Học sinh Trung Quốc học nấu ăn, làm vườn
Năm học mới tại Trung Quốc bắt đầu từ ngày 1/9.
Học sinh thành phố Hồ Châu (Trung Quốc) thu hoạch khoai lang trong tiết giáo dục lao động.
Trong năm học này, chương trình tiểu học và THCS Trung Quốc sẽ bổ sung môn học mới tập trung vào kỹ năng thực tế như dọn dẹp và nấu ăn.
Cụ thể, theo thông báo từ Bộ Giáo dục Trung Quốc, từ năm 2022 – 2023, mỗi tuần học sinh sẽ học ít nhất một buổi về kỹ năng làm việc nhà. Mục tiêu khóa học nhằm giúp học sinh trực tiếp trải nghiệm các kỹ năng như nấu ăn, sửa chữa đồ dùng gia dụng, nuôi thú cưng, trồng rau…
Môn học mới nằm trong chương trình giáo dục lao động trong giáo dục bắt buộc. Tiêu chuẩn gồm ba loại công việc: Công việc hàng ngày như dọn dẹp, sắp xếp và nấu ăn; lao động nông nghiệp hoặc sản xuất như trồng rau và làm đồ thủ công; dịch vụ như công việc tình nguyện.
Chị Song Xiaoning, phụ huynh Trung Quốc có con học lớp một tại thủ đô Bắc Kinh, bày tỏ mong đợi vào những kiến thức trong chương trình giáo dục lao động. Bà mẹ đánh giá chương trình học mới sẽ giúp học sinh yêu và trân trọng những công việc lao động chân tay cùng tinh thần làm việc chăm chỉ.
Video đang HOT
“Con bé phụ thuộc nhiều vào bố mẹ và thầy cô. Tôi muốn con học cách tự làm mọi việc và trở nên độc lập hơn”, chị Song bày tỏ.
Tại Trường Tiểu học Zhenjiang Zhongshan Road, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, cô giáo Liu Peipei cho biết, môn học đầu tiên trong năm học mới là cách phân biệt và chăm sóc các loại rau trồng trong vườn trường.
“Trước đây, nhà trường từng hướng dẫn học sinh chuẩn bị một số món ăn đơn giản. Với sự giúp đỡ của phụ huynh, nhiều em có thể nấu những món cầu kỳ hơn như gà rán hay làm bánh Trung thu”, cô Liu nói.
Cô Hao Yufang, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chunguang, thành phố Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc, cho biết, các tiết học lao động đã trở thành môn học yêu thích của nhiều học sinh Trung Quốc. Tùy vào độ tuổi, các em sẽ học các kỹ năng thực tế khác nhau như dọn dẹp, sắp xếp, làm vườn và nấu ăn.
Để các tiết học trở nên thú vị hơn, nhà trường đã tổ chức cuộc thi gấp quần áo cho học sinh lớp 1 và lớp 2, cuộc thi bóc tỏi cho học sinh lớp 3 và lớp 4, cuộc thi nấu ăn cho học sinh lớp 5 và lớp 6. Trường cũng quy định học sinh lớp 1 phải tự dọn dẹp lớp học.
“Dù học sinh làm chưa tốt và giáo viên phải dọn dẹp lại nhưng điều quan trọng là các em hiểu được tầm quan trọng của lao động chân tay với mỗi người”, cô Hao cho biết.
Thầy giáo Cui Shifeng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hefei Hupo Mingcheng, tỉnh An Huy, nhận định, giáo dục lao động dạy học sinh tôn trọng lao động và hiểu rằng lao động có thể tạo nên hạnh phúc.
Nhà trường đã tổ chức cho học sinh Trung Quốc tham quan các cơ sở canh tác để hướng dẫn các em quy trình trồng lúa. Với sự hướng dẫn của giáo viên và người có chuyên môn, học sinh đã học từ cách gieo hạt đến gặt lúa. Các em cũng thu gom rác và giúp đỡ những người cao tuổi địa phương làm việc nhà.
“Các tiết học lao động không thể dễ dàng hoặc hời hợt. Học sinh cần phải nỗ lực thực sự và đổ mồ hôi khi lao động, từ đó giúp trau dồi ý chí mạnh mẽ, tính kiên trì và tinh thần đồng đội”, thầy Cui cho biết.
Vị đại gia mang 4,7 triệu USD tiền mặt phát cho học trò nghèo
Cứ vào năm học mới là ông Cui Peijun (Hà Nam, Trung Quốc) lại cầm một xấp tiền mặt phát cho các em học sinh, sinh viên nghèo.
Hình ảnh ông Cui Peijun phát tiền cho học sinh đầu năm học mới. Ảnh: Asiaone
Ông Cui Peijun là một doanh nhân và đã giành 32 triệu nhân dân tệ (4,7 triệu đô) phát cho hơn 4.000 học sinh, sinh viên đại học có thu nhập thấp trong suốt 20 năm qua.
Mới đây, video ông Cui ngồi trước tòa nhà công ty để phát tiền cho học sinh đã gây sốt trên mạng xã hội Trung Quốc. Số tiền này được chia thành nhiều bó như 3.000 nhân dân tệ (438 USD) và 5.000 nhân dân tệ (725 USD). Ông đích thân trao tiền cho những học sinh xếp hàng trước mặt. Khi các sinh viên đến lượt nhận, họ đều giơ hai tay, cúi đầu trước nhà hảo tâm này. Năm nay, Cui phân phát 1,1 triệu nhân dân tệ (160 nghìn USD) từ tiền tiết kiệm riêng cho 160 sinh viên.
Được biết, ông Cui Peijun đã tài trợ cho các học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn tại địa phương từ năm 2003. Từng phải nghỉ học giữa chừng vì gia đình không đủ khả năng chi trả học phí, ông Cui luôn mong muốn mọi người được tiếp cận với nền giáo dục.
"Tôi phải bỏ học vì nghèo. Dó đó, tôi tự mình khởi động dự án này. Nghèo đói không nên là thứ được truyền lại cho thế hệ sau. Họ không nên phải nghỉ học vì gia cảnh khó khăn" - ông nói.
Từng xấp tiền 3.000 và 5.000 tệ được ông Cui Peijun phát cho học sinh, sinh viên. Nguồn: Baidu
Sự hào phóng của Cui nhận được nhiều lời khen ngợi của người dân Trung Quốc. Một người viết: "Tôi vô cùng cảm phục tấm lòng vàng của ông ấy. Ông ấy xứng đáng để giàu có". Một người khác nói: "Tôi hy vọng các sinh viên sử dụng thật tốt số tiền họ nhận được".
Tại Trung Quốc, nhiều người giàu thường tài trợ cho học sinh, sinh viên nghèo, mắc bệnh hoặc tàn tật. Đầu tháng 8 vừa qua, một cựu giảng viên đại học 90 tuổi được cho là đi thu nhặt phế liệu vào ban đêm để kiếm tiền hỗ trợ sinh viên khó khăn. Hồi tháng 5, một hiệu trưởng ở miền Bắc Trung Quốc cũng được đưa tin vì tiết kiệm cả đời để tạo ra một hệ thống giáo dục miễn phí cho học sinh khuyết tật: Trong 12 năm từ khi thành lập trường, ông đã giúp hơn 500 học sinh khuyết tật từ 7 đến 30 tuổi hoàn thành chương trình học, với khoảng 120 người tìm được việc làm có lương.
Trung Quốc: Nhộn nhịp thị trường dạy 'chui' Sau một năm thực hiện chính sách 'giảm kép', việc dạy thêm, học thêm tại Trung Quốc vẫn còn nguyên sức nóng. Dù các trung tâm hoạt động dưới bất kỳ hình thức nào, giá cả đắt đỏ ra sao, phụ huynh nước này vẫn thi nhau đăng ký vì tương lai của con cái. Ngành công nghiệp dạy thêm tại Trung Quốc...