Học sinh thi vào lớp 10 được cộng tối đa 6 điểm
Năm nay, Sở GD&ĐT Hà Nội tuyển sinh lớp 10 dựa trên kết hợp thi tuyển với xét tuyển.
Điểm xét tuyển được tính dựa trên kết quả học tập, rèn luyện của học sinh ở cấp THCS, kết quả thi theo công thức:
Điểm xét tuyển (ĐXT) = Điểm THCS Điểm thi (đã tính hệ số 2) Điểm cộng thêm.
Trong đó, điểm THCS là tổng số điểm tính theo kết quả học tập và rèn luyện của 4 năm học, nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó.
Cụ thể, thí sinh có hạnh kiểm tốt và học lực giỏi được cộng 5 điểm; hạnh kiểm khá và học lực giỏi hoặc hạnh kiểm tốt và học lực khá được cộng 4,5 điểm; hạnh kiểm khá và học lực khá được cộng 4 điểm; hạnh kiểm trung bình và học lực giỏi hoặc hạnh kiểm tốt và học lực trung bình được cộng 3,5 điểm; hạnh kiểm khá và học lực trung bình hoặc hạnh kiểm trung bình, học lực khá được cộng 3 điểm. Trường hợp còn lại được cộng 2,5 điểm.
Điểm thi là tổng điểm hai bài thi Ngữ văn và Toán (đã nhân hệ số 2), chấm theo thang điểm 10, điểm lẻ đến 0,25. Những thí sinh không vi phạm quy chế trong kỳ thi tuyển sinh và không có bài thi nào bị điểm 0 mới được xét tuyển.
Điểm cộng thêm là tổng của điểm ưu tiên và điểm khuyến khích, tối đa không quá 6 điểm.
Thí sinh được cộng 3 điểm cho một trong các đối tượng: Con liệt sĩ; con thương binh, bệnh binh có tỷ lệ mất sức lao động từ 81% trở lên; con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên”.
Thí sinh được cộng 2 điểm: Con Anh hùng lực lượng vũ trang, con Anh hùng lao động; con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng; con thương binh, bệnh binh có tỷ lệ mất sức lao động duới 81%; con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%”; con của người bị nhiễm chất độc màu da cam.
Cộng một điểm cho một trong các đối tượng: Người có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số; người dân tộc thiểu số; người đang sinh sống, học tập ở các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.
Video đang HOT
Học sinh đoạt giải cá nhân trong kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 các môn văn hóa với giải nhất cấp tỉnh: cộng 2 điểm; giải nhì cấp tỉnh cộng 1,5 điểm; giải ba cấp tỉnh cộng một điểm.
Học sinh đoạt giải nhất, nhì, ba quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh hoặc huy chương vàng được cộng 2 điểm; giải khuyến khích quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh, huy chương bạc cộng 1,5 điểm, giải ba cấp tỉnh hoặc huy chương đồng được cộng một điểm.
Học sinh được cấp chứng nhận nghề phổ thông loại giỏi được cộng 1,5 điểm, loại khá cộng 1 điểm, loại trung bình cộng 0,5 điểm.
Theo Zing
Tăng tốc ôn thi lớp 10
Nhiều trường THCS tại TP.HCM đã lên kế hoạch ôn tập cho học sinh thi vào lớp 10. Thời gian thi tổ chức sớm hơn mọi năm nhưng nhiều trường lại không có điều kiện dạy 2 buổi/ngày.
Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP.HCM vừa trình UBND TP.HCM phương án tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2017-2018.
Theo phương án này, do năm nay kỳ thi THPT quốc gia tổ chức sớm hơn mọi năm nên kỳ tuyển sinh vào lớp 10 cũng tổ chức sớm hơn. Thời gian thi chính thức vào ngày 2 và 3/6.
Trường dạy một buổi gặp khó
Như mọi năm, kỳ tuyển sinh vào lớp 10 được tổ chức vào ngày 11 và 12/6, do đó khi vừa kết thúc học kỳ II (từ ngày 18 đến 20/5) là thời điểm các trường tăng tốc ôn tập cho học sinh (HS) lớp 9 để chuẩn bị vào kỳ thi.
Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường và HS dù dạy một buổi hay 2 buổi. Nhưng năm nay, do thời gian thay đổi, không ít trường lúng túng và bị động.
Tại trường THCS Colette (quận 3), ông Phan Huy, hiệu trưởng nhà trường, cho biết kết quả kiểm tra học kỳ I vừa qua là cơ sở ban đầu để lên kế hoạch ôn tập phù hợp từng đối tượng HS.
Khi biết thời gian thi lớp 10 rút ngắn xuống 10 ngày, trường khá lo lắng vì bị động kế hoạch ôn tập cho các em. Theo ông Huy, trường không có điều kiện dạy 2 buổi/ngày nên thời gian thi sớm cũng là vấn đề gay go.
Học sinh lớp 9 trường THCS Chu Văn An (quận 1) đang gấp rút ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi lớp 10. Ảnh: Đặng Trinh/Người Lao Động.
Một số trường lại có kế hoạch ôn tập cho HS ngay từ đầu năm học dưới nhiều hình thức. Chẳng hạn, nhiều trường tổ chức thực hiện một số bài kiểm tra tại lớp có cấu trúc đề như thi vào lớp 10, cộng với kết quả thi học kỳ I để HS thử chọn nguyện vọng.
Tại trường THCS Điện Biên (quận Bình Thạnh), theo kết quả kiểm tra, trường đã tiến hành tổ chức phụ đạo cho khoảng 20% HS lớp 9 có học lực yếu, tăng tiết phụ đạo cho HS vào chiều thứ hai, thứ tư và thứ sáu hàng tuần.
Cụ thể, môn Toán sẽ tăng thêm một tiết thành 3 tiết/tuần, Ngữ văn và Tiếng Anh tiếp tục tổ chức tăng thêm 2 tiết/tuần.
Tư vấn lựa chọn nguyện vọng phù hợp
Hiệu trưởng một trường THCS tại quận 1 cho biết dù chưa có kế hoạch và hướng dẫn cụ thể từ Sở GD&ĐT TP.HCM nhưng ngay từ đầu năm học, trường đã có kế hoạch tư vấn cho HS về lựa chọn nguyện vọng vào lớp 10 trong các giờ sinh hoạt dưới cờ và tiết sinh hoạt của giáo viên chủ nhiệm.
"Cụ thể, lựa chọn nguyện vọng như thế nào để chắc ăn, cấu trúc đề thi, cách làm bài thi, điểm chuẩn vào lớp 10 công lập của các trường THPT trong những năm gần đây để các em có thông tin tham khảo, cân nhắc để lựa chọn phù hợp", vị này cho biết.
Những trường dạy 2 buổi/ngày, tuy không phân định rõ thời gian ôn tập, cũng đã lên kế hoạch phụ đạo cho HS.
Bà Hồ Thị Ngọc Sương, Hiệu trưởng trường THCS Chu Văn An (quận 1), cho biết hiện nay, trường có 6 lớp 9, mỗi lớp từ 40-45 em. Đặc thù là dạy 2 buổi nên trường không dự định tăng tiết ôn tập do lâu nay chương trình buổi 2 cũng là dành để củng cố, ôn tập, phụ đạo cho HS bên cạnh chương trình chính khóa theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Kế hoạch phụ đạo là kế hoạch làm quanh năm và không thu tiền. Sau khi kết thúc học kỳ II, nhà trường sẽ xin ý kiến phụ huynh, nếu phụ huynh đồng ý thì sẽ tiếp tục mở lớp phụ đạo, ôn tập cho HS yếu để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.
Theo Sở GD&ĐT TP.HCM, 3 môn tuyển sinh vào lớp 10 năm nay cũng tiếp tục sẽ là Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ.
Theo ông Lê Duy Tân, Trưởng phòng Giáo dục Trung học Sở GD&ĐT TP.HCM, do thời gian tuyển sinh lớp 10 sớm hơn những năm trước, các trường THCS phải đẩy nhanh kế hoạch giảng dạy, ôn tập cho HS. Các công tác khác như xét tốt nghiệp THCS, tư vấn chọn trường... cũng phải đẩy nhanh tiến độ.
Đề thi chủ yếu trong chương trình lớp 9
Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT TP.HCM, đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay tiếp tục được ra theo hướng đổi mới, vận dụng lý thuyết để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Sở cũng khuyến khích các trường ra đề kiểm tra theo hướng này để HS làm quen, tập dượt.
Nội dung đề thi vào lớp 10 năm nay cũng như mọi năm, nằm trong chương trình THCS, chủ yếu là lớp 9 nhưng Sở GD&ĐT TP.HCM sẽ tiếp tục tăng tính ứng dụng thực tiễn, gần gũi với cuộc sống vào đề thi giúp HS phát huy năng lực, khả năng sáng tạo, tư duy.
Theo Đặng Trinh / Người Lao Động
Ngày 22/6 công bố điểm thi lớp 10 ở TP HCM Theo Sở GD&ĐT TP HCM, học sinh sẽ biết điểm thi vào lớp 10 ngày 22/6. Ngày 1/7, các trường công bố điểm trúng tuyển. Kết thúc ngày thi thứ hai vào lớp 10, ông Hồ Phú Bạc, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định Chất lượng Giáo dục, Sở GD&ĐT TP HCM cho biết, trong buổi thi môn Toán sáng 12/6, 374...