Học sinh Thủ đô thêm cơ hội lấy bằng quốc tế ngay trong trường công lập
Thời gian tới, học sinh Hà Nội sẽ có nhiều cơ hội hơn để nhận được những chứng chỉ quốc tế ngay khi đang học tại Việt Nam nhờ đề án triển khai thí điểm giảng dạy song bằng của Sở GD&ĐT Hà Nội.
ảnh minh họa
Tại buổi toạ đàm Triển khai giảng dạy chương trình quốc tế cho các trường học tại Hà Nội ngày 2/3, ông Chử Xuân Dũng – Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết:
Năm 2017, Hà Nội đã có sự đột phá với việc triển khai chương trình đào tạo song bằng tú tài chương trình Việt Nam và Anh quốc tại trường THPT Chu Văn An.
Năm học 2018-2019, Hà Nội tiếp tục mở rộng chương trình này với việc triển khai tại trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam.
Học sinh Thủ đô sẽ có thêm cơ hội lấy bằng tú tài Anh quốc theo chương trình Cambridge, lấy chứng chỉ A level ngay tại Việt Nam song song với bằng tốt nghiệp THPT quốc gia.
Ông Dũng cũng cho biết, Sở GD&ĐT Hà Nội đang hoàn thiện phần cuối cùng của đề án triển khai thí điểm giảng dạy song bằng tại cấp THCS với 7 trường đã đăng ký thí điểm. Theo đó, Hà Nội là đơn vị đầu tiên trong cả nước triển khai chương trình đào tạo song bằng tại trường công lập.
Hiện tại, rất nhiều trường phổ thông từ tiểu học đến THPT ngoài công lập đã thực hiện mô hình trường quốc tế, trường có yếu tố nước ngoài, trong đó có triển khai chương trình quốc tế, cấp chứng chỉ quốc tế. Tuy nhiên mới chỉ có trường công lập của Hà Nội thực hiện chương trình này.
Video đang HOT
Đây cũng là bước đi nhằm thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục Thủ đô trong việc nâng cao năng lực ngoại ngữ cho học sinh, góp phần phát triển đất nước thông qua đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, công dân Quốc tế.
Tại cuộc toạ đàm, đại diện các trường quốc tế cũng như các trường phổ thông áp dụng chương trình quốc tế tại Hà Nội đã đưa ra nhiều ý kiến đóng góp từ thực tế thực hiện chương trình này trong nhà trường.
Trong đó, tập trung vào đề xuất tích hợp 2 chương trình Việt Nam và quốc tế cho phù hợp, tránh trùng lắp về nội dung, góp phần giảm tải cho học sinh.
A-level là một chương trình dự bị đại học kéo dài hai năm, được các trường đại học trên toàn thế giới công nhận. Chương trình A Level có thể được xem tương đương với chương trình lớp 11, 12 tại Việt Nam.
Có chứng chỉ A level trong tay là tấm hộ chiếu vào học tại các trường đại học danh tiếng, đặc biệt tại Anh quốc bởi điểm A level cao là điều kiện tiên quyết để theo học bậc đại học, đặc biệt là các ngành Y, Luật và Cơ khí.
Theo Giaoducthoidai.vn
Thưởng Tết cho giáo viên: Tư thục cao ngất, công lập ngậm ngùi
Tết Nguyên đán đang cận kề. Trái với mọi năm, những giáo viên (GV) trường công lập không bao giờ trông chờ chuyện thưởng tết thì năm nay, với nhiều thay đổi trong quản lý, nhiều người đã "mơ" đến một cái tết đầy đủ hơn. Thế nhưng, thực tế số trường công lập lo được cái tết cho GV vẫn còn rất ít.
Nhiều giáo viên vùng cao tỉnh Yên Bái chỉ mong học sinh có ăn, có mặc, không dám nghĩ đến thưởng tết. Ảnh: H.N
Trong khi đó, thưởng tết tại các trường tư luôn là ước ao to lớn khiến GV trường công phải xuýt xoa.
Trường tư rủng rỉnh
Những ngành nghề khác thường quá quen thuộc với câu chuyện thưởng tết bằng "tháng lương thứ 13", thậm chí là tháng lương thứ 14, 15, 16. Thế nhưng, giáo dục là ngành đặc thù và xa lạ với cụm từ "lương tháng 13". Có chăng, chỉ xuất hiện ở các trường tư thục.
Ông Nguyễn Hoài Bắc - Hiệu trưởng Trường Phổ thông Đoàn Thị Điểm Ecopark, Hưng Yên - cho hay, nhà trường chưa có quyết định về thưởng tết cho GV. Tuy nhiên, về cơ bản, việc chăm sóc đời sống tinh thần cho GV luôn được nhà trường quan tâm. Có thể vẫn như các năm trước là thưởng cho GV 1 tháng lương. Như vậy, mức thưởng cao nhất trong trường lên đến vài chục triệu nhưng cũng có người chỉ nhận mức là hơn 10 triệu đồng.
Tương tự, Hệ thống giáo dục liên cấp tiêu chuẩn quốc tế IQSchool cũng sẽ thưởng cho GV của trường tháng lương thứ 13 để làm quà Tết. Ông Nguyễn Bá Hùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Hệ thống - cho hay: "Nhà trường rất quan tâm đến đời sống của GV nên cứ mỗi dịp lễ, tết thường vun vén, cân đối các khoản để có những phần thưởng xứng đáng cho GV. Hiện nay, mức lương trung bình của GV trong trường đều khoảng 10 triệu đồng/tháng".
Ông Nguyễn Quang Tùng - Hiệu trưởng trường THCS Lômônôxốp - cũng cho biết: "Tinh thần thì năm nay thưởng tết cho GV trường tôi sẽ gấp đôi năm ngoái".
Còn tại Trường Marie Curie Hà Nội, cả chục năm nay, mỗi năm trường đều có 2 dịp thưởng GV, cán bộ, nhân viên toàn trường là vào dịp 20.11 và Tết Nguyên đán. Bình quân mỗi người đều được thưởng 5 triệu đồng mỗi dịp.
Nhiều nơi chỉ có thưởng "động viên"
Năm nay, nhắc đến thưởng tết, nhiều GV trường công lập không còn cho đó chỉ là "chuyện nhà người ta" nữa bởi năm nay, hệ thống các trường giáo dục công lập đã quan tâm nhiều hơn tới thưởng tết cho GV, cán bộ, nhân viên.
"Sốc" nhất năm nay có thể kể đến là mức thưởng tại TPHCM. Theo đó, Trường Mầm non Hướng Dương, huyện Hóc Môn thông báo với mức chi thưởng 30 triệu đồng/người. Mức chi này cao gần gấp 5 lần so với năm trước và vẫn chưa phải là con số cao nhất trong khu vực. Tuy nhiên, tại một số trường thuộc huyện ngoại thành khó khăn của TPHCM cũng chỉ dừng ở 2-5 triệu đồng.
Tại Hà Nội, để động viên nhà giáo, các trường thường tiết kiệm các khoản chi thường xuyên để năm hết, tết đến có chút thưởng gọi là "quà động viên". Với các trường công lập ở Hà Nội, thấp nhất thì giáo viên được thưởng khoảng 500.000 đồng - 1 triệu đồng, đa số thưởng mức trung bình từ 3 - 5 triệu đồng/người.
về câu chuyện thưởng tết cho GV, bà Nguyễn Thị Bích Mai - Hiệu trưởng trường Tiểu học Đông Tân (Đông Hưng, Thái Bình) - ngậm ngùi: "Là người trong ban giám hiệu nhà trường, hơn ai hết, tôi cũng mong GV của mình có thưởng cao sau cả năm cống hiến. Dù thưởng ít hay nhiều thì đó cũng thể hiện sự quan tâm và trân trọng những gì họ đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, cho thế hệ tương lai.
Thế nhưng, ngặt một nỗi, quỹ lương của ngành giáo dục chưa bao giờ có "lương tháng 13" như các ngành khác. Thú thật, mỗi khi ai đó nhắc đến thưởng tết tôi cảm thấy chua xót cho nghề GV".
GV miền xuôi đã khó khăn, GV miền ngược chẳng nghĩ đến thưởng Tết, miễn sao học sinh được ăn no, mặc ấm, đến lớp đầy đủ là vui rồi. Ông Trần Thanh Sơn - Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Nậm Lành (Văn Chấn, Yên Bái) - cho biết, đã 25 năm công tác trong ngành giáo dục, mới đây ông mới biết đến thưởng tết.
"Biết được đời sống GV khó khăn, đặc biệt là GV vùng sâu, vùng xa nên từ năm 2010 trở lại đây, khi còn công tác ở trường cũ, tôi cố gắng tiết kiệm ở những khoản chi khác để có thể sắp xếp được cho cán bộ nhân viên 200-300 nghìn đồng để đón tết.
Đến năm 2016, tôi chuyển công tác về tại xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Nơi đây 100% người dân là dân tộc Dao, 7 thôn xã đều có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các hộ dân chỉ trông chờ vào làm nương rẫy. Học sinh nơi đây còn chưa đủ mặc, thiếu quần áo ấm nên nhà trường cũng vô cùng khó khăn. Vì thế, không GV nào dám nghĩ đến thưởng tết.
Một GV tại Trường THCS Chiềng Phung, Sông Mã, Sơn La cũng : "Năm nay, tôi và đồng nghiệp không có thưởng tết. Điều này cũng không còn lạ lẫm vì những năm trước cũng vậy. Nhưng tôi không lấy đó làm buồn, bởi niềm vui là được mang con chữ đến với học sinh vùng cao".
Theo Laodong.vn
Học sinh Hà Nội tái hiện hội xuân làng quê Không khí hội xuân làng quê đã được các học sinh Trường phổ thông liên cấp Olympia tái hiện trong một dự án học tập vận dụng các kiến thức từ các môn Ngữ văn, Lịch sử, Mỹ thuật, Âm nhạc, Văn hóa dân gian cùng với các kỹ năng xã hội. Những tiết mục đặc sắc của học sinh Olympia tại Hội...