Học sinh thi Olympic được “vượt rào” vào thẳng ĐH
Học sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển Olympic được đặc cách xét tốt nghiệp trung học phổ thông.
Học sinh là thành viên đội tuyển Olympic quốc tế và khu vực được tuyển thẳng vào các trường đại học theo nguyện vọng đăng ký và được ưu tiên cử đi đào tạo đại học ở nước ngoài bằng học bổng, chi phí đào tạo do Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo hiệp định ký kết với Việt Nam.
Đây là quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia vừa được Bộ này ban hành.
Cũng theo quy chế này, học sinh đoạt từ giải ba trở lên trong kỳ thi Học sinh giỏi quốc gia và đã tốt nghiệp trung học phổ thông được xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng theo quy định cho từng môn thi. Học sinh đoạt giải khuyến khích được tuyển thẳng vào cao đẳng theo đúng nhóm ngành do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cho từng môn thi.
(Ảnh minh họa – nguồn: Internet)
Trường hợp không sử dụng quyền được tuyển thẳng theo quy định, học sinh đoạt giải đăng ký dự thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy theo khối thi có môn đoạt giải (môn Tin học được xem như môn Toán khi xét khối thi), có kết quả thi từ điểm sàn trở lên và không có môn nào bị điểm 0 được tuyển vào đại học đối với học sinh đoạt từ giải ba trở lên) và cao đẳng (đối với học sinh đoạt giải khuyến khích trở lên).
Video đang HOT
Bên cạnh các quy định về ưu tiên với học sinh giỏi quốc gia và đội tuyển Olympic, Quy chế cũng quy định cụ thể đối tượng dự thi học sinh giỏi quốc gia, công tác tổ chức thi, chấm thi, xử lý kết quả thi…
Quy chế được áp dụng từ ngày 9/1/2012.
Trước đó, bản dự thảo Quy chế này đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đăng tải trên cổng thông tin điện tử để lấy ý kiến đóng góp của dư luận. Việc quy định cho học sinh giỏi quốc gia được vào thẳng đại học và học sinh giỏi kỳ thi Olympic được đặc cách tốt nghiệp đã được dư luận hết sức đồng tình.
Theo PLXH
101 chuyện về teen đi học nội trú
Ở nội trú xem ra không "dễ thở" như teen nhà mình vẫn nghĩ đâu nhé!
Chuyện lười nhác
Ở nội trú 1 phòng tầm 10 -14 bạn việc tự giác giữ gìn vệ sinh là rất quan trọng. Nếu mọi người có ý thức phân công nhau dọn dẹp thì chẳng có gì để nói nhưng có những bạn ở chung trong nội trú không hề có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh chung đã thế còn có trường hợp các bạn "lười nhác" không chịu dọn dẹp phòng. Đặc biệt là các phòng KTX của các bạn nam.
Nam (hs) chia sẻ: "Các anh trong phòng không ai chịu dọn dẹp nên mỗi tuần mình đành tự dọn dẹp 1 lần. Tuy nhiên chỉ sau một ngày đâu lại vào đó: tàn thuốc, vỏ chai, sách vở bừa bãi hết cả phòng. Quá đáng hơn là đồ dùng cá nhân của mình bị các anh đưa ra sử dụng chỉ vì... sạch. Nhìn phòng lúc nào cũng lộn xộn bẩn thỉu".
Chuyện tự giác không chỉ xảy ra ở các phòng nam mà ở các phòng nữ cho dù không nhiều nhưng một số cá nhân các bạn cũng rất lười dọn dẹp. Mai (17t) tâm sự: "Ngày nào bạn ấy cũng đi học, đi chơi đến tận khuya mới về. Đến ngày nghỉ thì bạn ấy lại nằm ngủ cả ngày, ngủ dậy lại nấu ăn trái bữa. Nếu có nhắc nhở việc dọn dẹp thì bạn ấy bảo cứ để đấy, rồi... cứ để đó luôn. Mọi người chỉ biết lắc đầu, nói mãi rồi cũng chán". Điều khó nói chính là người ở cùng phòng thường là người thân, bạn bè cùng lớp nên nhắc nhở cũng khiến cả hai bên đều ngại, đôi khi còn có những xích mích dẫn đến không nhìn mặt nhau.
Chuyện mất đồ
Câu chuyện mất trộm tại các khu ký túc xá, nội trú thường xuyên diễn ra. Đối với sinh viên thì đây là chuyện "thường ngày ở huyện".
Mới đây nhất, Thảo (17t) vừa mất 2 triệu bố mẹ gửi lên nộp tiền học. Số tiền này Thảo đã cẩn thận cất vào góc sâu nhất của hòm. Hôm qua lấy ra để đi đóng tiền học, cô bạn ngỡ ngàng vì tiền "không cánh mà bay". Mà không phải đây là lần đầu tiên chỉ có Thảo bị mất cắp. Trước đó, 3 thành viên của phòng cũng kêu mất. Phòng đã họp kín để khuyên ai đã trót "vay tạm" thì nên gặp riêng người mất để trả lại, tất nhiên câu chuyện ấy sẽ được giữ bí mật. Ai lấy tiền thì tự động gửi qua đường bưu điện cho người mất, nếu còn ngoan cố sẽ báo ban quản lý nội trú. Tất nhiên với sự cương quyết của các thành viên, thủ phạm đã trả lại tiền cho người bị mất. Không chỉ tiền, những vụ mất cắp vặt cũng hay xảy ra, khi xảy ra sự kiện các chủ nhân đành ngậm ngùi cho qua vì phòng trọ thì đông biết nghi ngờ cho ai?
Tuy nhiên, teen nhà mình cũng tự đề ra kỷ luật đối với những bạn thích "lấy nhầm đồ" của người khác. Nếu vi phạm nhiều lần thì phòng nên báo cáo lại lên Ban quản lý. Có như vậy thì chuyện lấy nhầm đồ mới không tái diễn và mới không có chuyện "con sâu bỏ rầu nồi canh".
Các vụ xảy ra trong phòng là phức tạp nhất luôn teen ạ. (Ảnh minh họa)
Chuyện phân biệt "đẳng cấp"
Một sự thật nữa ai cũng biết là các trường nội trú còn thu nhận rất nhiều các học sinh từ các tỉnh lân cận với đủ thành phần. Kí túc xá ở trường nội trú nhìn bên ngoài có vẻ là rất vui nhưng thực chất bên trong nó giống như một bức tranh với những mảng màu rõ rệt mà ở đó có những thiếu gia nhà giàu tiền tiêu không hết, những cô tiểu thư luôn làm mình nổi bật trước đám đông bằng những khoản chi "khủng", vẻ bề ngoài với những bộ quần áo hàng hiệu và ánh mắt coi thường các bạn cùng phòng. Còn những bạn tự ti vì nhà nghèo hay học kém, không dám tham gia vào bất kì hoạt động nào, rơi vào tình trạng trầm cảm nhiều năm khi sống nội trú.
Những sự trả thù xấu tính, những trò bắt nạt quái chiêu, rồi bạo lực học đường trở nên quen như cơm bữa ở nội trú. "Hồi đó, tớ xung phong vào đội bóng đá nữ của trường, có một nhóm mấy "nữ đại ca" trong trường ngứa mắt và gây sự nhiều lắm, may vì chuyển được về trường mới, được chuyên tâm vào tập thể thao, không như ở nội trú cũ, suốt ngày bị rạch bóng, xé quần áo thi đấu rồi quẳng hết sách vở" - Linh (19 tuổi, học sinh một trường Năng Khiếu ) kể lại.
Teen có dám bản lĩnh vượt qua cuộc sống nội trú
Không giống như SV đại học đã lớn, teen chúng mình mới bước vào độ tuổi trưởng thành nhưng đã phải va chạm với cuộc sống bên ngoài và bắt đầu với cuộc sống tự lập khi ở nội trú, có rất nhiều những vấn đề mà teen chưa bao giờ gặp và bối rối không biết cách giải quyết có thể sẽ khiến teen cảm thấy cực kì stress. Nếu không học cách thích nghi, teen sẽ sớm tự đào thải mình. Ba năm cấp 3 sẽ trôi qua trong những sự ấm ức, bực dọc, mất tập trung học hành, dễ đi đến chứng bệnh trầm cảm nặng nề và có những quyết định sai lầm. Sống nội trú, tưởng dễ mà khó đấy teen ạ!
Trong các bài viết tiếp theo, chúng tớ sẽ "zoom cận cảnh" hơn vào cuộc sống của teen đi học nội trú, bán trú nha.
Theo PLXH
Nữ sinh cấp 2 má hồng, chuốt mi, đeo lens giả "Trong cặp mình ngoài sách vở ra, lúc nào cũng phải có một bộ gương lược, đặc biệt son thì không thể quên" - Nguyễn Hồng Trang (trường THCS Nam Trung Yên, Hà Nội) hồn nhiên nói. Trang không phải là trường hợp đặc biệt, thậm chí còn được coi là "giản dị" so với những cô học trò cấp 2 đã đánh...