi, HLV của chúng tôi phải trò chuyện với phụ huynh ít nhất 1 giờ đồng hồ để nắm bắt về học sinh. Rồi có những buổi còn yêu cầu phụ huynh vào tập cùng. Có như vậy mới đạt hiệu quả. Vì vậy, tôi không tin cuốn sách giáo khoa mình xem sẽ đạt hiệu quả như mong muốn". 9 tuổi mới kham nổi các bài tập bóng đá tự chọn!

Như đã nói ở trên, phần thứ ba trong cuốn sách giáo khoa Giáo dục thể chất lớp 1 là thể thao tự chọn, với hai môn bóng đá mini và bóng rổ.

Tôi nhờ anh N., giáo viên thể dục bậc tiểu học có hơn 20 năm kinh nghiệm và chủ một trung tâm đào tạo bóng đá trẻ khá thành công (N. đề nghị không nêu tên vì không muốn rắc rối với ngành giáo dục) đọc thẩm định cuốn sách.

Anh cười bảo: "Tôi không cần đọc nữa đâu, thuộc lòng rồi, vì đã có một tuần tập huấn với cuốn sách này và đang sử dụng nó cho việc dạy trong trường".

N. cho biết: "Tôi cũng thất vọng về cuốn sách. Sách thể dục trước giờ vốn đã bị chê là nặng thì sách mới này còn nặng hơn.

Ví dụ, trước đây trong phần dạy về đội ngũ đội hình chỉ yêu cầu học sinh phân biệt bên trái bên phải; còn với sách mới phải làm thuần thục các động tác quay trái, quay phải, quay ra sau.

Tôi cho là sự áp đặt ở cuốn này nặng nề hơn trước. Khi tham gia khóa tập huấn, nhiều giáo viên cũng góp ý, không đồng tình ở nhiều điểm, nhưng chả đâu vào đâu".

Còn chuyện môn bóng đá mini, N. cười lớn bảo: "Trong sách người ta đưa ra những yêu cầu khiếp đảm và tôi nghĩ chỉ thần đồng bóng đá mới làm được.

Ví dụ, bài 18 yêu cầu học sinh làm quen dừng bóng bằng gan bàn chân, bài 19 là dẫn bóng bằng lòng bàn chân, bài 20 đá bóng bằng lòng bàn chân, bài 21 đá bóng bằng lòng bàn chân vào cầu môn.

Tôi khẳng định không có trẻ 6 tuổi nào làm được những bài tập này. Ở các trung tâm đào tạo bóng đá trẻ, trẻ 6 - 8 tuổi chỉ làm quen, chơi, đuổi theo bóng mà thôi. Những bài tập mang tính kỹ năng vừa kể phải 9 tuổi mới bắt đầu tập và chỉ những em có năng khiếu đá bóng thật sự mới làm được".

Nhân nói về chuyện học thể dục, tôi trao đổi với một cựu đồng nghiệp đang làm việc ở Singapore và có cậu con trai đầu học qua tiểu học ở đó.

Anh kể: "Ở lớp 1 và 2, cháu chỉ chơi đùa trên sân cỏ, sân cát mà thôi, và dĩ nhiên có giáo viên theo dõi. Tôi thấy họ chủ yếu khuyến khích trẻ vận động. Lên lớp 3, họ đưa ra một danh sách nhiều môn thể thao cho học sinh cùng phụ huynh bàn bạc, chọn lựa. Con tôi chọn học môn quần vợt.

Cứ đến giờ thì có thầy giáo dẫn các học sinh đăng ký học quần vợt đến một trung tâm chuyên dạy quần vợt để học. Tôi thấy con tôi rất thích và tiến bộ rõ sau một năm học. Đặc biệt, tôi không hề thấy có sách giáo khoa cho môn giáo dục thể chất".

Có cần sách giáo dục thể chất bậc tiểu học?

Cách đây đúng một năm, trước khi bộ sách giáo khoa "Cánh diều" ra đời, khi bàn về sách giáo dục thể chất, nhiều chuyên gia đã cho rằng không nhất thiết phải có sách giáo khoa môn này cho học sinh mà chỉ cần sách cho giáo viên là đủ.

Ủng hộ quan điểm này có giáo sư tiến sĩ Phạm Tất Dong, phó chủ tịch Hội Khuyến học VN. Ông Dong cho rằng thể dục là môn học thiên về vận động, không cần sách giáo khoa cho học sinh.

Hầu hết các nước cũng không có sách giáo khoa về giáo dục thể chất, mà chỉ có chương trình khung và giáo án huấn luyện. Riêng ở Nhật Bản thì có nhưng cũng chỉ từ cấp 2 trở lên.

Cuốn sách giáo khoa Giáo dục thể chất lớp 1 do nhóm Chân Trời Sáng Tạo soạn cũng bám theo chương trình chung, gần như không có gì khác biệt. Riêng phần thể thao tự chọn, sách của Chân Trời Sáng Tạo chọn thể dục nhịp điệu và bóng đá.

Tuy nhiên, cuốn của Chân Trời Sáng Tạo đơn giản và có lẽ phù hợp với trẻ 6 tuổi hơn. Ví dụ ở môn bóng đá không có những yêu cầu kiểu "chận bóng bằng gan bàn chân", "dẫn bóng bằng lòng bàn chân", mà chỉ chận bóng và dẫn bóng.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hoa hậu Việt Nam nghi sắp làm phu nhân hào môn lộ hint rời Sen Vàng?Hoa hậu Việt Nam nghi sắp làm phu nhân hào môn lộ hint rời Sen Vàng?
18:22:35 21/02/2025
Bức ảnh thân mật giữa đêm của Xoài Non và Gil LêBức ảnh thân mật giữa đêm của Xoài Non và Gil Lê
19:33:40 21/02/2025
Quý Bình yêu vợ hơn tuổi say đắm, nhắn nhủ cùng nhau "qua bao đắng cay, tay vẫn ghì chặt tay"Quý Bình yêu vợ hơn tuổi say đắm, nhắn nhủ cùng nhau "qua bao đắng cay, tay vẫn ghì chặt tay"
19:27:16 21/02/2025
Sinh con mới 10 ngày, tôi ôm con chạy về nhà mẹ đẻ giữa đêm vì mâm cơm cữ của mẹ chồng khiến tôi uất nghẹn!Sinh con mới 10 ngày, tôi ôm con chạy về nhà mẹ đẻ giữa đêm vì mâm cơm cữ của mẹ chồng khiến tôi uất nghẹn!
17:59:33 21/02/2025
Vợ cũ sao Vbiz gây phẫn nộ vì nghi móc mỉa Hoa hậu Khánh Vân, Vũ Cát Tường và vợ "ngồi không cũng dính đạn"Vợ cũ sao Vbiz gây phẫn nộ vì nghi móc mỉa Hoa hậu Khánh Vân, Vũ Cát Tường và vợ "ngồi không cũng dính đạn"
19:47:17 21/02/2025
Chị đẹp Vbiz bí mật sinh con lần đầu công bố ảnh gia đình: Chồng lộ rõ mặt nhưng 1 chi tiết giấu kínChị đẹp Vbiz bí mật sinh con lần đầu công bố ảnh gia đình: Chồng lộ rõ mặt nhưng 1 chi tiết giấu kín
19:37:05 21/02/2025
Sao nam Vbiz gây sốc khi đăng hiện trường tai nạn kinh hoàng: Ô tô lăn nhiều vòng, rơi xuống vực sâu 40m, đội cứu hộ bất lựcSao nam Vbiz gây sốc khi đăng hiện trường tai nạn kinh hoàng: Ô tô lăn nhiều vòng, rơi xuống vực sâu 40m, đội cứu hộ bất lực
20:40:43 21/02/2025
Bị đuổi khỏi nhà chồng chỉ vì... một miếng thịt kho tàu!Bị đuổi khỏi nhà chồng chỉ vì... một miếng thịt kho tàu!
18:12:13 21/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hơn 20 năm qua, vợ biết tôi không yêu nhưng vẫn không chấp nhận ly hôn

Hơn 20 năm qua, vợ biết tôi không yêu nhưng vẫn không chấp nhận ly hôn

Góc tâm tình

00:10:12 22/02/2025
Tôi lớn tuổi rồi, muốn một lần được sống vui vẻ, thoải mái. Tôi nhận lỗi về mình, đưa ra nhiều điều kiện để bù đắp nhưng vợ nhất quyết không ly hôn.
Nga, Mỹ có thể đã bí mật đàm phán về Ukraine

Nga, Mỹ có thể đã bí mật đàm phán về Ukraine

Thế giới

00:08:07 22/02/2025
Phái đoàn của Nga và Mỹ được cho là đã bí mật đàm phán về cuộc chiến Ukraine vài tháng gần đây tại Thụy Sĩ, nguồn thạo tin cho hay.
HLV Mai Đức Chung trở lại ĐT nữ Việt Nam ở tuổi 75, đứng số 1 thế giới

HLV Mai Đức Chung trở lại ĐT nữ Việt Nam ở tuổi 75, đứng số 1 thế giới

Sao thể thao

23:58:31 21/02/2025
Ở tuổi 75, HLV Mai Đức Chung quay trở lại ĐT nữ Việt Nam. Ông khẳng định mình không vì địa vị hay tiền bạc mà tái xuất với nghề huấn luyện. Đáng chú ý, với mốc tuổi kể trên, ông Chung cũng trở thành HLV đương nhiệm cao tuổi nhất thế giớ...
Với 10 năm nội trợ, xin khẳng định: 5 mẹo này sẽ giúp bạn tiết kiệm cả sức lẫn tiền

Với 10 năm nội trợ, xin khẳng định: 5 mẹo này sẽ giúp bạn tiết kiệm cả sức lẫn tiền

Netizen

23:57:01 21/02/2025
Dầu mỡ bám trên bếp gas hoàn toàn có thể xử lý dễ dàng bằng xà phòng. Bạn chỉ cần làm ẩm bề mặt bếp bằng một ít nước, sau đó thoa xà phòng lên và tạo bọt, để yên trong khoảng 5 phút.
6 thói xấu khiến ngôi nhà giống "bãi rác", giàu đến mấy cũng vẫn có cảm giác "rẻ tiền"

6 thói xấu khiến ngôi nhà giống "bãi rác", giàu đến mấy cũng vẫn có cảm giác "rẻ tiền"

Sáng tạo

23:54:57 21/02/2025
Bức ảnh tưởng bình thường nhưng khi phơi bày sự thật thì ai cũng rùng mình Dù giàu đến đâu cũng đừng rước 7 thứ này về nhà, tỉ lệ hối hận là 100% Đây là 9 mẹo tiết kiệm giúp mẹ 2 con ở Hà Nội không bao giờ cạn ví ngay cả khi đã cuối thá...
Chủ shop "đau đầu" vì thông tin khách bị lộ, giả shipper lừa đảo tràn lan

Chủ shop "đau đầu" vì thông tin khách bị lộ, giả shipper lừa đảo tràn lan

Tin nổi bật

23:47:04 21/02/2025
Nhiều chủ cửa hàng kinh doanh online đã phải lên tiếng cảnh báo về tình trạng giả mạo shipper gọi điện đọc đúng tên sản phẩm, giá tiền, địa chỉ, số điện thoại để lừa đảo chiếm đoạt tiền khách hàng.
Tội ác của kẻ tạt axit 4 cấp trên vì bị nhắc nhở

Tội ác của kẻ tạt axit 4 cấp trên vì bị nhắc nhở

Pháp luật

23:42:13 21/02/2025
Trong quá trình làm việc, Nguyễn Kim Vinh bị cấp trên nhắc nhở, la mắng. Từ đây, anh ta mang lòng thù hận, mua axit tạt vào 4 người gây thương tật nặng cho bị hại.
Phim của Song Hye Kyo bùng nổ MXH Việt, gây tranh cãi gay gắt vẫn càn quét phòng vé

Phim của Song Hye Kyo bùng nổ MXH Việt, gây tranh cãi gay gắt vẫn càn quét phòng vé

Hậu trường phim

23:38:49 21/02/2025
Ngay ngày khởi chiếu chính thức đầu tiên (ngày 21/2), Dark Nuns đã vươn lên đứng thứ 2 phòng vé Việt, chỉ xếp sau Nhà Gia Tiên.
Phim Trung Quốc nhồi nhét cảnh quấy rối phụ nữ, bị chỉ trích khắp MXH: Nữ chính 6 lần gặp biến thái gây phẫn nộ

Phim Trung Quốc nhồi nhét cảnh quấy rối phụ nữ, bị chỉ trích khắp MXH: Nữ chính 6 lần gặp biến thái gây phẫn nộ

Phim châu á

23:34:06 21/02/2025
Được kỳ vọng rất nhiều trước khi lên sóng, thế nhưng lúc này chất lượng nội dung của phim ngôn tình Khó Dỗ Dành lại đang gây tranh cãi khắp MXH.
Sốc với ngoại hình nặng 100kg của Hoa hậu đáng thương nhất showbiz

Sốc với ngoại hình nặng 100kg của Hoa hậu đáng thương nhất showbiz

Sao châu á

23:25:07 21/02/2025
Khán giả bất ngờ khi thấy thân hình quá khổ của Hoa hậu Hong Kong 1996, đồng thời nghe cô chia sẻ về những năm tháng trốn tránh mọi người.
NSƯT Hữu Châu vào bệnh viện, NSND Tự Long khoe ảnh chụp với Cục trưởng Xuân Bắc

NSƯT Hữu Châu vào bệnh viện, NSND Tự Long khoe ảnh chụp với Cục trưởng Xuân Bắc

Sao việt

23:04:47 21/02/2025
NSƯT Hữu Châu vào bệnh viện kiểm tra sức khỏe. NSND Tự Long khoe ảnh chụp với Cục trưởng Cục NTBD NSND Xuân Bắc.