Học sinh trang điểm, nhuộm tóc khi đến trường: Cấm hay không?
Học sinh có nên được trang điểm, nhuộm tóc khi đến trường luôn là vấn đề được dư luận quan tâm.
Đầu năm học 2022-2023, trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển (tỉnh Cà Mau) ban hành nội quy mới với 8 điều. Trong đó, điều 4 quy định cho phép học sinh thoa son (không đậm, lòe loẹt) và nhuộm tóc (không khác biệt, nổi bật) đến trường.
Dù được học sinh đón nhận hồ hởi, nhưng quy định này lại thu về không ít ý kiến tranh luận của phụ huynh, giáo viên cũng như cộng đồng mạng. Một bên đồng cảm vì cho rằng làm đẹp là nhu cầu chính đáng và đã đến lúc nên cởi mở hơn, một bên lại phản đối kịch liệt vì lo ngại việc này sẽ làm ảnh hưởng ít nhiều đến việc học tập của các em.
“Làm đẹp là nhu cầu thẩm mỹ của mỗi con người”
Thanh Hằng (học sinh lớp 11, Hà Nội) cho hay, cô bạn thường xuyên chăm chút cẩn thận cho bản thân mỗi khi ra ngoài nên thấy việc trang điểm, làm tóc không có gì “đáng để lên án”. Và theo quan sát, hầu hết các bạn nữ trong lớp Hằng cũng tô son dưỡng, trang điểm nhẹ nhàng khi đến trường.
“Đó là nhu cầu thẩm mỹ của mỗi người và mình nghĩ chúng ta nên tôn trọng nhu cầu đó, đặc biệt đối với các bạn gái. Ở độ tuổi mới lớn, bọn mình thường khá tự ti khi ra ngoài với một khuôn mặt mộc. Nếu không trang điểm nhẹ (ít nhất là tô son) thì chắc mình sẽ đeo khẩu trang cả ngày mất”, Hằng bày tỏ.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Chia sẻ về quan điểm này, Lan Anh (27 tuổi, nhân viên văn phòng tại Hà Nội) bày tỏ: “Giờ đây việc nhuộm tóc, trang điểm đã quá là phổ biến. Ngay kể cả khi đi trên đường thôi chúng ta cũng có thể bắt gặp không chỉ người lớn mà cả trẻ em cũng ‘làm đỏm’ với những bộ tóc được tạo kiểu. Vậy nên, việc cấm cản các em học sinh quá mức là điều không nên”.
Ngoài ra, Lan Anh nhận định rằng càng cấm đoán thì học sinh sẽ càng có tâm lý chống đối. Chuyện các em lén lút trang điểm, nhuộm tóc xanh đỏ bằng thứ thuốc nhuộm tạm thời… thầy cô cũng không thể quản lý hết được. Do đó, thay vì cấm cản thì nên khuyến khích sự tự giác của các em.
Muốn trang điểm, nhuộm tóc, học sinh thì đợi… ra trường
Dưới tư cách là một bậc phụ huynh, cô Nguyễn Thị Hằng (46 tuổi, Sơn La) lại không đồng tình với quy định cho phép học sinh trang điểm, làm tóc. Cô cho hay: “Theo tôi, thời điểm thích hợp nhất để các con được tự do trang điểm, nhuộm tóc là khi đã ra trường. Còn hiện tại, các con nên tập trung vào việc học tập bởi đây là nhiệm vụ chính của các con, đồng thời cũng là mong muốn lớn nhất của cha mẹ. Đừng quá chú trọng đến ngoại hình mà sao nhãng việc học”.
Tương tự, thầy N.T.Đ (39 tuổi, giáo viên dạy môn thể dục) bày tỏ: “Theo tôi được biết, đa phần các trường đều có quy định khá nghiêm ngặt về việc nhuộm tóc, trang điểm của học sinh. Nội quy như vậy là cần thiết trong môi trường giáo dục phổ thông. Bởi lẽ, đây là môi trường sư phạm với những mô phạm không thể phá vỡ.
Nhiều bạn học sinh có những phản biện rằng các nước phương Tây rất cởi mở về vấn đề này. Tuy nhiên, chúng ta cần phải nhìn vào bức tranh tổng thể về văn hóa, phong tục tập quán của nơi ta đang sinh sống. Tôi không có cái nhìn quá khắt khe về việc trang điểm, nhuộm tóc vì đó là nhu cầu thẩm mỹ của mỗi người. Nhưng đối với học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường thì không nên”.
Ngoài ra, thầy N.T.Đ còn kể nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp, về thăm trường với mái tóc… vàng hoe thậm chí xanh đỏ đầy cá tính. Thầy hay đùa vui rằng tóc các em bị làm sao thế và được đáp lại nhiệt tình: “Tóc không… máu lửa đời không nể thầy ạ!”khiến thầy chỉ biết lắc đầu.
Không chỉ có người lớn, mà nhiều bạn học sinh cũng có những quan điểm không đồng tình về vấn đề này, đơn cử như bạn Thu Trang (18 tuổi, Hải Phòng). Nữ sinh không quá ủng hộ việc bạn bè đồng trang lứa nhuộm tóc, trang điểm lèo loẹt. Theo Trang, việc này là không cần thiết và làm mất đi sự trong sáng của lứa tuổi học trò. Đương nhiên, nếu mọi thứ ở mức độ cho phép như chỉ bôi son dưỡng, kem chống nắng… thì không thành vấn đề.
Trao học bổng Vừ A Dính cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số Đắk Lắk
Chiều 10/1, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Quỹ học bổng Vừ A Dính tổ chức trao tặng 120 suất học bổng cho học sinh, sinh viên dân tộc có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Đắk Lắk.
Nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính Trương Mỹ Hoa trao học bổng cho học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn.
Hoạt động này được thực hiện thông qua chương trình Mở đường đến tương lai của VinaCapital Foundation. Tham dự buổi lễ có nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính Trương Mỹ Hoa.
Cụ thể, có 90 suất học bổng, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng được trao cho học sinh dân tộc thiểu số và 30 suất học bổng, mỗi suất 1,5 triệu đồng được trao cho sinh viên dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn.
Phát biểu tại buổi lễ, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính Trương Mỹ Hoa nhấn mạnh: Học bổng Vừ A Dính hướng đến học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu, vùng xa để các em có thêm động lực hoàn thành việc học tập, vươn tới ước mơ, trở thành những người có trí thức, trình độ để trở về xây dựng quê hương mình. Mong các em nhận học bổng sẽ tiếp tục phấn đấu, rèn luyện vượt qua những khó khăn, vươn lên trong học tập để trở thành con ngoan trò giỏi, xứng đáng với niềm tin yêu của người thân, xã hội và những cá nhân, tổ chức vun đắp cho Quỹ học bổng Vừ A Dính.
Theo bà Lê Thị Kim Oanh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk, trong những năm qua, nhiều học sinh, sinh viên của tỉnh Đắk Lắk đã nhận được sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần từ Quỹ học bổng Vừ A Dính. Các em đã nỗ lực, cố gắng vươn lên trong học tập, trong đó nhiều em trở thành học sinh, sinh viên xuất sắc ở các trường học, trở thành những tấm gương vượt khó tiêu biểu để bạn bè noi theo. Bên cạnh đó, Quỹ cũng giúp đỡ học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk yên tâm đến trường và được đào tạo bài bản khi tham gia vào các dự án đầu tư theo chiều sâu.
Sau 21 năm hoạt động, Quỹ đã trao trên 90.000 suất học bổng cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số và vùng biển đảo có hoàn cảnh khó khăn, có tinh thần hiếu học, rèn luyện tốt. Ngoài cấp phát học bổng thường niên, Quỹ còn chú trọng đến những dự án đầu tư theo chiều sâu với nhiều mô hình đa dạng, như: Ươm mầm tương lai, Chắp cánh ước mơ, Hỗ trợ sinh viên, Thắp sáng tương lai, Mở đường đến tương lai.
Sau 1 tuần học sinh lớp 7 đến 12 ở TP.HCM đi học trở lại: Phụ huynh yên tâm hơn Trong 1 tuần đi học, sức khoẻ của học sinh ổn định, tâm lý phụ huynh yên tâm hơn. Ngày 10/1, học sinh các khối lớp 7,8,10 và 11 tại TP.HCM bắt đầu tuần học thứ 2 tại trường. Việc học tập tại trường của các khối lớp trên cùng với các khối lớp 9 và 12 ở TP.HCM đang rất ổn định...