Học sinh tiểu học viết phần mềm dạy Lịch sử
Yêu thích Lịch sử nhưng nhận thấy phương pháp giảng dạy hiện nay khó tiếp thu, Đàm Minh Anh (lớp 5C, Tiểu học Mai Dịch, Hà Nội) đã làm một phần mềm giảng dạy bằng các câu hỏi trắc nghiệm, hỏi đáp nhân vật và ô chữ kỳ diệu.
Có mẹ là giảng viên, bố là kỹ sư xây dựng, ngay từ bé Đàm Minh Anh đã tiếp thu được phương pháp học tập hiệu quả. Lớp 1, cô bé giành giải trong cuộc thi viết chữ đẹp, sau đó đạt giải ý tưởng trẻ thơ khi vẽ bức tranh về chiếc máy dịch tiếng trẻ sơ sinh. Minh Anh tiếp tục nhận giải thành phố cuộc thi tin học trẻ và luôn là học sinh giỏi trong suốt 4 năm tiểu học.
Minh Anh sử dụng phần mềm sáng tạo của mình. Ảnh: Hoàng Thùy.
Khi Bộ GD&ĐT tổ chức cuộc thi: “Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần thứ 7″, Minh Anh đăng ký tham gia. “Em muốn có một chương trình dạy học Lịch sử dễ hiểu, dễ nhớ hơn nên đã nảy ra ý định viết phần mềm này”, Minh Anh kể và cho hay, em đã đem ý tưởng này chia sẻ với cô giáo dạy môn tin học Nguyễn Thị Ánh.
Ý tưởng của Minh Anh được cô rất ủng hộ. Cô lên mạng tìm kiếm phần mềm tiện dụng nhất để giúp học trò trình bày. “Tôi chọn Violet vì đây là phần mềm hỗ trợ soạn giáo án điện tử tiện dụng, sau đó hướng dẫn Minh Anh các thao tác kỹ thuật”, cô Ánh cho hay.
Với thời gian học gần như kín, Minh Anh tận dụng giờ ra chơi và các tiết học Tin để làm phần mềm. Do phòng máy tính của trường mở cửa tự do nên bất cứ khi nào rảnh rỗi em đều chạy lên hoàn thiện bài dự thi.
Video đang HOT
“Em lấy toàn bộ chương trình sách giáo khoa Sử lớp 4 và tìm các câu hỏi trên mạng làm nội dung cốt lõi. Phần mềm cũng sẽ kết cấu thành 8 chương đúng như trong sách giáo khoa nhưng thể hiện dưới dạng dễ hiểu, dễ nhớ hơn như câu hỏi trắc nghiệm, ô chữ, xác định nhân vật”, Minh Anh giải thích.
Minh Anh và các bạn trong lớp học. Ảnh: Hoàng Thùy.
Cô học trò cho biết, phần mềm học Sử là tổng hợp các trò chơi phù hợp với lứa tuổi học sinh, kết hợp giữa chơi và học tạo sự hứng thú. Mỗi câu hỏi như một câu đố, mỗi ô chữ cũng giống như trò chơi ô chữ kỳ diệu, khi trả lời đúng sẽ nhận được tràng pháo tay động viên hay mặt cười, còn sai thì mặt méo.
Được đánh giá cao tính sáng tạo, phần mềm của Minh Anh nhận được giải nhì cấp thành phố và được gửi đi thi cấp quốc gia về ý tưởng sáng tạo trẻ. Hiệu trưởng Cao Thị Hồng cho biết, phần mềm của Minh Anh sẽ được triển khai trong khối 4 bởi khả năng ứng dụng rất tốt, học sinh dễ học mà vẫn đảm bảo nội dung chương trình.
Cô Hồng tâm sự, sau mỗi kỳ thi đại học lại nghe rất nhiều người nói về tình trạng học Sử sa sút với hàng nghìn điểm 0. “Tôi không biết tại sao học sinh lại chán học Sử khi lên các lớp cao hơn. Ở trường tôi, tất cả các em rất yêu môn Sử, em nào cũng háo hức chờ đến giờ học môn này”, cô nói.
Theo VNE
Chương trình tiểu học khiến giáo viên, học sinh đều... mệt
Theo một số giáo viện, chương trình tiểu học mới còn nhiều bất cập khiến cả giáo viên và học sinh đều rất vất vả.
Thảm họa ngôn từ
"Bà có mái tóc dài nhưng trắng phau. Mỗi buổi tối khi bé Hưng nhà em không chịu ăn cơm bà liền rũ tóc ra méo xệch mồm dọa nó. Bé Hưng sợ phát khiếp vội vàng ăn ngay". Trên đây là một bài văn được xem "thảm họa" ngôn từ của học sinh cấp tiểu học miêu tả về bà mình. Bài văn đang được truyền tay nhau trên các trang mạng xã hội để các bà mẹ tham khảo về tình trạng cằn cỗi trong tư duy của một bộ phận trẻ em hiện nay.
Theo cô giáo Hải Yến, người đã có gần 20 năm kinh nghiệm dạy học ở Trường tiểu học Khương Thượng (Hà Nội): "Chương trình mới hiện nay có cái hay là giúp học sinh học ít hơn. Tuy nhiên, nhìn chung giảm tải không đáng kể. Cách học hiện nay yêu cầu học sinh phải vận động hơn nhưng phần nhiều học sinh thích đọc truyện tranh, chơi điện tử nên lời lẽ cộc lốc, diễn đạt ngây ngô và buồn cười như bài văn trên. Trước đây, trong chương trình có những bài cung cấp vốn từ cho học sinh, nay bị bỏ đi khiến việc dạy môn Văn của giáo viên khổ vô cùng".
Ảnh minh họa
Ở lớp 3 nhưng học sinh đã phải tiếp xúc với những đề văn kiểu như "Kể về lễ hội hoặc một trận thi đấu thể thao". Cô Yến cho rằng, ở tầm 8 tuổi, có thể các em rất thích thể thao hoặc xem hội nhưng các em làm sao biết được các luật chơi để mô tả hoặc làm sao phân biệt được thế nào là vi phạm đường biên, hoặc cầu thủ phạm lỗi gì... Trong khi chương trình cũ phải đến lớp 4 các em mới phải làm quen với dạng bài này.
Cô Đoàn Thị Hồng Thủy, giáo viên lớp 5, Tổ phó chuyên môn Trường tiểu học Lê Hóa (Tuyên Hóa, Quảng Bình) cho biết: "Trong một số lần họp chuyên môn, tôi đã có phản ánh về việc một số thay đổi trong chương trình mới hiện nay không phù hợp với học sinh. Nếu trước đây, chương trình tách ra các bộ môn Từ ngữ - Ngữ pháp thì nay gộp lại thành luyện từ - câu và phải học theo các chủ đề, không tách riêng nên học sinh tiếp thu rất chậm. Trước đây, ở chương trình lớp 5 có 3 tiết: Lập dàn ý, miệng và viết vở.
Hiện nay, chỉ có 3 dạng: Kể chuyện đã nghe đã đọc, kể chuyện đã được chứng kiến và tham gia, kể về tình yêu quê hương đất nước. Trong số đó, ở dạng thứ 3 không thích hợp với học sinh miền núi vì các em ít được tham gia các hoạt động tập thể nên sự phân tích tổng hợp kém hơn học sinh thành phố".
Bất cập, máy móc
Cô giáo Hải Yến cho biết, chương trình Toán hiện đang học sớm hơn trước đây. Chẳng hạn ở lớp 2, hiện học sinh đã học các phép tính với con số hàng nghìn, trong khi trước đây đến lớp 3 mới được học.
Với Toán đại trà không đến nỗi phức tạp như nhiều phụ huynh kêu than nhưng có quá nhiều dạng Toán. Chẳng hạn ở chương trình lớp 4, học sinh chưa kịp nhớ hết dạng Toán này đã phải chuyển sang dạng Toán khác mới kịp chương trình. Ở chương trình mới này, giáo viên không được ra bài tập nên học sinh không thể ghi nhớ hết. Khi về nhà, do không có bài tập nên các em không ôn lại bài học trên lớp.
Ngoài ra, với thời lượng khoảng 40 phút cho một tiết nhưng lớp có đến 60 học sinh, mỗi em chưa được một phút để trả lời câu hỏi của giáo viên nên theo cô Yến, mỗi tiết học trung bình chỉ khoảng 20 học sinh được gọi trả lời.
Ngoài ra, chương trình mới hiện nay khiến sự kèm cặp của bố mẹ không còn phù hợp nếu không nắm được phương pháp. Nhiều gia đình, bố mẹ đều là dân chuyên Toán nhưng lại giải bài tập của một học sinh lớp 3 bằng phương pháp đại số khiến cô giáo lắc đầu, còn học sinh lại không hiểu gì. Ở lớp không đủ thời gian, ở nhà bố mẹ không biết phương pháp giảng dạy nên cả giáo viên và học sinh đều mệt.
Theo Zing New
ĐH Bách Khoa TP HCM tuyển 200 chỉ tiêu nguyện vọng 2 Chương trình quốc tế của ĐH Bách khoa TP HCM còn 200 chỉ tiêu nguyện vọng hai, nhận hồ sơ đến ngày 27/9. Điểm chuẩn xét tuyển bằng điểm sàn thi ĐH khối A. Riêng ngành Quản trị kinh doanh xét khối A và D. Cụ thể: Ngành Trường ĐH liên kết (Trường cấp bằng) Mô hình đào tạo Chỉ tiêu NV2 Kỹ...