Học sinh thiết kế giường cứu sinh nổi trên mặt nước
Hai học sinh trường THPT chuyên Hưng Yên có sản phẩm nghiên cứu khoa học mang tính nhân văn và ứng dụng cao, nhằm góp phần giúp giảm thiệt hại mùa mưa lũ.
Mưa lũ, ngập lụt năm nào cũng gây ra những tổn thất cho người dân, đặc biệt là ở khu vực miền Trung. Điều đó trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người mỗi khi mùa mưa bão về.
Luyện Huy Long và Trần Quang Thái, học sinh lớp Anh 1, trường THPT chuyên Hưng Yên, đã cùng nhau tạo ra chiếc giường cứu sinh với ý tưởng độc đáo, nhằm giảm thiệt hại mùa mưa lũ.
Sản phẩm đã giành giải ba trong cuộc thi khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm học 2016-2017 cấp quốc gia khu vực miền Bắc và được ban tổ chức cuộc thi đánh giá cao về ý tưởng.
“Theo thống kê, con người dành đến 1/3 cuộc đời của mình nằm trên giường, nên chúng em đã nghĩ đến cải tiến giường nằm kết hợp phao để tạo thành chiếc giường cứu sinh này”, Quang Thái chia sẻ.
Giường cứu sinh được chế tạo, sản xuất với vật liệu sẵn có, kết cấu không quá phức tạp nên chi phí đầu tư ban đầu thấp.
Video đang HOT
Hai học trò đã dựa trên cơ sở khoa học về cơ học ứng dụng như: Vật liệu, kết cấu, thủy lực, cơ khí, sản xuất… Nhóm dành nhiều thời gian điều tra thiệt hại gây ra do lũ lụt, tìm hiểu yêu cầu và nguyện vọng của người dân.
Sản phẩm đã được thử nghiệm tại hồ Bán Nguyệt. Một chiếc giường có thể đỡ được từ 4 đến 5 người mà không bị chìm, lật. Một bè lớn gồm 4 mô đun ghép lại có thể được 12 người ngồi và đi lại trên bè.
Sản phẩm giường cứu sinh chủ động của nhóm học sinh trường THPT chuyên Hưng Yên có khả năng nổi trên mặt nước dù có 5 người ngồi phía trên. Ảnh cắt từ clip.
Giường cứu sinh có ưu điểm dễ gia công, chế tạo, vật liệu sẵn có, dễ kiếm, giá thành rẻ, tháo, lắp dễ dàng, khả năng nổi cao. Việc ghép nối giữa các giường đơn tạo thành giường lớn vững chắc.
Dự án nghiên cứu khoa học kỹ thuật giường cứu sinh đã tạo ra sản phẩm giúp bảo đảm an toàn về người và tài sản thiết yếu của gia đình khi xảy ra lũ lụt.
Huy Long cho biết: “Thông qua sản phẩm giường cứu sinh, chúng em muốn góp một phần sức của mình để giúp cuộc sống của đồng bào miền Trung bớt cực khổ hơn”.
Theo Zing
TP.HCM: Xây dựng bến xe 4.000 tỷ đồng
Dự án xây dựng bến xe Miền Đông mới ở cửa ngõ Đông Bắc thành phố chính thức được khởi công nhằm phục vụ công tác di dời bến xe Miền Đông hiện nay và giảm ùn tắc giao thông khu vực nội thành.
Sáng 26.4, Tổng Công ty cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn TNHH Một thành viên (Samco) chính thức khởi công xây dựng Bến xe miền Đông mới. Dự án được xây dựng trên diện tích 16ha tại P.Long Bình, Quận 9, TPHCM và Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Đơn vị thi công khởi công xây dựng bến xe Miền Đông mới sáng nay
Theo thiết kế, dự án bao gồm hạng mục nhà ga chính kết hợp nhiều dịch vụ tiện ích như các bãi đậu xe cao tầng, khu vực sửa chữa, trạm tiếp nhiên liệu, khu trung chuyển và giao dịch hàng hóa, khu thương mại dịch vụ. Khi đưa vào hoạt động, bến xe Miền Đông mới sẽ phục vụ hơn 7 triệu lượt khách đi các tỉnh miền Đông, miền Trung, miền Bắc. Mỗi ngày bến xe dự kiến đáp ứng nhu cầu mỗi ngày cho khoảng 21.000 lượt hành khách và có khoảng 1.200 xe xuất bến. Riêng ngày cao điểm lễ tết, bến xe sẽ đáp ứng đến 52.000 lượt hành khách và 1.800 lượt xe xuất bến. Tổng vốn đầu tư xây dựng dự án khoảng 4.000 tỷ đồng.
Phối cảnh bến xe Miền Đông mới
Đại diện Samco cho biết giai đoạn 1 của dự án sẽ hoàn thành vào cuối năm 2017 để đáp ứng nhu cầu di dời bến xe Miền Đông cũ ra khỏi nội thành, góp phần thực hiện chương trình giảm ùn tắc giao thông, xóa bỏ tình trạng "xe dù, bến cóc" trong nội thành. Bến xe Miền Đông mới nằm giáp ranh giữa TP.HCM và Bình Dương, sẽ là đầu mối giao thông trọng yếu trong hệ thống giao thông vận tải thành phố. Cùng với hoạt động xe khách liên tỉnh, tại đây còn có nhiều phương thức vận tải hành khách công cộng để phục vụ việc chuyển tiếp hành khách vào trung tâm TP và các đô thị vệ tinh như: Tuyến metro số 1, tuyến xe buýt nhanh đi thành phố mới Bình Dương và các tuyến xe buýt, taxi để đưa đón khách,...
Trước đó, đại diện Samco cho biết đơn vị này cùng các sở ngành lập quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 tại xã An Phú Tây (huyện Bình Chánh) để sớm triển khai dự án xây dựng bến xe Miền Tây mới. Tổng diện tích giải phóng mặt bằng cho dự án là 24,33 hecta, trong đó diện tích xây dựng bến xe miền Tây mới là 17 hecta, cùng với depot (trạm bảo hành sửa chữa xe) của tuyến xe buýt BRT (buýt nhanh) và lộ giới Quốc lộ 1A là 4,33 hecta. Bến xe miền Tây mới dự kiến phục vụ mỗi ngày khoảng hơn 30.000 hành khách với gần 1.400 lượt xe xuất bến, ngày cao điểm lên đến 63.000 lượt hành khách/ngày và 2.200 lượt xe xuất bến/ngày. Dự án kết nối đồng bộ với hệ thống giao thông công cộng như tuyến metro số 3a Bến Thành (Q.1) - ga Tân Kiên (huyện Bình Chánh), Monorail số 2 Quốc lộ 50 (Q.8) - Nguyễn Văn Linh - Trần Não - Xuân Thủy (Q.2) - khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa (Q.Bình Thạnh), xe buýt nhanh - BRT và các tuyến xe buýt trong tương lai.
Theo Danviet
Hai nhà thiết kế với tình yêu bất tận dành cho phụ nữ Lê Thanh Hòa và Hoàng Minh Hà đều là quán quân trong những cuộc thi danh giá về thiết kế thời trang, và có chung một tình yêu bất tận dành cho vẻ đẹp duyên dáng của phụ nữ trong hầu hết các thiết kế của mình. Đến với Vietnam International Fashion Week Spring Summer (VIFW SS 2017), Lê Thanh Hòa khẳng định...