Học sinh tiểu học làm… nhà khoa học

Theo dõi VGT trên

Học sinh lớp 1 đến lớp 5 học thêm môn “Thí nghiệm khoa học vui” với học phí 230.000 đồng/tháng. Môn học thí điểm thiên về thực hành này khiến học sinh hứng thú nhưng còn băn khoăn.

Từ năm học 2016-2017, gần 2.600 học sinh (HS) trường Tiểu học Lương Định Của (quận 3, TP.HCM) được học thêm một môn học mới là “Thí nghiệm khoa học vui”.

Tất cả HS từ lớp 1 đến lớp 5 tham gia thực hành, trải nghiệm những thí nghiệm hóa học với các dụng cụ và nguyên vật liệu hóa học như chai, lọ, bột ngọt, mắm, muối, nước tương, giấm ăn…

Lớp 1 cũng… làm thí nghiệm

Chị Trang, một phụ huynh HS lớp 4 Trường Tiểu học Lương Định Của, cho biết từ khi tham gia học môn này, con chị tỏ ra hào hứng, về nhà tấm tắc kể về môn học và đòi mẹ mua thêm nhiều nguyên liệu để thực hành.

Bé còn đòi mẹ mua bắp cải màu tím, thêm một vài nguyên liệu nữa để làm mực tím cho bút máy theo công thức được giáo viên (GV) hướng dẫn ở trường.

“Trẻ con thích được trải nghiệm, mạo hiểm, được sờ tay, trực tiếp làm thì rất háo hức”, chị Trang lý giải.

Theo chị Trang, ban đầu, khi đọc qua những tựa thí nghiệm nghe ghê gớm như “găng tay ma quái”, “địa ngục nổi loạn”, chị không khỏi bất ngờ nhưng khi hỏi con thì bé nói rất thích vì phù hợp tâm lý trẻ thơ, kích thích sự tò mò, khám phá. Thực ra, tên gọi là vậy nhưng chỉ học về muối nở, soda…

“Như ở nhà, bé chơi dơ, nghịch đất cát thì mình hay la nhưng với trẻ con, đó là sự trải nghiệm và trẻ nào cũng thích”, chị Trang dẫn chứng.

Học sinh tiểu học làm... nhà khoa học - Hình 1

Học sinh trường Tiểu học Lương Định Của (quận 3, TP.HCM) đang làm thí nghiệm hóa học. Ảnh: Người Lao Động.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, Funex “Thí nghiệm khoa học vui” là chương trình giáo dục của Nhật Bản được thiết kế nội dung học khác nhau nhưng liên thông từ lớp 1 đến lớp 5.

Cụ thể, ở lớp 1, mục tiêu là cho trẻ cảm giác vui thích với khoa học trong quá trình tiếp xúc các thí nghiệm khoa học, thúc đẩy HS muốn “làm lại một lần nữa xem thế nào” khi về nhà.

Video đang HOT

Nội dung của chương trình học lớp 1 là những hiện tượng khoa học gần gũi xung quanh như bong bóng xà phòng, sức mạnh không khí, đường và muối…

Đến lớp 2, chương trình không chỉ để trẻ dự đoán kết quả thí nghiệm mà còn thử thách bằng cách để HS tự phân tích kết quả sau khi làm thí nghiệm với các nội dung như không khí và nước, rau và trái cây, ôxy và cácbonic…

Ở lớp 3, chủ đề sẽ là “hiện tượng khoa học quanh em” với các nội dung như điện năng, ngọn lửa kỳ diệu, kính hiển vi, núi lửa và động đất… Đến lớp 5 sẽ là thử sức với trải nghiệm khoa học nâng cao tại phòng thí nghiệm chuyên dụng với các nội dung đòn bẩy, âm thanh, ánh sáng…

Thêm trải nghiệm nhưng…

Tuy nhiên, không ít phụ huynh băn khoăn rằng các thí nghiệm này đối với HS ở bậc tiểu học là quá sớm. HS lớp 4 đã phải viết các công thức hóa học thì làm sao trẻ có thể tiếp thu?

Ngoài ra, nếu chỉ học cho vui mà mỗi tháng phải đóng thêm 230.000 đồng, phụ huynh còn phải mua các đồ dùng phục vụ cho thí nghiệm thì sẽ tạo thêm gánh nặng.

Theo ông Từ Quốc Tuấn, Hiệu trưởng trường Tiểu học Lương Định Của, tâm lý t.rẻ e.m là thích tò mò, khám phá. Nghe tên gọi là thí nghiệm hóa học, nhiều phụ huynh… phát hoảng nhưng thực tế, đó là những thí nghiệm đơn giản với các nguyên vật liệu như nước mắm, muối, nước tương, lá cây, đường, dầu ăn…

Ông Tuấn cho biết HS rất thích thú với những trải nghiệm sáng tạo của môn học này. Thậm chí, có phụ huynh là kỹ sư hóa học, có phòng thí nghiệm nhưng không dám cho con vào. Đến khi con được học ở trường thì về nhà, phụ huynh này đã mạnh dạn trao đổi những kiến thức liên quan.

Trước ý kiến băn khoăn học phí môn học là 230.000 đồng/tháng, ông Từ Quốc Tuấn cho hay học phí bao gồm chi phí trả cho GV, dụng cụ thí nghiệm, nguyên vật liệu, đầu tư phòng thí nghiệm…

Theo ông, đây là môn học trên tinh thần tự nguyện, những em không học vẫn có GV phụ trách trông giữ và giảng dạy.

Ông Tuấn cho rằng lâu nay, HS của chúng ta vốn thiệt thòi vì không có môi trường trải nghiệm để phát huy và bộc lộ năng khiếu sáng tạo. Trong khi đó, HS ở các quốc gia khác được trải nghiệm và ươm mầm từ nhỏ.

Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện TP.HCM có 2 trường tiểu học thực hiện chương trình này là trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận 10) và trường Tiểu học Lương Định Của. Tuy nhiên, trường Võ Trường Toản mới chỉ thực hiện ở lớp 1 do điều kiện về cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm… chưa đáp ứng.

Dạy ngoài giờ chính khóa

Theo ông Tuấn, môn “Thí nghiệm khoa học vui” do Tập đoàn Renseikai (Nhật Bản) triển khai. Trong dịp hè, một số phụ huynh đã cho con tham gia các lớp học do Renseikai tổ chức, sau đó về hỏi nhà trường có cách nào để trẻ được học tại trường với học phí rẻ hơn.

Vì thế, nhà trường đã hợp tác với Renseikai triển khai trên tinh thần tự nguyện, mục đích là khơi dậy sự đam mê, hứng thú trong học tập… cho HS.

Theo thỏa thuận hợp tác, môn này sẽ được giảng dạy song song với môn khoa học tự nhiên ở bậc tiểu học. Ngoài giờ học chính khóa, mỗi tuần HS sẽ có 1 giờ học và trải nghiệm môn “Thí nghiệm khoa học vui”.

Mỗi giờ học như vậy sẽ có 4-6 GV của Renseikai phụ trách hướng dẫn, kèm thêm GV trong trường phụ trách trông giữ HS.

Theo Đặng Trinh / Người Lao Động

Đ.ánh giá học sinh tiểu học: Chấm điểm vẫn rất cần thiết

Ngày 6/11, Thông tư 22 thay thế Thông tư 30 về đ.ánh giá học sinh không qua chấm điểm chính thức có hiệu lực trong các trường tiểu học.

So với Thông tư 30, Thông tư 22 vẫn kiên định quan điểm đ.ánh giá học sinh không qua chấm điểm thường xuyên. Điểm nổi bật của thông tư mới là tăng mức đ.ánh giá, sửa đổi về khen thưởng và trút gánh nặng cho giáo viên trong việc ghi nhận xét vào sổ.

Bỏ xếp loại A,B,C

Trước đây, giáo viên chỉ đ.ánh giá học sinh bằng hai mức: Đạt và Không Đạt thì nay mức đ.ánh giá được tăng lên làm ba bậc gồm: Hoàn thành tốt; Hoàn thành và Chưa hoàn thành.

Riêng lớp 4, lớp 5, so với thông tư cũ, quy định có bài thêm hai bài kiểm tra định kỳ môn Tiếng việt, Toán vào giữa học kỳ I và học kỳ II.

Đánh giá học sinh tiểu học: Chấm điểm vẫn rất cần thiết - Hình 1

Không chấm điểm học sinh là không phù hợp với thực tiễn dạy học?

Một trong những thay đổi lớn của Thông tư 22 chính là hủy bỏ việc ghi chép nhận xét hàng tháng của giáo viên vào sổ theo dõi chất lượng học tập. Thay vào đó, Thông tư mới quy định, trong quá trình giảng dạy, thông tư yêu cầu giáo viên dùng lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chỗ chưa đúng và cách sửa chữa.

Khi cần thiết, giáo viên viết lời nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh hoặc có biện pháp giúp đỡ kịp thời. Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong quá trình học tập để học và làm tốt hơn.

Chấm điểm vẫn rất cần thiết

PGS Nguyễn Công Khanh (ĐH Sư Phạm) - trưởng nhóm chuyên gia sửa đổi Thông tư 30 - cho rằng, thông tư mới vẫn giữ tính nhân văn, không đ.ánh giá bằng cách chấm điểm học sinh hàng ngày nhưng có nhiều quy định rõ ràng hơn.

Trước khi có quyết định chính thức, Thông tư 30 sửa đổi từng đưa ra cách đ.ánh giá học sinh theo các mức A,B,C. Tuy nhiên, phương án này vấp phải phản ứng do nhiều người hiểu nhầm là một hình thức khác của chấm điểm nên thông tư được chỉnh sửa thành 3 mức đ.ánh giá: Hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành.

Bà Phạm Bích Ngà - người sáng lập Hệ thống giáo dục Ngôi sao Hà Nội - khẳng định: "Việc kiểm tra, đ.ánh giá học sinh cực kỳ cần thiết để biết giáo viên dạy học hiệu quả không, học sinh học tập đến đâu. Vì thế, Thông tư 30 hay Thông tư 22 đều chưa phù hợp trong thực tiễn dạy học".

Theo bà Ngà, điểm cộng của thông tư mới chính là việc bỏ quy định yêu cầu giáo viên ghi nhận xét, đ.ánh giá hàng tháng vào sổ theo dõi chất lượng. Điều này giảm tải, giảm áp lực cho giáo viên để họ có thời gian chăm lo nghiên cứu giáo trình, đầu tư nâng cao chất lượng bài giảng.

Còn việc đ.ánh giá học sinh vẫn không qua chấm điểm sẽ rất khó cho cả nhà trường, học sinh lẫn phụ huynh trong việc định vị kết quả dạy học.

Ông Nguyễn Xuân Khang - hiệu trưởng trường Marie Curie Hà Nội - cho rằng thông tư mới có sự mâu thuẩn với cha mẹ học sinh bởi một bên muốn làm mờ kết quả học tập của học sinh, một bên muốn làm rõ con mình đang ở vị trí nào.

Bản dự thảo đ.ánh giá học sinh theo A,B,C và nay bản hoàn chỉnh lược bỏ hẳn công cụ đ.ánh giá sẽ càng làm phụ huynh thất vọng. Bởi tâm lý người dân khi đầu tư cho con đi học rất muốn biết năng lực, sự tiến bộ hàng ngày của con như thế nào.

Theo ông Khang, bộ muốn vận dụng phương pháp đ.ánh giá của các nước văn minh không đ.ánh giá chi tiết, không xếp loại, không khiến học sinh ganh đua nhau. Trên thực tế, cuộc sống sự cạnh tranh dù tiêu cực hay tích cực vẫn diễn ra hàng ngày.

"Tôi cho rằng trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay áp dụng việc đ.ánh giá học sinh không chấm điểm là vội vàng", ông Khang nói.

Theo Nguyễn Hà / T.iền Phong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cô gái xinh có tên độc lạ, đi thi đại học gặp chuyện 'dở khóc dở cười'
07:03:06 08/07/2024
Lấy chồng rồi nhưng vẫn được mời đi show hẹn hò, Diệu Nhi nói 1 câu khiến Hari Won cũng tán thành!
06:48:28 08/07/2024
Những kiểu đầm suông mang lại sự thoải mái cho mùa hè nóng bức
01:14:11 08/07/2024
Mỹ nhân bị ghét nhất showbiz 42 t.uổi xuống sắc đáng tiếc, sai lầm lớn nhất sự nghiệp là yêu người đáng t.uổi bố
06:53:10 08/07/2024
6 cách mix blazer ngắn tay cho mùa hè vừa thoải mái vừa mang đến vẻ ngoài thanh lịch
01:13:32 08/07/2024
NSND Thanh Nam: U70 sống sung túc, tiết lộ hôn nhân bên vợ kín tiếng
06:41:40 08/07/2024
Bố Đại tá đưa hoa hậu Nông Thúy Hằng đến những trang sách đầu tiên trong đời
06:34:08 08/07/2024
Sao nữ làm tiểu tam: Kẻ mất hết, người chịu nhục 10 năm để làm dâu hào môn
06:29:42 08/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

2 năm sống trong nơm nớp lo sợ vì đã bỏ chồng, đến khi mở món quà con trai tặng, tôi như trút được gánh nặng

Góc tâm tình

08:53:59 08/07/2024
Vì món quà sinh nhật con trai tặng mà tôi thao thức cả đêm. Cuối cùng, gánh nặng trong tim tôi cũng được trút bỏ. Chỉ những người làm mẹ mới thấu hiểu được niềm hạnh phúc khi nhận quà của con cái.

Hezbolla dùng UAV không kích dồn dập trả đũa Israel

Pháp luật

08:52:28 08/07/2024
Phía Hezbollah khẳng định, cuộc tấn công nhằm đáp trả việc Israel s.át h.ại một thành viên cấp cao của Hezbollah một ngày trước đó. Hiện phía Israel chưa phản ứng về thông tin này.

Nam giới và căn bệnh phì đại t.iền liệt tuyến gây khó chịu

Kiến thức giới tính

08:52:12 08/07/2024
T.iền liệt tuyến chỉ có ở nam giới. Bệnh không nguy hiểm, không phải bệnh nan y nhưng gây khó chịu trong cuộc sống hằng ngày.

Đời cơ cực của nam diễn viên gạo cội ai cũng biết mặt nhờ... chuyên vai ngoại tình

Sao châu á

08:28:09 08/07/2024
Mặc dù là diễn viên nhưng Kang Cheol không hề giàu có, buộc phải kiếm sống bằng công việc trong 1 quán bar ở Seoul, Hàn Quốc.

Đạo diễn Lê Hoàng xuất hiện lạ lẫm trên sóng truyền hình hậu can thiệp thẩm mỹ

Sao việt

08:25:35 08/07/2024
So với trước kia, khuôn mặt hiện tại của Lê Hoàng khá lạ lẫm, thậm chí nhiều khán giả lâu năm của nam nghệ sĩ còn suýt nhận ra không.

Phát hiện 2 "thế giới đã mất" ẩn mình dưới Nam Cực

Lạ vui

08:12:01 08/07/2024
Theo một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Science Advances, kết quả phân tích địa thời học và trầm tích học của lõi khoan lấy từ thềm biển Amundsen ở Tây Nam Cực đã tiết lộ về hai thế giới đã mất đầy bất ngờ.

Trời nóng làm ngay món ăn này: Cực dễ mà hương vị mát lạnh, ngon miệng ăn 2 bát cũng không thấy đủ!

Ẩm thực

07:56:29 08/07/2024
Thời tiết càng nóng, chúng ta đều trở nên uể oải và chán ăn. Món ăn giải khát vào thời điểm này tất nhiên sẽ là ngon nhất rồi!

Bỏ thuốc điều trị viêm gan B để uống thuốc nam, người đàn ông suy gan cấp, nguy kịch

Sức khỏe

07:31:20 08/07/2024
Bệnh nhân mới dùng thuốc kháng vi rút được 9 tháng nên chưa đủ để ức chế được vi rút viêm gan B. Việc bệnh nhân đang điều trị mà tự ý ngưng thuốc tới 3 tháng liên tục là rất nguy hiểm.

Vận may của 12 con giáp tuần mới (từ 8-14/7): Hợi số đỏ, Ngọ nhiều t.iền, Dần lắm thăng trầm

Trắc nghiệm

07:02:18 08/07/2024
Dưới dây là dự đoán vận may của 12 con giáp trong tuần mới (từ ngày 8-14/7). Bạn hãy xem ngôi sao may mắn của mình có tỏa sáng không nhé!

Em gái 17 t.uổi của thủ môn Lâm Tây tạo hình thiên nga trắng trước lễ cưới Văn Lâm và Yến Xuân

Phong cách sao

07:02:10 08/07/2024
Tạo hình của Thanh Giang có nét tương đồng với outfit của chị dâu - Yến Xuân - trước thềm lễ cưới của Đặng Văn Lâm và Yến Xuân. Từ lâu hai chị em đã có mối quan hệ thân thiết, cùng nhau chia sẻ những sở thích, niềm vui, nỗi buồn

'Nữ hoàng ảnh lịch' thập niên 90 ăn 1 loại củ để trẻ lâu, có vóc dáng thon gọn ở t.uổi 52

Làm đẹp

06:59:55 08/07/2024
Nếu theo dõi trang cá nhân của nữ hoàng ảnh lịch thập niên 90, khán giả sẽ thấy 1 món ăn xuất hiện rất nhiều lần trong bữa cơm của cô đó là khoai lang.