Học sinh tiểu học: Học tài, thi phận?
Trái với quan điểm của Bộ GD&ĐT, nhiều phụ huynh cho rằng việc xếp loại học lực môn học của học sinh tiểu học căn cứ vào điểm kiểm tra định kỳ cuối năm càng tăng áp lực học hành. Bởi có quá nhiều rủi ro nếu vào đúng ngày thi duy nhất vào cuối năm, học sinh lăn đùng ra ốm…
Công sức học tập có thể đi tong
Anh N. Quang (Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội), có con học ở một trường tiểu học quận Ba Đình kể: Khi con học lớp 1, lớp 2, anh cũng không bận tâm lắm về việc lấy lòng cô giáo dạy con vì anh rất chịu khó kèm con học. Phong độ học tập của con anh tuy lúc trồi lúc sụt nhưng điểm trung bình cả năm đều đạt loại giỏi.
Tuy nhiên, từ năm học trước, nhà trường phổ biến quy định đánh giá mới của Bộ GD&ĐT, anh và nhiều phụ huynh hoang mang. Nếu như trước đây, học lực các môn căn cứ vào điểm trung bình của học kì I và học kì II thì từ năm học 2009 – 2010, việc đánh giá này chỉ căn cứ vào điểm kiểm tra định kỳ cuối năm.
“Tôi nghe nói các trường khác tổ chức kiểm tra định kỳ cuối năm rất chặt chẽ: Giáo viên coi thi chéo, chấm chéo. Nhưng năm học trước ở trường con tôi vẫn là cô giáo dạy cháu coi thi. Chấm thi vẫn là cô của con hay chấm chéo thì không thấy ai thông báo.
Vì thế mà các phụ huynh rất lo. Trước kỳ thi, nhiều phụ huynh “chăm sóc” cô rất tận tình. Ai cũng mong con mình làm bài thi ít ra được 9 điểm. Nếu 8 là thôi rồi, con sẽ bị xếp học lực khá cả năm, và cơ hội xin vào một trường trái tuyến đi tong!”, anh Quang nói.
Câu chuyện của anh Quang cũng là tâm sự chung của nhiều phụ huynh ở Hà Nội. Chị H. (tập thể 16 Trần Hưng Đạo, Hà Nội), có con học lớp 4 của một trường tiểu học ở quận Hoàn Kiếm, cho biết: Năm 2010 chị đã “hy sinh” kỳ nghỉ phép để ở nhà chăm con và kèm con học trước khi nhà trường tổ chức kiểm tra định kỳ cuối năm.
Video đang HOT
Nhiều phụ huynh lo ngại việc đánh giá năng lực học sinh tiểu học chỉ qua điểm kiểm tra định kỳ cuối năm sẽ tăng áp lực học hành.
“Thằng cu nhà mình thông minh nhưng thiếu tập trung, điểm rất thất thường, 9 – 10 cũng có mà 7 – 8 cũng nhiều nên trước khi thi phải gò. Hơn nữa, nhờ mẹ kiểm soát chặt nên thời gian đó cu cậu ăn ngủ đầy đủ, đúng giờ, sức khỏe tốt, đi thi mới không uể oải”, chị H. cho biết.
Giải tỏa hay tạo áp lực?
Theo giải thích của một cán bộ quản lý Vụ GD Tiểu học, Bộ GD&ĐT mong muốn cách đánh giá mới giúp giải tỏa áp lực học hành cho học sinh và phụ huynh học sinh. Theo vị cán bộ này, cách đánh giá, nhận xét của giáo viên cũng là nguyên nhân khiến học sinh nhiều khi cảm thấy căng thẳng trước áp lực học tập.
Bởi vậy, Bộ yêu cầu giáo viên khi đánh giá cần chú ý đến quá trình tiến bộ của HS, đánh giá cuối năm là quan trọng nhất. Giáo viên ghi nhận xét cụ thể những điểm học sinh đã thực hiện và chưa thực hiện được để có kế hoạch động viên, giúp đỡ học sinh tự tin trong rèn luyện.
Tuy nhiên, anh Khoa, một phụ huynh học sinh trường Tiểu học Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội cho rằng, việc chỉ lấy điểm kiểm tra cuối năm làm căn cứ đánh giá học lực môn cả năm đã dồn áp lực của cả năm vào một kỳ thi. Cách đánh giá trước đây giúp phụ huynh vơi dần nỗi lo sau mỗi bài kiểm tra được điểm tốt của con.
Còn hiện nay, dù điểm kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ cả năm con đều 9, 10 phụ huynh vẫn lo bởi trẻ con thì thất thường, nhỡ cháu ốm đúng hôm thi thì sao? “Cô bảo nếu con học tốt thì cho con kiểm tra lại. Chẳng phụ huynh nào thích con mình cứ phải thi lại trong khi các bạn khác đã được chơi”, anh Khoa nói.
Một phụ huynh xin được giấu tên cho rằng, quy định mới là một bước “cải lùi” trong đánh giá học sinh phổ thông theo chuẩn quốc tế: “Tôi rất ngạc nhiên khi cô hiệu trưởng trường con tôi trao đổi về cách đánh giá mà các trường tiểu học đang phải thực hiện.
Tôi cũng là một nhà giáo, và tôi thường xuyên đọc các tài liệu của nước ngoài về phương pháp giảng dạy, đánh giá hiện đại. Gần đây tôi có tham khảo một cuốn tài liệu của trường ĐH Cambridge- Anh, trong đó so sánh cách đánh giá truyền thống và hiện đại ở bậc phổ thông.
Căn cứ vào kết quả cuối cùng theo nội dung chương trình (thường chỉ áp dụng cho bậc đại học) là cách đánh giá truyền thống; còn hiện đại, người ta đánh giá theo quá trình, mục tiêu dạy học”.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Mỗi môn học phải có ít nhất một giáo trình dạy học
Quy định về việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình giáo dục ĐH vừa chính thức được Bộ GD&ĐT ban hành. Theo quy định này, mỗi môn học phải có ít nhất một giáo trình dạy học.
Giáo trình cần cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng và thái độ quy định trong chương trình đào tạo đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục đại học và kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo. Nội dung giáo trình phải phù hợp với mục tiêu, chương trình đào tạo, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và chuẩn đầu ra đã ban hành. Kiến thức trong giáo trình được trình bày khoa học, logic, đảm bảo cân đối giữa lý luận và thực hành, phù hợp với thực tiễn và cập nhật những tri thức mới nhất của khoa học và công nghệ.Ngoài giáo trình một số môn học của cơ sở giáo dục ĐH thực hiện chương trình tiên tiến, chương trình đào tạo ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài, chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài và một số chương trình đào tạo khác giảng dạy bằng tiếng nước ngoài được biên soạn bằng tiếng nước ngoài, còn lại ngôn ngữ dùng để biên soạn giáo trình là tiếng Việt.
Những nội dung được trích dẫn trong tài liệu tham khảo để biên soạn giáo trình phải có nguồn gốc và chú thích rõ ràng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quyền tác giả theo quy định hiện hành.Cuối mỗi chương giáo trình phải có danh mục tài liệu tham khảo, câu hỏi hướng dẫn ôn tập, định hướng thảo luận và bài tập thực hành. Cuối cùng, hình thức và cấu trúc của giáo trình đảm bảo tính đồng bộ và tuân thủ các quy định cụ thể của cơ sở giáo dục ĐH.
Chủ biên hoặc đồng chủ biên giáo trình các môn học của chương trình đào tạo trình độ CĐ, ĐH, thạc sĩ phải có chức danh GS, PGS hoặc trình độ tiến sỹ thuộc chuyên ngành của giáo trình đó.
Đối với giáo trình trình độ CĐ, trong trường hợp không có tiến sĩ cùng chuyên ngành thì chủ biên hoặc đồng chủ biên tối thiểu phải có trình độ thạc sỹ.
Các thành viên tham gia Ban biên soạn giáo trình phải có chuyên môn phù hợp với nội dung giáo trình và đang trực tiếp giảng dạy trình độ CĐ, ĐH, thạc sỹ hoặc các nhà khoa học có uy tín đang tham gia thỉnh giảng tại trường và do hiệu trưởng quyết định.
Hiệu trưởng nhà trường là người quyết định số lượng thành viên tham gia Ban biên soạn giáo trình hoặc cá nhân nhà khoa học biên soạn giáo trình; quy định thành phần, tổ chức và hoạt động của Ban biên soạn giáo trình bằng văn bản; quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giáo trình; số lượng thành viên Hội đồng thẩm định giáo trình...
Các cơ sở giáo dục ĐH không đủ điều kiện tổ chức biên soạn giáo trình thì Hiệu trưởng tổ chức lựa chọn, duyệt giáo trình phù hợp với chương trình trình đào tạo để làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức.
Quy định này không áp dụng đối với việc tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình sử dụng chung cho các ĐH, học viện, trường ĐH, trường CĐ.
Theo Giáo Dục Thời Đại
Xếp loại tốt nghiệp THPT như thế nào? Vì sao lại không thể dự thi cùng lúc hai khối A và V? Hệ vừa học vừa làm có nghĩa là gì? Bộ GD-ĐT có quy định thí sinh được phép đổi ngành dự thi không?Tốt nghiệp bổ túc THPT ở trường CĐ Nghề có được dự thi? Nên chọn giấy báo nào?... Thí sinh tham dự kì thi tuyển sinh năm...