Học sinh tố trường ‘dưới 10 điểm cấm thi ĐH’
Một học sinh trường THPT Cẩm Lý (huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) cho biết: Nhà trường có tổ chức cho học sinh cuối cấp thi thử đại học, những học sinh không đạt 10 điểm 3 môn sẽ không được làm hồ sơ dự thi đại học, cao đẳng năm 2013.
Học sinh lớp 12 trường THPT Cẩm Lý – Bắc Giang “tố” nhà trường không làm hồ sơ thi đại học.
“Trường làm thế là không công bằng và không tạo điều kiện cho học sinh”, người phản ánh nói. Học sinh này cho biết: Lúc thi thử các môn nằm trong khối thi của mình, các em đều không được nhà trường thông báo trước nội dung nêu trên (đủ 10 điểm 3 môn mới được làm hồ sơ).
Tuy nhiên, sau khi thi thử khối A, em này chỉ được 9 điểm, nhà trường bảo không ép học sinh không được làm hồ sơ nhưng lại có ý là sẽ “bêu” tên những học sinh có điểm dưới 10 trước toàn trường nếu vẫn có ý định làm hồ sơ. Theo lời học sinh này thì ngay cả cô giáo chủ nhiệm cũng “dọa” rằng nếu những em dưới 10 điểm mà vẫn làm hồ sơ thì thầy Cát (hiệu trưởng) sẽ thông báo trước toàn trường.
Video đang HOT
“Bọn em vẫn muốn thi, em đã tham khảo ý kiến của chị em là có nên rút lại không đi thi hay không. Còn nhà trường nói với em là nên rút lại không đi thi đại học nữa, em cũng chưa biết thế nào?”, học sinh này bày tỏ.
Trả lời về phản ánh trên, ông Đặng Xuân Cát, Hiệu trưởng trường THPT Cẩm Lý cho biết, thông tin như vậy chỉ là ý kiến cá nhân, chủ trương của nhà trường là không cấm hay ép các học sinh thi hay không được thi đại học.
Theo ông Cát, trường tổ chức các đợt thi thử đại học là nhằm mục đích củng cố kiến thức kĩ năng làm bài cho học sinh, ngoài ra sẽ nắm được năng lực của học sinhhiện tại.
“Nếu học sinh thi 3 môn mà chưa được 10 điểm thì thử hỏi có trường nào dám nhận? Đi thi mà không đỗ thì tốn tiền của bố mẹ, làm ảnh hưởng tới kinh tế gia đình. Như vậy tôi có thể nói đó là học sinh bóc lột sức lao động của bố mẹ, nhưng số này ít. Phần lớn chúng tôi chỉ động viên các em dưới 10 không nên đi thi vì kiến thức của các em chỉ có thể, các em có thể đi trung cấp, cao đẳng nghề để ra trường có việc làm ngay”, ông Cát nói.
“Chúng tôi là nhà giáo, chúng tôi phải có trách nhiệm định hướng cho các em, nếu không đi đại học thì vào trung cấp, cao đẳng để còn có việc mà làm, có lương để đỡ bám vào bố mẹ, đỡ là nặng gánh cho gia đình và xã hội”, ông Cát bày tỏ quan điểm. Về phản ánh nếu những em dưới 10 điểm mà cố tình làm hồ sơ sẽ bị nhà trường đọc tên trước toàn trường, ông Cát cho biết, đó chỉ là nói bậy, trường không bao giờ làm như vậy.
Cũng theo ông Đặng Xuân Cát, đây là thực hiện việc phân luồng học sinh theo chủ trương của Sở GD&ĐT Bắc Giang (năng lực nào thi như thế). Ông Cát cho biết, ông đã công tác và dạy học trên 30 năm, những điều ông làm chỉ giúp học sinh chứ không bao giờ hại học sinh của mình.
Và ông cũng dẫn chứng rằng, mỗi lần thi một trường đại học mất tới 4-5 triệu, trong khi đó bố mẹ ở nhà phải làm nửa năm trời (một tấn thóc) mới có được. Nhiềuhọc sinh không nghĩ được như thế và nhiều em đi thi chỉ là đi chơi hoặc a dua bầy đàn, như thế với học sinh có học lực kém không nên đi thi.
Theo Giáo Dục Việt Nam
Chuyển giấy nháp hộ cũng bị hủy kết quả thi
Ngày 26/2, Bộ GD-ĐT đã ban thành Thông tư về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2013. Theo đó, các biện pháp chống tiêu cực trong phòng thi sẽ được bổ sung siết mạnh.
Cụ thể, thí sinh sẽ bị đình chỉ và hủy kết quả của cả kỳ thi nếu vi phạm một trong các khuyết điểm: Mang vào phòng thi tài liệu, vật dụng trái với quy định, mang vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, bia rượu, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài thi; nhận bài giải sẵn của người khác; chuyển giấy nháp, bài thi cho thí sinh khác hoặc nhận giấy nháp, bài thi của thí sinh khác; cố tình không nộp bài thi, dùng bài thi hoặc giấy nháp của người khác để nộp bài thi của mình hoặc có bài thi giống nhau do chép bài của nhau.
Các biện pháp chống tiêu cực trong phòng thi sẽ được siết chặt - Ảnh minh họa
Quy chế bổ sung cũng nêu rõ, các trường hợp bị hủy kết quả thi và cấm thi từ 1 đến 2 năm: Hành hung giám thị, giám khảo, người phục vụ của các Hội đồng coi thi, Hội đồng chấm thi, Hội đồng phúc khảo; Gây rối làm mất trật tự an ninh ở khu vực coi thi, gây hậu quả nghiêm trọng cho kỳ thi; Khai man hồ sơ thi hoặc nhờ người thi hộ.
Sau "sự cố Đồi Ngô" năm 2012, Bộ GD-ĐT cũng quyết định thành lập tổ chấm kiểm tra tại mỗi hội đồng thi tốt nghiệp và Hội đồng chấm thẩm định.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Tổ trưởng tổ chấm kiểm tra là Phó Chủ tịch Hội đồng chấm thi; Chủ tịch Hội đồng chấm thi có thể phân công một thành viên của Hội đồng chấm thi làm Phó tổ trưởng nếu thấy cần thiết; Các tổ viên là cán bộ, giáo viên có phẩm chất đạo đức và chuyên môn tốt.
Tổ chấm kiểm tra sẽ thực hiện chấm kiểm tra ít nhất 5% số lượng bài thi của mỗi môn thi tự luận, theo tiến độ chấm của Hội đồng chấm thi. Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ra quyết định thành lập Hội đồng chấm thẩm định bài thi tự luận của các Hội đồng chấm thi; Hội đồng này chịu trách nhiệm cuối cùng và trình Bộ trưởng về việc xử lý điểm chính thức của bài thi.
Theo Tùng Anh (Dân Việt)
Học sinh ở TT giáo dục thường xuyên bị cấm thi oan Giám đốc Sở GD - ĐT TP.HCM Lê Hồng Sơn vừa ký kết luận thanh tra về nội dung đơn tố của tập thể giáo viên Trung tâm giáo dục thường xuyên quận 8 đối với giám đốc Đàm Thị Tâm. Kết luận nêu rõ, bà Tâm đã có những vi phạm nghiêm trọng trong việc quản lý tài chính. Mặt khác, trong...