Học sinh tiểu học, tựu trường sớm để làm gì?
2 tuần học dự bị không chỉ giúp các em củng cố lại kiến thức mà còn trang bị thêm nhiều kỹ năng cần thiết giúp các em tự tin bước vào năm học mới.
Ngày 5/8, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ vừa ký quyết định ban hành Khung thời gian năm học 2022-2023 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Theo đó, thời gian tựu trường sớm nhất trước 1 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 2 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Tổ chức khai giảng vào ngày 5/9/2022.
Ảnh tác giả
Vậy là, học sinh cả nước đều có chung một lịch học, cùng kết thúc học kỳ, tổng kết năm học (trừ dịch bệnh bất thường, mỗi địa phương có sự sắp xếp linh động).
Điều đáng chú ý ở khung kế hoạch năm học mà Bộ Giáo dục vừa ban hành là thời gian quy định học sinh tựu trường sớm nhất 1 tuần (lớp 1 là 2 tuần) so với ngày tổ chức khai giảng.
Một số người thắc mắc: Tựu trường sớm làm gì trong khi vẫn chưa được dạy kiến thức mới?
Bài viết sẽ phần nào giải đáp thắc mắc và giúp bạn đọc thêm một số kinh nghiệm để chuẩn bị cho con (chủ yếu là học sinh mới vào lớp 1) thêm một số kiến thức, kỹ năng để các bé dễ dàng thích nghi trong những ngày đầu nhập trường.
Giáo viên, học sinh sẽ làm gì trong 1, 2 tuần trước năm học mới?
Giáo viên chúng tôi vẫn thường gọi, những tuần đầu trước thềm năm học mới là tuần học dự bị. Trong tuần học này, thầy cô sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức và kỹ năng thích nghi.
Đầu tiên là ổn định chỗ ngồi, biên chế lớp học như phân tổ, nhóm, bầu, cử học sinh làm tổ trưởng, lớp phó, lớp trưởng…
Giáo viên giao nhiệm vụ cho các thành viên của lớp. Rồi lên lịch làm vệ sinh lớp học mỗi ngày, trực lớp như việc theo dõi tắt điện, đóng cửa lớp sau mỗi buổi học.
Phổ biến nội quy trường lớp, kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập và quy định vở học, vở ghi, phát thời khóa biểu, hướng dẫn cách học, cách chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Sau đó, giáo viên sẽ tự sát hạch trình độ thực tế của học sinh để phân loại, phân nhóm theo học lực. Từ đó, giáo viên sẽ phụ đạo cho những học sinh còn yếu và tổ chức ôn tập những kiến thức cơ bản cho học sinh cả lớp cho đến khi bước vào năm học mới.
Riêng học sinh lớp 1, giáo viên sẽ vất vả vì phải chuẩn bị cho học sinh rất nhiều
Không phải ngẫu nhiên mà Bộ Giáo dục lại có quy định học sinh lớp 1 phải tựu trường trước 2 tuần.
Video đang HOT
Từ thầy cô, trường lớp, bạn bè đều xa lạ với các em lớp 1. Ngoài ra, việc chuyển cấp từ mầm non lên tiểu học có rất nhiều điều khác lạ nên học sinh cần có thời gian làm quen, thích nghi với môi trường mới nhiều hơn.
Ở mầm non, các em vừa học vừa chơi, học với 2 giáo viên trong ngày. Ở bậc tiểu học, học sinh lại học theo tiết. Học hết 2 tiết đầu của buổi sáng mới được ra chơi. Trong ngày, sẽ được học với khá nhiều thầy cô giáo theo từng môn.
Bởi thế, mục đích lớn nhất cho việc tựu trường sớm là giúp các em có thêm thời gian làm quen trường, lớp cũng như rèn luyện thói quen và một số kỹ năng cần thiết.
Phụ huynh cần chuẩn bị gì cho các bé vào lớp 1?
Chưa nghỉ hè nhưng tôi và đồng nghiệp đã nhận được không ít lời gửi gắm của phụ huynh với mong muốn được gửi con theo học hè để chuẩn bị vào lớp 1.
Nhiều phụ huynh khác còn cho biết đã cho con đi học chữ từ khi các bé đang học mẫu giáo. Thế nên khi vào lớp 1, có ít nhất 2/3 học sinh trong lớp đã đọc thông viết thạo.
Phụ huynh chủ yếu chăm lo cho con về mặt kiến thức nhưng nhiều người lại quên mất trang bị cho các em một số kỹ năng cơ bản nhưng vô cùng quan trọng.
Là giáo viên tiểu học, người viết đã chứng kiến không ít chuyện dở khóc dở cười của học sinh lớp 1 trong những tuần học đầu tiên.
Có em nhất quyết không chịu ở lại học mà buộc cha mẹ phải đứng ngay ngoài cửa cho em nhìn thấy. Có em vừa buông tay ba mẹ ra là khóc như mưa, khóc đến váng tai nhức óc.
Em lại không biết xin phép ra ngoài để đi vệ sinh làm cho cả lớp nhốn nháo bởi mùi lạ. Có những em đi vệ sinh nhưng không biết lau chùi, không biết cả việc kéo quần, kéo khóa, cài dây nịt nên cứ đứng ngoài nhà vệ sinh mà khóc.
Có em không quen ngồi học theo tiết, thiếu tính nhẫn nại, tập trung nên thường xuyên ngồi quậy trong giờ học. Trong học tập, có những em chưa biết cầm bút, không biết lấy sách vở, đồ dùng ra học và cất vào cặp cho ngay ngắn.
Tất cả những điều đó, các em cần phải được học, được hướng dẫn tận tình từ thầy cô, được rèn luyện để trở thành thói quen hằng ngày. Trẻ nhỏ hiếu động nhưng tiếp thu cũng rất nhanh. Sau 2 tuần rèn luyện, chắc chắn các em sẽ sớm thích nghi với môi trường học tập mới.
Vì thế, 2 tuần dự bị cho học sinh tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 1 sẽ là thời gian quý báu nhất không chỉ giúp các em củng cố lại kiến thức mà còn trang bị thêm nhiều kỹ năng cần thiết để học sinh nhanh chóng, tự tin bước vào năm học mới.
Kiên trì mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học
Chiều 12/8, Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 đối với cấp tiểu học.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ chủ trì hội nghị.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ chủ trì hội nghị.
Vượt khó hoàn thành nhiệm vụ năm học
Báo cáo tại hội nghị, ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) cho biết: Năm học 2021-2022 diễn ra trong bối cảnh tình hình trong nước tiếp tục chịu nhiều ảnh hưởng khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng nặng nề đến nhiều mặt của đời sống xã hội, trong đó có ngành giáo dục.
Năm học vừa qua, ngành Giáo dục thường xuyên nhận được sự chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương, sự quan tâm, đồng thuận của cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội trong quá trình phát triển giáo dục tại địa phương, đặc biệt trong công tác bố trí mạng lưới, quy mô trường, lớp một cách phù hợp để tạo thuận lợi cho người dân, đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh.
Ông Thái Văn Tài- Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) báo cáo tại hội nghị
Việc triển khai thực hiện kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, CBQL giáo dục đã đạt được những kết quả tích cực. Bên cạnh kết quả đạt được từ mô hình bồi dưỡng thường xuyên, liên tục, ngay tại trường với sự hỗ trợ của đội ngũ giáo viên cốt cán, cán bộ quản lý cốt cán và giảng viên sư phạm chủ chốt.
Các cơ sở giáo dục đã xây dựng kế hoạch và phương án dạy học trong điều kiện phòng, chống dịch bệnh đảm bảo, an toàn và thông báo cụ thể đến từng cha mẹ học sinh thông qua các hình thức phù hợp. Đa số giáo viên đồng thuận, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học; chủ động, tự giác học tập, bồi dưỡng kỹ năng, xây dựng và lựa chọn học liệu; bước đầu biết sử dụng các ứng dụng, phần mềm dạy học khi được tập huấn.
Phần lớn cha mẹ học sinh đồng tình với chủ trương của ngành trong dạy học trực tuyến; tạo các điều kiện học tập cho con em mình như: máy tính, laptop, điện thoại thông minh, kết nối mạng... Do đó, chất lượng giáo dục tiểu học được duy trì dù cho thực hiện bằng nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau.
Dịch bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức các hoạt động dạy học, giai đoạn đầu năm học, nhiều học sinh phải học trực tuyến để đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch. Đến khi dịch bệnh được kiểm soát, nhiều địa phương đã đón học sinh trở lại trường học tập nhưng chưa được tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
Quang cảnh hội nghị
Bên cạnh đó, trước diễn biến phức tạp của dịch, Bộ GD&ĐT đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hướng dẫn địa phương tổ chức dạy học linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế, nhưng chất lượng giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn có sự chênh lệch so với vùng có điều kiện thuận lợi, nên tác động tiêu cực đến việc duy trì chất lượng giáo dục.
Chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý không đồng đều, đặc biệt là ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; còn khoảng cách lớn so với các vùng thuận lợi. Số lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý còn thừa thiếu cục bộ; cơ sở vật chất tại các cơ sở giáo dục vẫn chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện để thực hiện chương trình và các nhu cầu phục vụ học tập khác của các trường...
Đại biểu tham luận tại hội nghị
Kiên trì chất lượng giáo dục
Năm học 2022-2023, ngành Giáo dục tiếp tục tăng cường quán triệt thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đổi mới giáo dục tiểu học và tiếp tục thực hiện đảm bảo an toàn trường học trong phòng, chống dịch bệnh, thực hiện mục tiêu kiên trì chất lượng giáo dục.
Tiếp tục triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và Kế hoạch tổng thể của ngành Giáo dục thích ứng với tình hình dịch Covid-19 bảo đảm tổ chức dạy và học an toàn, chất lượng. Bảo đảm an toàn trường học, chủ động, linh hoạt triển khai chương trình, kế hoạch năm học để phòng, chống dịch bệnh và thực hiện mục tiêu kiên trì chất lượng giáo dục tiểu học.
Tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; thực hiện xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng để có đủ giáo viên, đảm bảo chất lượng dạy học các môn học theo chương trình giáo dục phổ thông, chú trọng chuẩn bị đội ngũ giáo viên dạy lớp 4 trong năm học 2023-2024 nhất là bố trí đủ giáo viên dạy học các môn Ngoại ngữ và môn Tin học; đảm bảo 100% giáo viên dạy học lớp 4 được bồi dưỡng theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác đảm bảo chất lượng giáo dục; chú trọng thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; phấn đấu bảo đảm học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018; duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và thực hiện giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc theo quy định của Luật Giáo dục 2019.
Các đại biểu dự hội nghị
Chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên trong việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
Khai thác, sử dụng sách giáo khoa, các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp thực tiễn; vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh; phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Tham luận tại hội nghị, các đại biểu đã nêu những thuận lợi, khó khăn trong triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông đối với cấp tiểu học, việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, sự chuẩn bị về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và học liệu, đề xuất kiến nghị với Bộ GD&ĐT nhằm khắc phục một số khó khăn, vướng mắc.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ phát biểu kết luận hội nghị
Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đánh giá cao sự nỗ lực của các thầy cô giáo, các nhà trường cùng sự quan tâm của gia đình, xã hội đối với ngành giáo dục trong một năm học đầy khó khăn do dịch bệnh Covid-19 bùng phát.
Để thực hiện thành công nhiệm vụ năm học 2022-2023, Thứ trưởng đề nghị tiếp tục quán triệt sâu sắc nghị quyết 29 của Trung ương về đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT, Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; chuyển từ nền giáo dục chú trọng số lượng sang chú trọng chất lượng.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ tặng hoa chúc mừng các cán bộ quản lý giáo dục cấp tiểu học mới được bổ nhiệm
Từ những kết quả năm học 2021-2022, cần tiếp tục củng cố kiến thức cho học sinh trong năm học tới bởi việc học trực tuyến năm học vừa qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học. Cùng với đó là việc đổi mới phương pháp, cách dạy cách học để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
Cần quan tâm xây dựng đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng. Đẩy mạnh xã hội hóa, tận dụng các nguồn lực đầu tư cho giáo dục; tăng cường công tác kiểm định giáo dục, xây dựng nền giáo dục có chất lượng. Cùng với đó là quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý giáo dục.
6 địa phương công bố lịch tựu trường năm học mới TP.HCM, Hà Tĩnh, Hà Nam, Bà Rịa - Vũng Tàu, Điện Biên, Đồng Tháp đã công bố kế hoạch thời gian năm học 2022-2023. Hầu hết cho học sinh lớp 1 tựu trường sớm hơn các lớp khác. Cụ thể, ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Sở GD&ĐT thông báo từ ngày 1 đến trước 15/8, các đơn vị trường học sẽ...