Học sinh TPHCM sẽ học theo tín chỉ?
TPHCM sẽ thí điểm dạy học theo tín chỉ ở những trường THCS, THPT có điều kiện ngay trong năm học 2019-2020 nếu đề xuất tạo cơ chế mở cho giáo dục được thông qua.
TPHCM đề xuất được tự công nhận tốt nghiệp THPT cho học sinh. Trong ảnh: Học sinh thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2017. (Ảnh: Tấn Thạnh)
UBND TP HCM vừa có báo cáo gửi Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về việc thi hành Luật Giáo dục, đề xuất nhiều nội dung liên quan đến việc tạo cơ chế mở cho giáo dục TP HCM. Đề xuất này đã nhận được sự đồng tình của các chuyên gia giáo dục, đội ngũ giáo viên (GV) và phụ huynh học sinh (HS). Tuy nhiên, có nhiều ý kiến băn khoăn về việc triển khai do tính liên thông giữa các trường, các cấp học ở bậc phổ thông chưa được Luật Giáo dục cho phép.
Một trong những đề xuất đáng chú ý là có định hướng mở trong biên chế năm học thay vì học đủ 9 tháng/năm như hiện nay. Ngoài ra, cơ cấu giờ, tiết học cũng được linh hoạt: học 1 buổi, 2 buổi hoặc cả ngày… Hình thức giáo dục mới này gần giống loại hình đào tạo tín chỉ đang được áp dụng tại các trường ĐH.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD- ĐT) TP HCM, ngoài đề xuất biên chế trong năm học mở, TP cũng đề xuất hình thức học được mở: HS học tại trường, nhà, trực tuyến; thời lượng giảng dạy các môn học cũng mở, ít hay nhiều tùy từng trường, từng môn học. Ngoài ra còn đề xuất được đa dạng việc kiểm tra, đánh giá: đánh giá qua kết quả học tập, các kỹ năng đạt được, kết quả nghiên cứu khoa học… TP HCM cũng đề xuất được tự công nhận tốt nghiệp THPT cho HS. Nếu đề xuất được thông qua, ngay trong năm học 2019-2020, Sở GD-ĐT TP HCM sẽ triển khai thí điểm dạy học theo tín chỉ ở những trường THCS, THPT có điều kiện trên nguyên tắc tự nguyện của phụ huynh, HS.
Nhận xét về những đề xuất trên, nhiều nhà giáo và chuyên gia giáo dục cho rằng đó là những đề xuất hoàn toàn hợp lý với một đô thị phát triển như TP HCM. Ông Nguyễn Thành Phát, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Văn Tố (quận 10), cho rằng trước đây, nhà trường từng có ý tưởng cho HS học theo tín chỉ nhưng không thể thực hiện được do vướng nhiều thứ. Dễ thấy nhất là tính liên thông hiện nay giữa các trường, các cấp học ở bậc phổ thông chưa được Luật Giáo dục cho phép. Nếu đề xuất này được thông qua, ngay trong năm học 2018-2019, trường đã có thể thực hiện được.
Nhiều nước đã thực hiện
Theo Sở GD-ĐT TP HCM, hiện ở TP có nhiều loại hình trường: Chuyên, tiên tiến theo xu thế hội nhập và phổ thông đại trà. HS ở từng loại trường sẽ có trình độ khác nhau. Thế nhưng, bất cập nhất là tất cả HS ở các trường đều phải học cùng một chương trình, cùng một thời lượng, cùng một cách kiểm tra, đánh giá… Một HS có năng lực học tập tốt, chỉ cần 6 tháng để hoàn thành chương trình cho cả năm nhưng vẫn phải học đủ 9 tháng mới được công nhận. Cũng có những trường, những HS không cần nghỉ hè 3 tháng như hiện nay mà rút ngắn lại.
PGS-TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên giảng viên Trường ĐH Bách khoa TP HCM, cho biết những đề xuất của TP HCM rất đáng hoan nghênh và kịp thời bởi trên thế giới, nhiều quốc gia đã thực hiện. “Nếu thành hiện thực thì giáo dục TP HCM sẽ có thêm nhiều điều kiện để phát triển, góp phần quan trọng trong công cuộc đổi mới giáo dục” – PGS-TS Tống nói.
Video đang HOT
Theo phân tích của PGS-TS Tống, với việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở bậc phổ thông sẽ tạo điều kiện linh hoạt trong học tập của HS. Tùy theo điều kiện, khả năng HS có thể hoàn thành các tín chỉ sớm hay muộn. Như vậy, những HS giỏi có thể học nhanh hơn, đủ điều kiện thì tốt nghiệp. “Nhân đây, tôi cũng muốn đề xuất những HS giỏi, tài năng có thể ghi danh một số tín chỉ ở bậc ĐH nếu các em muốn. Và khi lên ĐH, các trường ĐH có đào tạo ngành nghề liên quan phải chấp nhận những tín chỉ này. Việc công nhận tín chỉ cũng nên mở ra ở hệ nghề để tạo điều kiện cho nhiều đối tượng khác” – PGS-TS Nguyễn Thiện Tống đề xuất.
Ông Nguyễn Thành Phát cho biết để những đề xuất này được thực hiện tốt, ngoài điều kiện chuẩn bị kỹ thì việc trao thêm quyền tự chủ cho các trường phải được đẩy mạnh hơn nữa. Đó là việc các trường được quyền chủ động chương trình dạy, thời lượng dạy, đồng thời được giao quyền chủ động kiểm tra, đánh giá. Ông Phát cũng cho biết việc công nhận tín chỉ giữa các trường, địa phương với nhau phải được thông suốt, hiệu trưởng, GV các trường phải được nắm kỹ. Tránh tình trạng HS hoàn thành tín chỉ của môn này ở trường này nhưng sang trường khác lại không được công nhận. “Ví dụ, dù trường được Hội đồng Anh công nhận là trường học hợp tác quốc tế tích cực (Danh hiệu ISA) nhưng ngay trong quận 10, nhiều trường và GV không biết ISA là gì” – ông Phát nói.
Trong khi đó, theo hiệu trưởng một trường THCS tại quận 3, nếu HS TP HCM được học theo tín chỉ thì đồng thời cũng phải có quy định khống chế thời gian học vượt, tránh tình trạng HS học giỏi cứ lao vào học mãi. Chẳng hạn, bậc THCS lâu nay đào tạo 4 năm, nếu HS học vượt thì cũng chỉ cho phép hoàn thành trong 3 năm. “Nếu chỉ học và học, mà không có những kỹ năng sống, kỹ năng mềm cần thiết thì không đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện nhân cách, phẩm chất HS” – vị này nói.
Theo Dân Trí
Giải bài toán cơ sở vật chất triển khai chương trình, SGK mới
Sở GD&ĐT Phú Thọ đã rà soát nhu cầu về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, lên phương án kinh phí cần đầu tư; đồng thời có giải pháp sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có để chuẩn bị triển khai chương trình, SGK mới.
Giờ Chào cờ tại Trường tiểu học Thọ Sơn - 1 trường học có cơ sở vật chất khang trang của Phú Thọ
Khoảng 1.106 phòng học cần xây dựng bổ sung
Theo ông Nguyễn Minh Tường - Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ - toàn tỉnh hiện có 8.070 phòng học; trong đó 91,4% phòng học kiên cố (tiểu học 88,1%, THCS 95,3%, THPT 96,1). Tỷ lệ trung bình phòng học/lớp là 1,03; tỷ lệ trung bình phòng học kiên cố/lớp là 0,95 (tiểu học 87,4; THCS 1,02; THPT 98,2).
Tỉnh hiện có 977 phòng học bộ môn. Trong đó, THCS có 840 phòng, tỷ lệ 3,23 phòng/trường; số phòng đáp ứng quy định là 498 phòng, đạt tỷ lệ 59,2%. Cấp THPT có 137 phòng, tương đương tỷ lệ 3,9 phòng/trường (số phòng đáp ứng quy định là 103 phòng, đạt tỷ lệ 75%).
Ông Nguyễn Minh Tường cho biết: Các trường mới được đầu tư đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu một lần từ khi thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2002-2007.
Toàn tỉnh Phú Thọ hiện có 594 cơ sở giáo dục phổ thông công lập, trong đó có 299 trường tiểu học, 260 trường THCS, 35 trường THPT.
Tổng số có 7.763 lớp với 266.220 học sinh phổ thông công lập, trong đó: Tiểu học có 4.462 lớp với 125.720 học sinh; THCS có 2.494 lớp với 78.840 học sinh; THPT có 807 lớp với 31.660 học sinh.
Do nguồn lực khó khăn, hàng năm việc bổ sung thiết bị do hao hụt, hỏng hóc rất hạn chế, dẫn đến tình trạng thiết bị dạy tối thiểu hiện có mới chỉ đáp ứng được khoảng từ 50-60% nhu cầu.
"Hầu hết các trường phổ thông chưa có các thiết bị phòng học bộ môn, thiết bị dạy học tiên tiến, hiện đại. Các trường mầm non mới chỉ có đồ dùng - đồ chơi - thiết bị dạy học tối thiểu cho lớp mầm non 5 tuổi (các nhóm lớp dưới 5 tuổi còn thiếu), thiết bị đồ chơi ngoài trời, thiết bị làm quen với tin học chưa được đầu tư.
Toàn tỉnh, số lượng thiết bị phòng học bộ môn mới chỉ đáp ứng được khoảng 45,6% nhu cầu giảng dạy" - Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ .
Thông kê chi tiết cả bàn ghế học sinh các cấp, thiết bị ứng dụng CNTT, Sở GD&ĐT Phú Thọ thông tin: Số lượng bàn ghế 2 chỗ đạt khoảng 60% nhu cầu tối thiểu (cấp tiểu học là 65%, cấp THCS là 56%, cấp THPT là 68%). Trung bình tại cấp tiểu học 2,3 trường có 1 phòng máy, THCS 1,3 trường có 1 phòng máy và THPT mỗi trường có 2 phòng máy.
Riêng thiết bị dạy học ngoại ngữ, trung bình tại cấp tiểu học có gần 0,5 bộ/trường, THCS có khoảng 1bộ/trường; THPT có khoảng 1 bộ/trường. Đây chủ yếu là những thiết bị cầm tay, đơn chiếc, phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên, các hệ thống thiết bị dạy ngoại ngữ chuyên dùng còn ít.
Để chuẩn bị triển khai chương trình, SGK mới, Phú Thọ đã lên danh sách lượng phòng học, phòng học bộ môn, thư viện, thiết bị dạy học tối thiểu, thiết bị phòng học bộ môn... cần bổ sung.
Theo đó, cần đầu tư xây dựng bổ sung khoảng 1.106 phòng học (Tiểu học 746 phòng, THCS 330, THPT 30). Cùng đó, để kiên cố hóa các phòng học, đầu tư xây dựng thay thế 880 phòng học bán kiến cố xuống cấp, phòng học tạm, nhờ mượn (tiểu học 744 phòng học, THCS 120 phòng học, THPT 6 phòng học).
Phòng học bộ môn, cấp THCS (với quy mô quy ước 1 trường THCS 16 lớp, cần 6 phòng) cần xây dựng bổ sung khoảng 850 phòng còn thiếu và 125 phòng chưa đáp ứng quy định; cấp THPT (với quy mô quy ước 1 trường THPT 24 lớp, cần 6 phòng) cần xây dựng bổ sung khoảng 112 phòng còn thiếu và 5 phòng chưa đáp ứng quy định.
Ngoài ra, cần bổ sung thêm 417 phòng cho thư viện (Tiểu học 210 phòng; THCS 189 phòng; THPT 18 phòng). Đồng thời, cần bổ sung 5386 bộ thiết bị dạy học tối thiểu (Tiểu học 3648 bộ; THCS 1510 bộ và THPT 228 bộ); bổ sung thêm ít nhất khoảng 600 bộ thiết bị phòng học bộ môn (THCS là 540 bộ, THPT 60 bộ).
Để đáp ứng được nhu cầu giảng dạy tối thiểu, tại cấp tiểu học và THCS, mỗi trường cần ít nhất 1 phòng máy và đối với cấp THPT, mỗi trường cần ít nhất 2 phòng máy. Theo quy định này thì số lượng phòng máy toàn tỉnh còn thiếu là 320 phòng (trong đó, tiểu học thiếu 150 phòng, THCS thiếu 135 phòng, THPT thiếu 35 phòng).
"Chúng tôi ước tính nhu cầu kinh phí cần khoảng 10.828 tỷ đồng. Trong đó, tổng kinh phí đầu tư cơ sở vật chất là 8.228 tỷ đồng; kinh phí đầu tư thiết bị dạy học: 2.600 tỷ đồng" - ông Nguyễn Minh Tường cho hay.
Nhiều đầu việc đã triển khai
Chuẩn bị cơ sở vật chất để triển khai tốt nhất chương trình SGK giáo dục phổ thông mới, Sở GD&ĐT Phú Thọ đã phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các địa phương đề xuất danh mục và thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định để giao vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2017 - 2020 thực hiện kiên cố hóa các phòng học mầm non, tiểu học tại các xã đặc biệt khó khăn.
Chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và từng năm để có cơ sở bố trí nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất cho các trường đảm bảo theo Luật đầu tư công.
Đồng thời, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh hàng năm bố hỗ trợ kinh phí từ nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung của tỉnh, ngân sách sự nghiệp để bố trí đầu tư cải tạo, sửa chữa, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các trường học. Ưu tiên bố trí cho các trường thiếu phòng học, phòng bộ môn, trường xây dựng đạt chuẩn quốc gia.
Giai đoạn 2016-2020, Phú Thọ hỗ trợ kinh phí trường xây dựng đạt chuẩn quốc gia: mầm non và tiểu học 300 triệu đồng/trường; THCS là 400 triệu đồng/trường, THPT 600 triệu đồng/trường. Hằng năm, Sở GD&ĐT đã phối hợp với Sở Tài chính trình UBND, HĐND tỉnh bố trí kinh phí (trên 20 tỷ/năm) để mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học để trang bị cho các cơ sở giáo dục, trong đó ưu tiên các trường xây dựng chuẩn quốc gia.
Hàng năm, Sở GD&ĐT Phú Thọ đã ban hành văn bản hướng dẫn các địa phương, các cơ sở giáo dục thực hiện kiểm tra, rà soát hiện trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để xác định nhu cầu sửa chữa, đầu tư xây dựng, bổ sung trang thiết bị nhằm tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia gắn với thực hiện xây dựng nông thôn mới;
Cùng với đó, phối hợp với các huyện, thị, thành chỉ đạo việc rà soát lại quy mô, mạng lưới trường lớp để sắp xếp theo lộ trình một cách hợp lý để sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có; đồng thời thực hiện qui hoạch, tạo quỹ đất cho những trường có nhu cầu mở rộng do tăng quy mô" - ông Nguyễn Minh Tường
Theo Giaoducthoidai.vn
TP HCM muốn rút ngắn năm học Nhằm phát triển giáo dục TP HCM đến năm 2030, thời gian học có thể ít hơn 9 tháng, nhà giáo được hưởng chế độ đãi ngộ đặc biệt như công an... Học sinh tiểu học TP HCM trong ngày khai giảng. Ảnh: Quỳnh Trần. Trong báo cáo gửi Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên...