Học sinh TPHCM đề xuất bỏ học nghề
Một số học sinh bậc THCS ở TPHCM cho rằng việc học nghề chỉ để lấy điểm khuyến khích khi thi vào lớp 10 nên cần xem xét bỏ việc đào tạo nghề ra khỏi trường phổ thông hoặc phải thay đổi để nâng cao chất lượng.
Nhiều học sinh ở TPHCM đề xuất với lãnh đạo về vấn đề học nghề lấy điểm khuyến khích trong trường phổ thông
Trong chương trình “Lãnh đạo TPHCM gặp gỡ thiếu nhi – Xuân Mậu Tuất năm 2018″ diễn ra vào sáng 24/2, nhiều học trò đã nêu ý kiến việc học nghề trong nhà trường còn nặng hình thức, học chỉ để cộng điểm, nên chăng bỏ việc học nghề; còn học kỹ năng sống trong nhà trường thì ào ào theo cách “hàng ngàn học sinh ngồi nghe” không hiệu quả…
Nhiều học sinh bậc THCS, cụ thể là học sinh lớp 9 quan tâm nhiều đến việc cộng điểm học nghề khi thi vào lớp 10. Nhiều em chỉ ra thực trạng, việc học nghề trong nhà trường còn nặng hình thức, học sinh đi học chỉ để được cộng điểm khuyến khích.
Có em đề xuất với các lãnh đạo nên bỏ học nghề trong nhà trường hoặc thay đổi cách dạy học nghề làm sao để hiệu quả hơn.
Trong khi đó em Đoàn Lê Sơn, học sinh Trường THCS Hồng Bàng, Q5 phản ảnh về việc học kỹ năng sống chưa hiệu quả. Toàn trường khoảng 3.000 học sinh ngồi dưới sân trường nghe các diễn giả dạy về kỹ năng sống, học sinh không tiếp thu được bao nhiêu.
Sơn cũng chỉ ra thực tế nhiều học sinh lớp 8, lớp 9 học giỏi nhưng không biết quét nhà, rửa bát, nấu ăn, thiếu khả năng tự lập, chăm sóc bản thân. “Theo em, ngành giáo dục nên đưa môn kỹ năng sống vào giờ học chính khóa như một môn học chính thức thì việc giáo dục kỹ năng cho học sinh mới thực chất”, em Sơn nói.
Video đang HOT
Trước những ý kiến trên, ông Lê Hồng Sơn – Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM cho biết việc tổ chức sinh hoạt dưới cờ, các chuyên đề kỹ năng sống giúp các em có thêm kiến thức, hiểu biết thêm các vấn đề ngoài sách vở, ngoài bài học trên lớp. Tuy nhiên, việc triển khai sinh hoạt chuyên đề cùng lúc 3.000 học sinh sẽ rất khó hiệu quả để các em lắng nghe và tiếp thu. Sở sẽ xem xét cụ thể để các trường có phương pháp hiệu quả hơn.
Ông Lê Hồng Sơn cũng đồng tình với ý kiến của em Đoàn Lê Sơn, nhiều học sinh hiện nay không biết những việc cơ bản trong cuộc sống như nấu ăn, quét nhà, gấp quần áo…
Từ đó, Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM bày tỏ, học nghề ở trung học không phải là học nghề của đào tạo nghề nghiệp mà là học những công việc quen thuộc trong cuộc sống như trồng rau, nuôi cá, nuôi heo ở các trường ngoại thành; chụp hình, nấu ăn, sửa điện, nước… để mỗi người có thể giải quyết những vấn đề đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày.
Để khuyến khích các em tham gia, chọn lựa việc học nghề này, ngành Giáo dục đã tham mưu cộng điểm cho học sinh THCS khi tuyển sinh vào lớp 10. “Đó chỉ là việc khuyến khích nhưng lâu dần ở góc nhìn của người lớn như giáo viên, phụ huynh lại cho rằng học nghề để được cộng điểm là không đúng”, ông Sơn nhấn mạnh.
Về việc Bộ đang có dự thảo bỏ điểm khuyến khích vào lớp 10 khi học nghề, hay các hội thi của thành phố, ông Lê Hồng Sơn thông tin, việc cộng điểm hay không cộng điểm còn phải tùy thuộc vào quy chế thi. Khi nào Bộ GD-ĐT có những văn bản, thông tư chính thức để điều chỉnh thì mới thay đổi. Còn ngành Giáo dục TPHCM vẫn đang áp dụng cộng điểm khuyến khích cho học sinh.
TPHCM có gần 1.900 nhóm trẻ tư thục
Trước lo lắng của nhiều thiếu nhi về tình trạng bạo hành ở trẻ nhỏ ở các cơ sở mầm non, ông Lê Hồng Sơn cho biết, toàn thành phố gần 1.900 nhóm trẻ mầm non tư thục. Các nhóm trẻ này đáp ứng nhu cầu gửi con của người dân nhập cư ở các tỉnh về thành phố làm ăn. Việc bạo hành trẻ không phải là phổ biến nhưng gây bức xúc dư luận.
Mới đây, ngành Giáo dục thành phố đã rà soát, kiểm tra các nhà trẻ không phép, nhớm lớp, đội ngũ giáo viên, bảo mẫu ở 24 quận huyện để chấn chỉnh hoạt động.
Theo Dân Trí
TPHCM đang chờ quyết định cộng điểm khuyến khích vào lớp 10
Việc thi tuyển vào lớp 10 năm học 2018-2019 ở TPHCM vẫn áp dụng hình thức thi tuyển. Tuy nhiên, Sở GD-ĐT thành phố vẫn đang chờ quyết quyết định chính thức về quy chế tuyển sinh lớp 10 của Bộ GD-ĐT.
Đối tượng thi tuyển là học sinh tốt nghiệp THCS tại TPHCM trong độ tuổi quy định. Học sinh được đăng ký 3 nguyện vọng ưu tiên 1, 2, 3 để xét tuyển vào lớp 10 thường và 4 nguyện vọng vào lớp 10 chuyên. Sở cũng nhấn mạnh đến quy định học sinh không được đổi nguyện vọng sau khi trúng tuyển.
Về thời gian thi vào lớp 10, nếu thời gian diễn ra kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 vẫn diễn ra từ ngày 22 - 24/6 thì kỳ thi vào lớp 10 vẫn sẽ diễn ra như năm vừa rồi, vào ngày 2 - 3/6/2018.
TPHCM đang chờ quyết định của Bộ GD-ĐT về cộng điểm khuyến khích khi thi vào lớp 10
Các môn thi gồm toán, ngữ văn, tiếng Anh và môn chuyên (nếu thí sinh đăng ký nguyện vọng vào lớp trường, lớp chuyên).
Điểm xét tuyển vào lớp 10 thường là tổng điểm 3 bài thi trong đó môn toán và ngữ văn có hệ số 2 và điểm cộng thêm của thí sinh được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích.
Điểm xét tuyển vào lớp chuyên là tổng điểm của 4 môn thi toán, ngữ văn, tiếng Anh và môn chuyên (hệ số 2) cùng điểm khuyến khích (nếu có).
Hiện, Sở đang chờ Bộ GD-ĐT có quyết định chính thức về về quy chế tuyển sinh lớp 10 để ban hành quy định cụ thể về kỳ tuyển sinh lớp 10. Đặc biệt là về chế độ khuyến khích cho thí sinh, Bộ đưa ra dự thảo không áp dụng cộng điểm cho những thí sinh tham dự kỳ thi do Sở tổ chức.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó GĐ Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, do mùa tuyển sinh vừa rồi có nhiều học sinh chọn nguyện vọng bất hợp lý, đăng ký ở những trường xa không thể theo học, sau khi đỗ thì xin chuyển trường. Điều này, sai quy định tuyển sinh là thí sinh chỉ thay đổi nguyện vọng duy nhất vào thời điểm Sở GD-ĐT thống kê nguyện vọng ban đầu.
Năm nay, Sở sẽ có biện pháp để siết chặt việc chọn nguyện vọng của thí sinh, để các em chọn nguyện vọng phù hợp.
Đề thi sẽ thay đổi mạnh
Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT TPHCM, đề thi lớp 10 năm tới sẽ được đổi mới theo định hướng tăng cường tính ứng dụng thực tiễn và tích hợp kiến thức liên môn. Ví dụ như môn toán, đề thi không chỉ nằm trong kiến thức môn toán mà còn lồng ghép kiến thức các môn tự nhiên khác như vật lý, hóa học, sinh học. Hoặc như môn ngữ văn, ngoài kiến thức văn học thông qua những văn bản xã hội, bố cục theo ngữ văn đơn thuần sẽ lồng thêm dữ liệu kiến thức về giáo dục công dân, lịch sử, địa lý...
Việc đổi mới này sẽ đòi hỏi học sinh cần nắm thêm các kiến thức của các môn học để có thể làm tốt bài thi của mình, không chỉ hiểu kiến thức môn học đơn thuần mà còn hiểu và biết ứng dụng thực tế trong đời sống.
Ông Phạm Ngọc Tiến, Phó phòng Giáo dục Trung học, Sở GD-ĐT thành phố cho biết, trong ba môn thi tuyển sinh lớp 10 thì môn toán sẽ có sự thay đổi nhiều nhất. Sẽ có khoảng 30% là kiến thức của các bộ môn khác như lí, hóa, sinh, địa lý, những kiến thức này sẽ chiếm 3/10 điểm môn thi.
Tuy nhiên, việc thay đổi này theo lãnh đạo Sở, cũng sẽ không quá bất ngờ hay nặng nề về kiến thức cho thầy trò, chủ yếu vẫn là tính ứng dụng kiến thức chứ không nặng về lý thuyết, công thức. Việc học và ôn tập của thầy trò cũng sẽ nhẹ nhàng hơn, tránh học vẹt, học máy móc quá nhiều.
Điểm nghề cộng cao nhất 1,5 điểm
Năm học 2017-2018, theo quy chế tuyển sinh của TPHCM, học sinh được cấp chứng nhận nghề phổ thông trong kỳ thi do Sở GD-ĐT tổ chức ở cấp THCS: Loại giỏi: cộng 1,5 điểm; Loại khá: cộng 1,0 điểm; Loại trung bình: cộng 0,5 điểm.
Học sinh đạt giải cá nhân trong kỳ thi học sinh giỏi các bộ môn văn hóa như giải nhất cấp tỉnh: cộng 2,0 điểm; Giải nhì cấp tỉnh: cộng 1,5 điểm; Giải ba cấp tỉnh: cộng 1,0 điểm.
Theo Dân Trí
Bỏ cộng điểm khuyến khích vào lớp 10 THPT: Chưa phù hợp nếu áp dụng ngay Hàng trăm nghìn học sinh có thể không được cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 THPT trong thời gian tới. Bỏ điểm cộng của một số cuộc thi vào lớp 10 THPT để tránh tiêu cực là cần thiết. Tuy nhiên, theo một số nhà giáo, cần có lộ trình thích hợp. Việc học nghề trong trường THCS chủ yếu là để...