Học sinh tiểu học có thể học vượt lớp: Xin đừng ảo tưởng!
Học sinh có thể lực tốt, phát triển sớm trí tuệ được học vượt lớp trong cấp học. Theo các chuyên gia, cơ hội lớn đồng nghĩa với thách thức nhiều, đặc biệt là sự ảo tưởng, kỳ vọng quá mức của cha mẹ về sự tài giỏi, thần đồng của con và bệnh thành tích đã tồn tại rất lâu tại Việt Nam.
Quy định học vượt lớp đã được đưa ra trong nhiều dự thảo trước đó. Ảnh: Hải Nguyễn
Quy định không mới
Dự thảo Điều lệ trường tiểu học mới vừa được Bộ GDĐT công bố quy định gây chú ý khi tiếp tục đưa vào quy định học sinh tiểu học có thể học vượt lớp.
Theo đó, những học sinh có thể lực tốt, trí tuệ phát triển sớm (so với học sinh cùng lứa tuổi) có thể được xét học vượt lớp trong cùng cấp học. Căn cứ vào đơn xin của phụ huynh và kết quả khảo sát của hội đồng tư vấn, hiệu trưởng có thẩm quyền quyết định.
Có thể nói, nội dung học sinh tiểu học có thể học vượt cấp dù không mới nhưng cũng đã gây tranh luận rất nhiều.
Năm 2008, Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Quảng Ngãi kí quyết định cho phép em Nguyễn Thành Luân (5 tuổi) ở xã Nghĩa Dũng, TP.Quảng Ngãi được học vượt cấp vào lớp 1 trước tuổi.
Lúc bấy giờ, theo đánh giá của Hội đồng thẩm định, về chuyên môn, em Luân khá thành thạo với các phép toán cơ bản của trình độ lớp 1, được đánh giá 8,5/10, viết và đọc lưu loát từng câu chữ.
Trong phần khảo sát chỉ số IQ, cậu bé được đánh giá cao về trí thông minh, nhanh nhẹn và có khả năng vượt trội so với lứa tuổi mầm non. Hội đồng thẩm định đã đưa ra ý kiến thống nhất về sức khỏe và khả năng chuyên môn của em Luân đạt tiêu chuẩn bước vào lớp 1 trước tuổi quy định.
Trường hợp này lúc bấy giờ đã tạo nên một cuộc tranh luận lớn về việc đào tạo và phát triển trẻ em.
Video đang HOT
Còn lo ngại
Cũng từ năm 2012, quy định học vượt tiếp tục tốn nhiều giấy mực của báo chí khi Bộ GDĐT công bố, lấy ý kiến về Dự thảo điều chỉnh Điều lệ trường tiểu học.
Theo đó, Bộ cũng không “đóng đinh” tuổi vào lớp 1 của trẻ. Nhiều người lo ngại tình trạng “ép quả chín non”.
Sau khi xin ý kiến, tại Thông tư 50/2012/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Điều lệ trường tiểu học đưa nội dung này vào Điều 40.
GS Phạm Minh Hạc – nguyên Bộ trưởng Bộ GDĐT từng nhận định: Nước ta có truyền thống hiếu học, chăm sóc con tốt, nhưng phụ huynh hay mắc 2 loại bệnh: Ảo tưởng và ngưỡng vọng quá sớm ở con cái. Việc cho con học sớm, học nhiều vừa tốn tiền, mà nguy hiểm hơn là trẻ không phát triển bình thường. Vì thế, nhà trường, phụ huynh cần tỉnh táo trong lựa chọn cho trẻ học vượt.
Còn PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người cho rằng: “Ngày nay, một số học sinh tiểu học có đủ điểu kiện và khả năng để học vượt lớp được. Nguyên nhân là do cha mẹ thường giáo dục sớm từ trong thai nhi. Đến 6 tuổi là giai đoạn trẻ em được học và được dạy hết sức tốt để định hình nên các năng lực.
Cũng giai đoạn đó, trẻ em tiếp thu được khá tốt về ngôn ngữ, khả năng logic, toán học và các năng khiếu, có trẻ đã tiếp cận được 2 ngôn ngữ cùng một lúc. Do đó, những trẻ có khả năng nổi trội, thông minh có thể được học vượt lớp để trẻ có môi trường sáng tạo, lôi cuốn và phát huy năng lực”.
Tuy đồng tình nhưng Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người đưa ra cảnh báo đối với những phụ huynh chạy theo thành tích, “ép quả chín sớm”.
“Tạo cơ hội cho con phát triển đúng khả năng nhưng không phải cha mẹ đua nhau để dạy một số môn, luyện con thành thần đồng, thiên tài… Đó hoàn toàn sai lầm. Cách chọn học sinh của nhà trường và thái độ của phụ huynh cần rất nghiêm túc và đặc biệt không được chạy theo bệnh thành tích”, PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh nhấn mạnh.
Giáo viên tiểu học sắp được tự chủ chuyên môn
Giáo viên sẽ chủ động thực hiện và chịu trách nhiệm về kế hoạch giáo dục; tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và chất lượng, hiệu quả giáo dục từng học sinh.
Đó là một trong những điểm mới trong dự thảo thông tư Điều lệ trường tiểu học mà Bộ GD-ĐT vừa công bố để lấy ý kiến góp ý từ dư luận.
Dự thảo Thông tư khi khi được thông qua sẽ thay thế cho Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ trường tiểu học đã có nhiều nội dung không còn phù hợp với các văn bản quy pháp luật hiện nay, không đáp ứng được các yêu cầu của chương trình phổ thông 2018 cũng như yêu cầu của thực tế cuộc sống sau 10 năm tồn tại.
So với Thông tư 41, dự thảo có nhiều điểm mới, trong đó tập trung đổi mới quản lý nhà trường. Theo đó, nhà trường tiểu học được trao quyền tự chủ và chịu trách nhiệm xã hội nhiều hơn; công tác kiểm tra đánh giá được đổi mới; các yêu cầu về hồ sơ sổ sách được giảm tải, tăng ứng dụng công nghệ trong quản lý nhà trường...
Trường tiểu học được tự chủ chuyên môn, tăng trách nhiệm thực hiện giáo dục bắt buộc
Trong quy định về "Nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học", dự thảo Thông tư Điều lệ trường tiểu học bổ sung nhiều điểm mới. Cụ thể, trường tiểu học có thêm nhiệm vụ "xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển nhà trường, gắn với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, xác định rõ tầm nhìn, sứ mệnh và các giá trị cốt lõi của nhà trường". Đối với việc tổ chức các hoạt động giáo dục bảo đảm chất lượng theo chương trình GDPT cấp tiểu học do Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành, các nhà trường được quyền "tự chủ chuyên môn".
Trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục, các trường tiểu học được phép huy động, sử dụng các nguồn lực hợp pháp để thực hiện kế hoạch giáo dục đảm bảo tính dân chủ, chủ động, sáng tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh.
Thay vì chỉ thực hiện trách nhiệm "huy động trẻ đi học đúng độ tuổi, vận động và tạo điều kiện cho trẻ có hoản cảnh đặc biệt tới trường..." như Điều lệ hiện hành, dự thảo đã bổ sung và nhấn mạnh trách nhiệm "thực hiện giáo dục bắt buộc, phổ cập giáo dục và xóa mù chữ tại địa bàn" của các trường tiểu học. Điều này có ý nghĩa xã hội quan trọng, nhất là với đối với các khu vực đông dân cư, giúp tránh được tình trạng học sinh không được nhận vào học trường tại địa bàn mình cư trú.
Hiệu trưởng có trách nhiệm tự bồi dưỡng và hỗ trợ giáo viên
Dự thảo bổ sung một số điểm mới nhằm tăng trách nhiệm tự bồi dưỡng, tự nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực quản lý của hiệu trưởng, hiệu phó trường tiểu học. Theo đó, các cán bộ quản lý trường tiểu học này phải tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn; tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lí.
Riêng hiệu trưởng còn có trách nhiệm "xây dựng kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, nhân viên; động viên và tạo điều kiện cho giáo viên và nhân viên tham gia các hoạt động đổi mới giáo dục". Người quản lí, điều hành các hoạt động của nhà trường này đồng thời phải tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.
Dự thảo Thông tư quy định cụ thể số tiết giảng dạy trong một tuần đối với hiệu trưởng, hiệu phó, làm cơ sở để các trường thuận lợi thực hiện theo.
Giáo viên được tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn
Các quy định về vai trò, vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn và trình độ của giáo viên được bổ sung nhiều điểm mới trong dự thảo thông tư Điều lệ trường tiểu học. Trong đó, dự thảo nhấn mạnh vai trò quyết định của giáo viên trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục của trường tiểu học, cơ sở giáo dục khác, khi thực hiện chương trình GDPT cấp tiểu học, góp phần thực hiện giáo dục bắt buộc đối với giáo dục tiểu học.
Dự thảo quy định cụ thể trách nhiệm và quyền hạn với từng đối tượng giáo viên, giáo viên cốt cán, giáo viên chủ nhiệm. Trong đó, giáo viên được trao quyền mới là "tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường". Giáo viên chủ nhiệm được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 3 ngày liên tục.
Ảnh: Thanh Hùng
Về trách nhiệm, giáo viên có thêm quy định mới là chủ động thực hiện và chịu trách nhiệm về kế hoạch giáo dục; tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và chất lượng, hiệu quả giáo dục từng học sinh của lớp mình phụ trách. Giáo viên phải tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn và nhà trường; xây dựng mối quan hệ thân thiện, dân chủ giữa giáo viên với học sinh và với cha mẹ học sinh; giúp học sinh chủ động, sáng tạo, tự tin, tự chủ trong học tập và rèn luyện.
"Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; ứng xử văn hóa, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; gương mẫu trước học sinh; thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của học sinh,..." là những điểm mới trong dự thảo.
Thực hiện Luật Giáo dục 2019, dự thảo Thông tư Điều lệ trường tiểu học quy định trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học là "có bằng cử nhân" ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục tiểu học. Trong Điều lệ trưởng tiểu học hiện hành, chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học là "có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm". Để đảm bảo quyền lợi của giáo viên và đáp ứng lộ trình nâng chuẩn trình độ giáo viên, dự thảo cho phép các giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ được nhà trường, các cơ quan quản lí giáo dục tạo điều kiện để học tập, đào tạo bồi dưỡng theo quy định.
Học sinh có thể học vượt lớp trong phạm vi cấp học
Kế thừa quy định trong Điều lệ trường tiểu học hiện hành, thực hiện Luật Giáo dục 2019, dự thảo thông tư mới cho phép học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ được học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Thủ tục xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo 3 bước. Thứ nhất, cha mẹ học sinh có đơn đề nghị với nhà trường. Bước thứ hai, hiệu trưởng nhà trường thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn, gồm: hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang học, giáo viên dạy lớp trên, nhân viên y tế, tổng phụ trách Đội. Cuối cùng, căn cứ kết quả khảo sát của hội đồng tư vấn, hiệu trưởng xem xét quyết định.
Bộ GD-ĐT lấy ý kiến góp ý dự thảo Thông tư Điều lệ trường tiểu học đến hết ngày 6/7/2020.
Học sinh tiểu học có thể học vượt lớp trong phạm vi cấp học Một trong những điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Điều lệ trường tiểu học mà Bộ GD-ĐT mới công bố là học sinh tiểu học có thể học vượt cấp trong phạm vi cấp học. Bộ GD-ĐT công bố dự thảo Điều lệ trường tiểu học với nhiều nội dung mới - ẢNH TUỆ NGUYỄN Bộ GD-ĐT vừa công bố lấy...