Học sinh TP.HCM trăn trở vì bạn không biết quét nhà, nấu cơm
“Tuy đã học lớp 8-9 nhưng nhiều bạn không biết làm những việc nhà cơ bản như quét nhà lau nhà, nấu cơm… Đó là điều con trăn trở. Con nghĩ rằng các bạn học sinh vừa phải học giỏi, vừa phải biết tự lập sau này”.
ảnh minh họa
Đó là ý kiến của em Đoàn Lê Sơn, học sinh lớp 9 THCS Hồng Bàng, Q.5 đặt ra tại cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo TP.HCM và thiếu nhi TP, diễn ra sáng 24-2.
Buổi gặp gỡ diễn ra rất sôi nổi, các em thiếu nhi liên tục giơ tay xin phát biểu, chỉ trong khoảng 45 phút đã có 30 em phát biểu. Các ý kiến đều được Chủ tịch UBND TP, giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giao thông vận tải, Sở Văn hóa Thể thao trả lời.
Đừng dạy microsoft 2003, Pascal nữa…
Ý kiến của em Đoàn Lê Sơn “mở hàng” cho loạt phát biểu sôi nổi. Sơn cho biết trong tiết sinh hoạt dưới cờ, các thầy cô hướng dẫn kỹ năng sống, kỹ năng xã hội. Nhưng học sinh quá đông hơn 3.000 thì việc hướng dẫn chưa thực sự hiệu quả.
“Tuy đã học lớp 8-9 nhưng nhiều bạn không biết làm những việc nhà như quét nhà lau nhà, nấu cơm… Đó là điều con trăn trở. Con nghĩ rằng các bạn vừa phải học giỏi, vừa phải biết tự lập sau này”, Sơn nói.
Tiết mục văn nghệ tái hiện câu chuyện Trần Quốc Toản bóp nát quả cam. Ảnh: QUANG ĐỊNH
Sơn đề nghị đưa tiết học kỹ năng sống vào trong chương trình học, trở thành chính khóa. Khi đó số lượng học sinh ít hơn thì hiệu quả hơn, không chỉ thầy cô mà ngay cả các bạn trong lớp biết cũng có thể chỉ lại cho các bạn khác.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lê Hồng Sơn cho biết việc sinh hoạt dưới cờ, ngoại khóa đã được TP quan tâm từ lâu, nhưng đúng là cũng còn nơi này nơi khác chưa thực sự hiệu quả. Ông cũng nói thê, việc đào tạo nghề trong nhà trường đều là để giúp các em có những kỹ năng cuộc sống, đó là các nghề gần gũi như trồng rau nuôi cá nuôi heo ở vùng ngoại thành, chụp hình, nấu ăn…
Nhiều ý kiến thẳng thắn góp ý việc dạy và học trong nhà trường. Một em học sinh đề nghị: Về môn tin học, lớp 8 sẽ học ngôn ngữ lập trình pascal, hiện đã lỗi thời ít người sử dụng, đề nghị có thể đưa vào các chương trình lập trình mới.
Đề nghị điều chỉnh giờ làm giờ học
Một em học sinh nam đề nghị TP điều chỉnh giờ làm việc và giờ học. Theo em, nên điều chỉnh giờ bắt đầu công việc trễ hơn chút, từ 8-8g30 hàng ngày, để được ngủ nhiều hơn. “Nhờ ngủ nhiều hơn mà làm việc minh mẫn hơn, năng suất hơn và cũng rút ngắn thời gian nghỉ trưa lại. Vì giờ nghỉ trưa người ta thường hay ngủ trưa làm đầu óc ì ạch và làm việc chiều không hiệu quả được”, em học sinh này nói.
Em Linh Hiếu, học sinh lớp 7 trường THCS Nguyễn Du (Q.Gò Vấp) thì đề nghị xem lại chuyện học nghề trong trường cấp hai. Hiếu kể, khi hỏi các anh chị lớp trên thì đều nói mục đích học nghề là để được cộng điểm tuyển sinh vào lớp 10, là không đúng với tinh thần mà Bộ Giáo dục đào tạo đề ra.
“Con mong lãnh đạo TP có thể xem xét bỏ chương trình này được không. Nếu không thì có thể thay thế, cải tiến cho chương trình sinh động, phong phú hơn, có thể thay các buổi học trên lớp bằng việc tham quan ở các xưởng nghề, xí nghiệp để hiểu rõ hơn về nghề mình đang học?”, Hiếu nói.
Video đang HOT
Em cũng cho biết hiện nay khi dạy trong trường, nhiều nơi thậm chí còn dùng phần mềm microsoft 2003 để dạy rất là lạc hậu, trong khi hiện nay bên ngoài khi làm việc người ta đã sử dụng đến Microsoft 2010, 2016 rồi…
Em Bảo Nghi, học sinh lớp 7 THCS Hà Huy Tập Q.Bình Thạnh thì góp ý nội dung dạy về giáo dục giới tính, tuổi dậy thì. Em cho rằng nên dạy những vấn đề thiết thực như giữ gìn vệ sinh cơ thể khi đến tuổi dậy thì, cách tự vệ…
Em Nguyễn Lý Nhã Thi, học sinh trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, Q.4 thì góp ý nên có trang facebook riêng cho học sinh, bởi hiện nay facebook đã rất phổ biến, em cũng có tài khoản và thường lên mạng để nói chuyện với bạn bè về chuyện học tập..
Em Trần Văn Kiệt: Áp lực là cần thiết, nhưng… Ảnh: QUANG ĐỊNH
Nói chuyện với phụ huynh: đừng tạo áp lực cho con cái
Em Trần Văn Kiệt, học sinh lớp 9 trường Lê Quý Đôn, Q.3 thì , nhiều phụ huynh đi làm từ sáng tới tối không có thời gian trao đổi với con cái. Kiệt , với một học sinh cuối cấp, áp lực cũng là điều cần thiết để các em cố gắng, nhưng nhiều phụ huynh thiếu , gây áp lực quá nhiều khiến con cái rất căng thẳng.
“Con hi vọng nhà trường có thể trao đổi riêng với phụ huynh để họ hiểu hơn về áp lực của con em mình”, Kiệt nói.
Em Dương Ngọc Quỳnh Như mong phụ huynh hiểu, việc con cái tham gia hoạt động đội. Ảnh: QUANG ĐỊNH
Em Dương Ngọc Quỳnh Như, học sinh trường THCS Nguyễn Hiền Q.12 cũng , bản thân em rất yêu thích hoạt động đội, nhưng nhiều phụ huynh chưa hiểu, cho rằng đây là những trò vô bổ tốn thời gian. “Em hi vọng là nhà trường sẽ có những buổi trao đổi với các bậc phụ huynh để họ hiểu rõ hơn, để các bạn thích tham gia hoạt động đội được thể hiện chính mình”.
Vấn đề này, chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cũng , ông đã chứng kiến những gia đình đi ăn sáng, thay vì nói chuyện trao đổi với nhau thì mạnh ai nấy “quẹt” điện thoại.
Lắng nghe con trẻ nhiều hơn cũng là điều mà Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân gửi gắm. Ông đánh giá cao những ý kiến của các bạn thiếu nhi tại buổi gặp gỡ. Nhưng đồng thời cũng cho rằng, có nhiều ý kiến có thể trao đổi và giải quyết ngay từ ở trong nhà trường, từ quận huyện chứ không cần phải để lên tới cấp thành phố.
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân trò chuyện với thiếu nhi TP. Ảnh: QUANG ĐỊNH
Đó là vấn đề nhà vệ sinh trong trường học không đảm bảo. Là vấn đề đèn đường không sáng, vấn đề xả rác… Bí thư chủ tịch quận huyện nên gặp gỡ các trường trên địa bàn để giải quyết phản ánh của các em.
Về ý kiến của một số em đề nghị chương trình học phải quan tâm hơn đến các “môn phụ”, chứ không chỉ chăm chú vào các môn Toán, tiếng Anh, các môn tự nhiên khác, các vị lãnh đạo TP cho rằng đây là những ý kiến rất xác đáng.
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, Toán Lý Hóa rất cần nhưng không phải là tất cả. Học sinh phải có nền tảng xã hội tốt. Học làm người, học làm nghề. Học để có khả năng sáng tạo đóng góp cho quê hương đất nước.
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong: Ở Havard, người ta không phân biệt môn chính phụ. Ảnh: QUANG ĐỊNH
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong thì đề nghị các em hết sức quan tâm đến các môn học về xã hội, văn hóa, đặc biệt là môn lịch sử.
“Ở Đại học Havard – nơi đào tạo ra 8 tổng thống Mỹ không phân biệt môn nào là chính môn nào phụ. Các nhà quản lý giỏi, lãnh đạo tài ba đều có kiến thức rất sâu về văn hóa, lịch sử, nghệ thuật. Nên chú trọng các môn Toán, Anh, CNTT là đúng rồi, nhưng cũng đừng quên nền tảng căn bản tác động rất lớn đến phát triển con người chúng ta là các môn xã hội nhân văn”, ông Nguyễn Thành Phong nói.
Theo TTO
'Mùi kênh hôi quá, em không tập trung học được'
Ngoài những vấn đề liên quan đến học tập, sinh hoạt tại nhà trường, rất nhiều học sinh TP.HCM quan tâm đến ô nhiễm môi trường, văn hóa giao thông xe buýt, đường sá, nạn bạo hành, nguy cơ các cây cầu ở Nhà Bè bị sập...
Giám đốc Sở GTVT TP Bùi Xuân Cường: "Nếu vạch mờ thì sáng thứ 2 đầu tuần sẽ có vạch mới".
Sáng ngày 24-2, tại Hội trường TP, Lãnh đạo Thành ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam TP.HCM đã tổ chức gặp gỡ với 170 em thiếu nhi, đội viên tiêu biểu trong học tập, rèn luyện và sinh hoạt Đội nhân dịp Xuân Mậu Tuất - Năm 2018.
Ngán với kênh ô nhiễm, xe buýt đi ẩu
170 em thiếu nhi tham gia chương trình là các em thiếu nhi, đội viên, cháu ngoan Bác Hồ tiêu biểu tại các liên đội trường Tiểu học và THCS trên địa bàn TP. Có nhiều em là chỉ huy đội giỏi, con em gia đình lực lượng vũ trang, các thí sinh đạt giải cao trong hội thi HSG cấp TP khối THCS, các em thiếu nhi khuyết tật,...
Không chỉ quan tâm đến giáo dục, nhiều học sinh quan tâm đến các vấn nạn hiện nay của TP như ô nhiễm kênh, an toàn giao thông, văn hóa xe buýt...
Hàng chục ý kiến của các em học sinh được nêu ra, liên quan đến nhiều vấn đề trong học tập, sinh hoạt ở nhà trường như: tăng tiết học kỹ năng sống, đổi mới nội dung sách giáo khoa, tăng cường ấn phẩm để hiểu hơn về lịch sử, giảm tải chương trình, thực hành Tiếng Anh, cơ sở vật chất trường học xuống cấp...
Tuy nhiên bên cạnh đó, có rất nhiều học sinh quan tâm đến các vấn đề trong xã hội như: ô nhiễm môi trường, văn hóa giao thông xe buýt, đường sá, nạn bạo hành, nguy cơ các cây cầu ở Nhà Bè bị sập...
Em Minh Thư, trường Lê Văn Tám ám ảnh với dòng kênh đang bị ô nhiễm ngay trước cổng trường. "Có những buổi chiều kênh có mùi khó chịu, khiến em không thể tập trung học được" - Thư nêu và mong muốn TP có biện pháp cải thiện dòng kênh để có các em môi trường học tập trong lành.
Em Nguyễn Duy Nguyên, trường TH Lương Thế Vinh, quận 2 ý kiến: Xe buýt cần có đội ngũ tài xế giàu kinh nghiệm và tiếp viên thân thiện, tránh tình trạng quát tháo, kéo lê hành khách vì không đủ thời gian lên xuống xe. Đồng thời xe buýt cần thực hiện đúng luật giao thông vì có một số xe leo lề, vượt đèn đỏ, gây mất trật tự, an toàn cho cộng đồng.
Nguyên cũng bức xúc với tình trạng bạo lực học đường xảy ra ở trường mẫu giáo và các cơ quan chức năng cần có biện pháp chấn chỉnh vấn nạn này, xử lý nghiêm theo pháp luật.
Em Như Ngọc Huỳnh Như, quận 12 kể về việc đường Đông Bắc (phường Tân Chánh Hiệp, quận 12) là nơi đi lại của nhiều học sinh, người dân nhưng nguyên một đoạn đường dài dằn xóc, không có bóng đèn. Như kể: "Con đã đến nhà bạn ở khu vực này vài lần, có khi về chiều tối, khoảng 18g thì đi đường đã không thấy gì cả. Đường lại nhiều đá, hố nước rất dễ té. Bạn và mẹ của bạn con đã té vài lần, do khu vực khúc cua không có đèn đường, xe chạy không bóp còi và va quẹt nhiều. Con hy vọng khu vực này có thể cải thiện tốt hơn, để người dân được sinh hoạt và có đời sống tốt hơn".
Em Nguyễn Ngọc Yến Vi, trường THCS Nguyễn Văn Tố, quận 10 cũng quan tâm đến tình trạng biển dán quảng cáo cho vay trả góp trên nhiều cột điện, tường khắp các con đường. Mặc dù một số người đi cạo bỏ nhưng không sạch hết và có cả những người bị kẻ cho vay nặng lãi đe dọa dẫn đến tự tử, gây ảnh hưởng môi trường sống của người dân trên địa bàn TP.
"Nếu vạch mờ thì thứ hai sẽ có ngay vạch mới".
Trước những thắc mắc, ý kiến của các em thiếu nhi, Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở GTVT, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Văn hóa Thể thao đã lần lượt có những tiếp thu và phản hồi cho các em. Nhưng sự việc cụ thể gây ảnh hưởng đến các em sẽ được các cơ quan chức năng phối hợp giải quyết.
Giám đốc Sở GTVT TP Bùi Xuân Cường cho biết, những cây cầu thép trên tuyến Lê Văn Lương đã cũ, TP đã quan tâm đầu tư từ năm 2002 nhưng việc giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn. Ông cũng vận động các em thiếu nhi có gia đình bị ảnh hưởng mặt bằng thì nhanh chóng hỗ trợ bàn giao để dẹp được những câu cầu thép, tránh trường hợp cầu Long Kiểng bị sập.
Tuyến đường Đông Bắc không có đèn chiếu sáng, ông Cường cho biết tuyến đường này hiện nay phân cấp cho quận 12 bảo trì, ranh giao đất với công viên Quang Trung; tuy nhiên pháp lý bồi thường có phát sinh, ảnh hưởng đến người dân. Sở GTVT sẽ phối hợp với quận 12 duy tu, lắp đặt hệ thống chiếu sáng.
Đối với ý kiến của học sinh việc an toàn quanh trường học khi trước cổng trường không có vạch kẻ dành cho người đi bộ thì ông Cường quả quyết: "Nếu vạch mờ thì sáng thứ 2 đầu tuần sẽ có vạch mới".
Giám đốc Sở GTVT TP cũng tiếp thu ý kiến của các em về việc tài xế, tiếp viên xe buýt chưa có văn hóa ứng xử phù hợp. Ông khẳng định TP có nhiều kênh phản ánh qua website, facebook, tổng đài,... Năm 2018 TP sẽ phấn đấu giảm số lượng phản ánh này. Dự kiến cũng sẽ thay thế nhiều xe buýt phục vụ đưa đón học sinh.
Lãnh đạo TP tiếp thu nghiêm túc và cầu thị
Điều hành phần trao đổi ý kiến của các em thiếu nhi với lãnh đạo sở, ngành có liên quan, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm - Chủ tịch HĐND TP cho biết hoạt động gặp gỡ các em thiếu nhi tiêu biểu của TP là hoạt động có ý nghĩa, được tổ chức nhiều năm nay. Nhiều em đã phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi để đại diện các bạn về dự buổi lễ này.
Trong các lần gặp gỡ trước, các cô chú lãnh đạo TP đã lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng, đề xuất của các em. Những ý kiến, những quan tâm của các em cho sự phát triển của TP, của ngành giáo dục, cho nhà trường, gia đình và bạn bè... tuy giản dị nhưng xác với thực tiễn diễn ra hàng ngày. Thể hiện óc quan sát có trách nhiệm, giàu lòng nhân ái. Mỗi vẫn đề em đặt ra chan chứa tình yêu thương giữa con người với con người, cho thấy sự trưởng thành của các em.
Tất cả ý kiến của các em đã được lãnh đạo TP tiếp thu nghiêm túc, cầu thị. Trong suốt một năm, UBND TP, các ngành, quận/huyện đã triển khai nhiều công việc khắc phục hạn chế, làm nhiều việc các em đã mong muốn, tạo môi trường sống, học tập, sinh hoạt lành mạnh, tốt hơn cho các em.
Tuy nhiên nhiều vấn đề đặt ra cần thời gian giải quyết hoặc có những vấn đề phát sinh mới. Hôm nay, mong muốn các em hãy nói những điều các em quan tâm, thay mặt các bạn khác nói những điều mà các bạn trẻ thiếu nhi TP quan tâm. Các cô chú sẽ tiếp tục lắng nghe một cách cầu thị để khắc phục những hạn chế, giải quyết những khó khăn vướng mắc, tiếp tục xây dựng TP phát triển hơn nữa.
Theo PLO
Học sinh TP.HCM đi xe buýt khám phá thành phố "Lần đầu đi xe buýt em không nghĩ nó lại thú vị như thế. Dù hơi chật chội và phải đứng từ trường đến thư viện nhưng em thấy vui vì được chuyện trò với bạn bè, có cơ hội khám phá thành phố theo cách riêng". Học sinh khối 12 trường THPT chuyên Lê Hồng Phong xếp hàng lên xe buýt Đó...