Học sinh trung học TPHCM bắt đầu học tin học theo chuẩn quốc tế
Từ năm học 2022-2023, TPHCM sẽ triển khai chương trình dạy và học tin học dành cho học sinh THCS, THPT theo chuẩn quốc tế.
Sở GD&ĐT TPHCM vừa có hướng dẫn về việc triển khai dạy tin học cấp trung học theo chuẩn quốc tế năm học 2022-2023 theo Đề án “Nâng cao năng lực, kỹ năng ứng dụng tin học cho học sinh phổ thông TPHCM theo định hướng chuẩn quốc tế, giai đoạn 2021-2030″.
Các trường tổ chức dạy tin học theo chuẩn quốc tế theo các mô hình dạy học 2 buổi/ngày, ngoại khóa, câu lạc bộ, dạy học tích hợp, dạy học tăng cường tin học, dạy học trong chương trình nghề phổ thông đối với lớp 11, lớp 8 (nghề tự chọn) trên cơ sở đáp ứng nhu cầu, tự nguyện của học sinh và sự đồng thuận phụ huynh.
Các trường có thể tổ chức dạy chương trình tin học theo chuẩn quốc tế tích hợp chương trình dạy học môn tin học theo chương trình GDPT hiện hành, trên cơ sở đảm bảo thực hiện đầy đủ thời lượng và chương trình tin học theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Theo Sở GD&ĐT TPHCM, để đủ thời lượng dạy học tin học theo chuẩn quốc tế, đảm bảo thời gian dạy các môn học khác và các hoạt động giáo dục của nhà trường, các trường kết hợp giữa dạy học trực tiếp với trực tuyến.
Sở GD&ĐT TPHCM cũng lưu ý phòng GD&ĐT các quận huyện, TP Thủ Đức và trường THPT bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tin học đáp ứng các tiêu chuẩn giảng dạy, xây dựng giải pháp, lộ trình nâng cấp hệ thống phòng máy tính, máy vi tính đáp ứng yêu cầu về giảng dạy tin học theo chuẩn quốc tế.
Trong năm học 2022-2023, TPHCM phấn đấu đạt các mục tiêu: 90% học sinh trường tiên tiến hội nhập được học và 40% đạt chứng chỉ tin học quốc tế; các trường phổ thông khác sẽ đáp ứng hơn 40% nhu cầu học sinh và hơn 20% đạt chứng chỉ tin học quốc tế; 80% giáo viên tin học được chuẩn hóa, 100% trường có phòng máy tính với 50% đủ số lượng, cấu hình đáp ứng yêu cầu giảng dạy.
Video đang HOT
Khắc phục thiếu hụt giáo viên đảm bảo dạy học ở vùng khó
Huyện miền núi Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị vừa thông báo tuyển dụng viên chức sự nghiệp giáo dục năm 2022, nhằm đảm bảo chương trình dạy học.
Nhiều trường học miền núi Quảng Trị linh hoạt ghép lớp để đảm bảo dạy học.
Việc tuyển dụng bổ sung viên chức giáo dục nhằm tháo gỡ khó khăn đối với việc thiếu hụt hàng trăm giáo viên tại địa phương hiện nay.
Chủ động ghép lớp
Năm học 2022-2023, theo Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, Tin học và tiếng Anh trở thành môn học chính. Thế nhưng, đối với nhiều trường học ở miền núi, việc triển khai chương trình gặp nhiều khó khăn. Trước mắt, để khắc phục tình trạng này, các trường đã chủ động, linh hoạt trong bố trí giáo viên, ghép lớp... để bảo đảm chương trình.
Trường Tiểu học Húc (xã Húc, huyện Hướng Hóa) có 7 điểm trường, với tổng số 555 học sinh. Năm học này, trường đưa môn Tin học và tiếng Anh vào dạy chính khóa đối với học sinh lớp 3. Tuy nhiên, việc triển khai dạy học ở các điểm xa trung tâm gặp nhiều khó khăn.
Thầy giáo Đoàn Văn Anh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Húc cho biết, hiện nhà trường chỉ có một giáo viên Tin học lẫn tiếng Anh, nhưng cần dạy 7 điểm trường nên việc đi lại của các thầy, cô giáo rất phức tạp.
Trong khi chưa được bổ sung giáo viên, nhà trường phải thực hiện giải pháp trước mắt là ghép học sinh tại các điểm trường để đảm bảo công tác giảng dạy. Cụ thể, nhà trường đã ghép học sinh, tổ chức thành 5 điểm để triển khai dạy học.
Tương tự, tại Trường Tiểu học Thuận, năm học này, nhà trường thiếu 9 phòng học ở 3 điểm trường lẻ, mới đảm bảo việc dạy học 2 buổi/ngày.
Học sinh tại Trường Tiểu học Húc, huyện Hướng Hóa.
Thầy giáo Nguyễn Hoành - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thuận cho biết, hiện nay trường thiếu 6 giáo viên. Giải pháp trước mắt là sắp xếp các tiết học hợp lý giữa việc dạy và di chuyển của giáo viên, cũng như chương trình học của học sinh. Tuy nhiên, trường cần bổ sung giáo viên để đảm bảo việc dạy học được triển khai có hiệu quả.
Tuyển bổ sung hàng chục giáo viên
Theo ông Hoàng Văn Sơ - Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Hướng Hóa, bước vào năm học 2022-2023, tình trạng thiếu giáo viên tại địa phương rất trầm trọng. Qua rà soát, toàn huyện thiếu hơn 160 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Phòng đang đề xuất UBND huyện và tỉnh Quảng Trị, Sở Nội vụ phối hợp Sở GD&ĐT sớm bổ sung đội ngũ giáo viên biên chế, đảm bảo việc dạy và học ở các trường.
"Về giải pháp trước mắt, Phòng GD&ĐT đã giao cho các trường chủ động sắp xếp, bố trí giáo viên và chương trình học hợp lý, đặc biệt là ở các khu vực xa để đảm bảo số lượng giáo viên dạy học", ông Sơ cho hay.
Trước tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng trên địa bàn huyện, ông Trần Đình Dũng - Trưởng phòng Nội vụ huyện Hướng Hóa cho biết: Từ năm học 2021-2022, biên chế ngành Giáo dục của huyện Hướng Hóa thiếu rất nhiều. Đến năm học 2022-2023, giáo viên càng thiếu trầm trọng. Vừa qua, Sở Nội vụ đã rà soát tại các trường trên địa bàn. Thống kê sơ bộ, địa phương thiếu khoảng 165 biên chế giáo viên.
Năm học mới đã qua gần 3 tuần nhưng chưa được bổ sung biên chế, dẫn đến một số trường phải ghép lớp, trong khi phòng học nhỏ nên khó khăn. Phòng Nội vụ đã tham mưu UBND huyện Hướng Hóa, báo cáo Sở Nội vụ về tình hình này. Qua đó, Sở Nội vụ khẳng định, sẽ ưu tiên bổ sung biên chế giáo viên đối với Hướng Hóa.
Mới đây, sau khi Sở Nội vụ tỉnh Quảng Trị thống nhất số lượng, UBND huyện Hướng Hóa đã ban hành thông báo tuyển dụng 25 chỉ tiêu viên chức sự nghiệp giáo dục trên địa bàn. Trong đó, cấp mầm non được bổ sung 9 chỉ tiêu, cấp tiểu học 13 và THCS 3 viên chức.
Theo Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị, năm học 2022-2023, trên địa bàn tỉnh thiếu gần 500 giáo viên ở tất cả đơn vị trường học, đặc biệt là các vùng miền núi khó khăn. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục cũng như gia tăng áp lực cho giáo viên và các trường.
Để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ trong năm học mới, đặc biệt là triển khai Chương trình GDPT 2018, ngành Giáo dục đã phối hợp chặt chẽ với Sở Nội vụ rà soát số lượng biên chế của từng trường, từng phòng giáo dục để có kế hoạch bố trí, điều chuyển giáo viên phục vụ nhiệm vụ năm học mới.q
Nhà giáo Trần Mậu Minh qua đời Nhà giáo Trần Mậu Minh, nguyên Hiệu trưởng trường THCS Trần Văn Ơn, quận 1, TP.HCM đã qua đời vào tối 25-8. Thầy giáo già thân thiện, có nụ cười hiền từ, hết lòng vì học sinh giờ chỉ còn trong ký ức. Hơn 40 năm "đưa đò", thầy đã cống hiến hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Nhà giáo có nhiều...