Học sinh tiểu học được hướng nghiệp: Sự thật là…
Dự thảo thông tư Quy định công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục, được áp dụng ngay từ bậc tiểu học đang làm các bậc phụ huynh băn khoăn.
Một ngày 3 ước mơ
Học sinh được hướng nghiệp từ bậc tiểu học thông qua nhiều hoạt động ở trường lớp. Ảnh: Dân trí
Kể lại ước mơ của mình, chị Nguyễn Thanh Hằng (Hà Nội) chia sẻ, con chị khi được 6 tuổi thì ước mơ làm nghề lái xe.
Tâm sự của con rất giản dị đó là lái xe thì ngày nào cũng được đi chơi bằng xe ô tô, nên con thích làm lái xe.
Tuy nhiên, chỉ một năm sau, con lại thích làm cảnh sát giao thông vì làm cảnh sát giao thông được mặc quần áo đồng phục màu vàng rất đẹp.
Cảnh sát giao thông còn được đứng ở ngoài đường giơ tay ra hiệu lệnh, cho đi mới được đi, bảo dừng xe là phải dừng, khiến ai đi đường cũng phải nghe theo.
Thi thoảng, chú cảnh sát giao thông lại được thổi còi, vẫy vẫy, bắt lại một người vượt đèn đỏ, không nghe theo hiệu lệnh.
‘Cháu thích làm cảnh sát giao thông vì rất oai, được điều khiển, bắt vi phạm, nói ai cũng phải nghe’, chị Thanh Hằng kể.
Còn con trai của chị Phạm Thị Minh (Ba La, Hà Đông) thì tâm sự, thích làm người bán bánh mì.
‘Con rất thích ăn bánh mì, nên hàng ngày thấy cô bán bánh mì bán rong đi qua là con lại ao ước được làm nghề bán bánh mì để được ăn bánh mì cả ngày’, chị Minh kể.
Tuy nhiên, khi con vào lớp 2, con cũng đã lớn hơn thì con lại ước được làm bộ đội.
Video đang HOT
‘Con thích làm chú bộ đội vì ngưỡng mộ chú bộ đội anh hùng, chú bộ đội đánh giặc, vì ngưỡng mộ chú bộ đội mà mọi thói quen sinh hoạt của con đều gắn với hình ảnh chú bộ đội, từ chuyện mặc quần áo bộ đội, đội mũ bộ đội cho tới xem phim, hát bài hát có chú bộ đội.
Đến khi lớn hơn một chút nữa, con đi đường thấy chú bộ đội phải đào đường, đi bộ, kéo cột điện… con sợ quá thì lại đổi ý không muốn làm chú bộ đội nữa.
Đến giờ thì chưa thấy con chia sẻ thích làm nghề gì nữa’, chị Minh tâm sự.
Đặc biệt, con gái chị Vũ Như Quỳnh (Chương Mỹ, Hà Nội) thì chia sẻ cả 3 ước mơ chỉ trong một ngày.
‘Sáng con muốn làm một người tạo mẫu tóc vì con thích chải tóc cho búp bê.
Chiều con lại thích là nhà thiết kế để may thật nhiều quần áo đẹp cho búp bê.
Đến tối, con lại muốn trở thành cô giáo để dạy búp bê học.
Mẹ cũng chóng mặt với ước mơ của con luôn’, chị Quỳnh kể.
Khi được trao đổi về dự thảo mới Quy định công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục vừa ban hành, trong đó có nội dung hướng nghiệp cho học sinh từ bậc tiểu học hầu hết các phụ huynh đều băn khoăn.
Chị Quỳnh lo lắng, con chị một ngày có cả 3 ước mơ, mà lại còn ước mơ làm cắt tóc, gội đầu thì chị nên hướng nghiệp cho con thế nào?
Còn chị Hằng thì băn khoăn, các con còn bé chưa hiểu gì về nghề nghiệp, nếu tích hợp nội dung này trong giảng dạy thì việc giảng dạy và hướng nghiệp sẽ được thực hiện thế nào trên lớp học? Mục đích của việc hướng nghiệp này là gì, có phải cho các nhận thức sớm về nghề nghiệp hay chỉ là để làm quen, nhận biết công việc rồi từ đó hình thành nên ước mơ cho trẻ?
Không nên áp dụng cứng nhắc
Chia sẻ trước lo lắng của phụ huynh, PGS.TS Mạc Văn Tiến – Viện Khoa học giáo dục nghề nghiệp, quản lý nhà nước về GDNN cho biết, hướng nghiệp cho học sinh từ bậc tiểu học là xu hướng chung các quốc gia trên thế giới, quan trọng là cách hiểu và cách thực hiện như thế nào.
Trước hết, vị PGS khẳng định, mục đích là hướng nghiệp cho học sinh tiểu học không có nghĩa là định hướng ngay cho học sinh về nghề nghiệp một cách khô cứng, nguyên tắc mà cần phải hiểu hướng nghiệp là ‘cho học sinh làm quen với thế giới việc làm, làm quen để nắm bắt được tâm lý học sinh, xu hướng yêu thích công việc trong cuộc sống’.
‘Nếu hiểu hướng nghiệp là giáo dục nghề nghiệp cho học sinh là không đúng. Mục đích là để học sinh chơi với thế giới lao động, để nhận biết một số công việc nghề nghiệp của cha mẹ, người thân, các nghề truyền thống ở địa phương và một số việc làm cơ bản trong xã hội để khơi dậy niềm yêu thích công việc trong mỗi học sinh. Nói cách khác, là tác động nhằm tạo ra những con người làm việc thông qua việc phát hiện những sở thích, thế mạnh, sở trường của người học để khuyến khích, bồi dưỡng, phát triển.
Việc này chỉ nên áp dụng từ học sinh lớp 3 trở lên, không nên áp dụng với học sinh học lớp 1′, vị chuyên gia nói.
Cũng theo vị chuyên gia, muốn lồng ghép chương trình này vào trong giáo dục, giảng dạy thì đòi hỏi phải có những chuyên gia tư vấn hướng nghiệp rất chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản, nắm chắc tâm lý học sinh, có kỹ năng làm việc với học sinh mới đảm đương được công việc này.
‘Không thể tổ chức theo hình thức chia giờ học và đến giờ học cơ khí, hay nghề mộc là lại bắt học sinh mang kìm, mang búa lên lớp nghe giảng hoặc xuống xưởng học nghề. Như vậy thì không khác nào đang bắt học sinh đi lao động, làm công nhân.
Càng không thể giao cho một giáo viên đứng lớp giảng dạy về nghề nghiệp cho học sinh như đọc bài cho học sinh chép được.
Học là phải gắn với chơi, nghĩa là công cụ tác động vào học sinh phải mới và hiện đại, phù hợp với lứa tuổi, tâm lý học sinh.
Nói tóm lại là phải thiết kế được đội ngũ giảng dạy chuyên nghiệp, cơ sở vật chất khoa học, hiện đại, đáp ứng được nhu cầu tiếp cận mới của học sinh, tránh tình trạng nhồi nhét hóa, hình thức hóa‘, vị chuyên gia lưu ý.
700 học sinh huyện Mê Linh (Hà Nội) lần đầu tranh tài Đấu trường toán học
Sáng 19/9, gần 700 em học sinh tiểu học huyện Mê Linh đã tập trung tại trường Tiểu học Thạch Đà A, hoàn thành vòng chung kết cuộc thi Đấu trường Toán học VioEdu do Hệ thống giáo dục trực tuyến VioEdu và Phòng GD&ĐT huyện Mê Linh phối hợp tổ chức.
Sân chơi trí tuệ "Đấu trường toán học VioEdu" chính thức diễn ra từ ngày 07/08, thu hút hơn 15,000 lượt tham gia trong 5 trận đấu của vòng thi online. Ngày 19/09, các thí sinh xuất sắc nhất đại diện cho 28 trường tiểu học trên địa bàn huyện đã tham dự vòng chung kết với một bài thi duy nhất.
Tuy thời tiết không thuận lợi nhưng các em học sinh đều có mặt đông đủ từ rất sớm
Đây là lần đầu tiên các em học sinh tiểu học từ lớp 2 đến lớp 5 của huyện Mê Linh được tham gia vào một cuộc thi kiến thức trực tuyến với mô hình đấu trường mới lạ. Qua đó, các em có cơ hội cọ xát, củng cố kiến thức của năm học cũ trong giai đoạn nghỉ hè, sẵn sàng tâm thế vào năm học mới, cũng như nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập.
Các bạn nhỏ háo hức check-in sau những giây phút căng thẳng tại cuộc thi
Khả năng vận dụng các công cụ trực tuyến để tự chủ học tập là một kỹ năng quan trọng và cần thiết của thế hệ trẻ trong thời đại 4.0. Các nền tảng giáo dục trực tuyến không chỉ mở ra nguồn kiến thức không giới hạn, giúp các em học tập theo năng lực và sở thích mà còn hình thành các kỹ năng đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức và hội nhập toàn cầu.
Những gương mặt nổi bật đạt giải Vàng vòng chung kết
Trong năm học 2019 - 2020, VioEdu đã tổ chức thành công xuyên suốt nhiều sự kiện thi đấu cho học sinh cấp tiểu học với quy mô toàn quốc (Đấu trí cuối tuần, Đấu trường Toán học) và quy mô khu vực (Đấu trường Toán học VioEdu quận Tân Phú, Gò Vấp, huyện Mê Linh,...), trở thành dấu ấn đặc trưng của hệ thống đối với học sinh cả nước. Về phía nhà trường, nhiều đơn vị giáo dục không chỉ tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh và giáo viên trên VioEdu mà còn ứng dụng hệ thống vào quản lý, nâng cao chất lượng dạy và học.
Sau hơn 1 năm thành lập, VioEdu đã trở thành một công cụ hỗ trợ giảng dạy và học tập quen thuộc, được học sinh, phụ huynh và các thầy cô giáo tin tưởng và đón nhận. Với 17,000 trường học trên cả nước có học sinh sử dụng, hơn 600,000 học sinh luyện tập thường xuyên, VioEdu đã đồng hành cùng các học sinh trải qua hơn 100 triệu lượt thực hành trên hệ thống.
4 đại diện xuất sắc giành giải Bạch Kim - giải thưởng cao nhất tại cuộc thi
"Đấu trường Toán học VioEdu là cơ hội để các em ôn tập kiến thức một cách chủ động và thoải mái. Mặc dù đây là sự kiện trực tuyến diễn ra trong hơn một tháng, trên tinh thần tự nguyện, các em học sinh vẫn duy trì sự hăng hái tham gia cao độ, đều đặn. Qua đây, chúng tôi thấy rằng niềm yêu thích đối với môn toán của mỗi em đã được khơi gợi một cách tự nhiên nhất nhờ hệ thống VioEdu." - thầy Nguyễn Tiến Dũng, Phó phòng GD&ĐT huyện Mê Linh cho biết.
Kết thúc bài thi chung kết, BTC tiến hành công bố kết quả và trao hơn 200 giải thưởng, bao gồm giải cho các cá nhân xuất sắc và tập thể trường tham gia tích cực. Lễ trao giải có sự tham gia của các đại biểu thuộc Phòng GD&ĐT Huyện Mê Linh, Ban giám hiệu và giáo viên 28 trường tiểu học trên địa bàn huyện, Hệ thống giáo dục trực tuyến VioEdu cùng các em học sinh dự thi. Thành công của cuộc thi góp phần kích hoạt tinh thần học tập sôi nổi, mở màn một năm học mới nhiều bứt phá cho thầy và trò huyện Mê Linh.
VioEdu là hệ thống giáo dục trực tuyến được phát triển bởi Tập đoàn FPT, kế thừa 12 năm kinh nghiệm tổ chức các sân chơi kiến thức của Cuộc thi giải toán, vật lý qua mạng Internet - Violympic. Bên cạnh "hệ sinh thái" phong phú các hình thức thi đua nhằm tạo cảm hứng cho các em học sinh, VioEdu cung cấp nền tảng học tập với hơn 300,000 đơn vị kiến thức cùng khả năng gợi ý lộ trình học cá nhân hoá cho từng em. Ứng dụng các xu hướng công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn, hệ thống giúp phân tích các thế mạnh và lỗ hổng kiến thức, gợi ý bài giảng, bài tập phù hợp với năng lực để học sinh cải thiện việc học, tương đương một trợ lý học tập thông minh riêng cho mỗi em.
Thông tin thêm:
Đơn vị giáo dục có nhu cầu sử dụng hệ thống VioEdu trong đánh giá năng lực học sinh, quản lý, nâng cao chất lượng dạy và học vui lòng liên hệ hotline: 1900.636.111/0353.055.060 hoặc email: support@vio.edu.vn.
Học sinh iSchool Hà Tĩnh và New Knowledge Can Lộc hào hứng vui học tiếng Anh Học sinh tiểu học iSchool Hà Tĩnh và Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học New Knowledge (huyện Can Lộc) vừa có buổi giao lưu hấp dẫn với chủ đề: Vui học tiếng Anh Với mục tiêu tạo sân chơi bổ ích, nâng cao khả năng nghe, nói và sự tự tin, mạnh dạn khi giao tiếp bằng tiếng Anh, Trường Hội nhập...