Học sinh THCS học 5 ngày/tuần: Nhìn từ vùng khó

Theo dõi VGT trên

Nghỉ ngày thứ 7 – Chủ nhật là mong muốn của bất kỳ người lao động nào. Bởi đây là khoảng thời gian thư giãn, vui chơi cùng các thành viên trong gia đình, thăm hỏi bà con, bạn bè và tự trau dồi kiến thức.

Nhưng cũng như nhiều ngành nghề khác, đội ngũ GV trường THCS, THPT nhiều nơi vẫn chưa có cơ hội thực hiện ước nguyện của mình nên việc ngành GD-ĐT Lào Cai triển khai học chính khóa 5 ngày/tuần với HS THCS mở ra hướng đi mới cho các địa phương cũng như đem lại hy vọng cho thầy và trò.

Chưa đầy 1 tháng triển khai học 2 buổi/ngày với HS bậc THCS, Lào Cai đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong quá trình dạy và học, và sự đón nhận hồ hởi từ GV, HS và phụ huynh. Hy vọng, khi mô hình dạy học 5 ngày/tuần tại Lào Cai có sự tổng kết đán.h giá đầy đủ về hiệu quả, các địa phương khác hoàn toàn có thể nghiên cứu và nhân rộng những kinh nghiệm quý này để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Học sinh THCS học 5 ngày/tuần: Nhìn từ vùng khó - Hình 1

Đường tới trường của HS bậc TH sẽ bảo đảm hơn khi đi cùng HS bậc THCS. Ảnh: TG

Gỡ nút thắt cho giáo dục vùng cao

Chính thức triển khai từ ngày 30/9 tại thành phố Lào Cai và 2 huyện vùng cao Sa Pa, Bắc Hà. Việc cho HS THCS nghỉ học thứ 7 được áp dụng dựa trên căn cứ kết quả hội thảo ngành Giáo dục Lào Cai tổ chức trước đó và nhận được sự đồng thuận cao của phụ huynh HS, GV, HS, chính quyền địa phương.

Theo hướng dẫn thực hiện, việc áp dụng phải bảo đảm kế hoạch thời gian năm học, thời lượng các môn học và các hoạt động giáo dục được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS. Đặc biệt, tuyệt đối không cắt xén chương trình.

Mặt khác, ngành GD Lào Cai cũng yêu cầu các trường không được dồn ép gây quá tải kiến thức đối với HS; Việc giảng dạy phải linh hoạt, không gây xáo trộn lớn, đảm bảo thời lượng thực hiện nhiệm vụ nhà trường như phụ đạo HS yếu kém, bồi dưỡng HS giỏi.

Việc cho HS THCS nghỉ học thứ 7 được ngành Giáo dục Lào Cai hướng đến mục tiêu chung là nâng cao chất lượng giáo dục. Không những thế, HS còn được giáo dục toàn diện, đáp ứng nhu cầu của các gia đình trong việc quản lý, giáo dục con; các nhà trường THCS tăng cường giáo dục kĩ năng sống, giá trị sống…

Đến nay, toàn bộ 187 trường THCS trong tỉnh Lào Cai đã áp dụng học 5 ngày/tuần trong đó 5 buổi sáng và 2 buổi chiều thực hiện theo chương trình của Bộ GD&ĐT; 3 buổi chiều còn lại được các nhà trường tổ chức hoạt động bổ trợ, ngoại khóa. Bước vào triển khai, các nhà trường cũng thực hiện triệt để nguyên tắc không gây quá tải cho HS và Ban giám hiệu, GV tích cực rà soát, đán.h giá tình hình để có cách triển khai, điều chỉnh linh hoạt phù hợp thực tế.

Mũi tên hướng tới nhiều đích

Video đang HOT

Trưởng phòng GD&ĐT huyện Bắc Hà, thầy Bùi Văn Tiến chia sẻ: “Dù mới thực hiện cho HS bậc THCS nghỉ học ngày thứ 7 song nhiều đổi thay tích cực được ghi nhận từ GV, HS”.

Theo thầy Tiến, khi học cả ngày ở trường, ngoài học các tiết chính khóa, HS còn được học những tiết ngoại khóa, phụ đạo, bổ trợ. Trước đây, chỉ HS bán trú tham gia vì HS ngoại trú học xong buổi sáng các em về gia đình.

Mặt khác, khi HS bán trú và không bán trú đều học với thời lượng, chương trình, các hoạt động bổ trợ, phụ đạo… như nhau, chất lượng giáo dục không chỉ đồng đều mà còn nâng cao. Cùng đó, ngoài dạy học theo chương trình chính khóa được Bộ GD&ĐT quy định, khi có thêm thời gian vào một số buổi chiều, nhà trường, GV thể triển khai phụ đạo cho HS ở các môn còn kém hoặc môn quan trọng như Văn, Toán, Tiếng Anh.

Học sinh THCS học 5 ngày/tuần: Nhìn từ vùng khó - Hình 2

Học 5 ngày/tuần giúp HS bán trú có thời gian về thăm gia đình. Ảnh: TG

Ghi nhận tại Trường PTDTBT THCS xã Lử Thần huyện Si Ma Cai – Lào Cai, thầy Phạm Trung Thực – Hiệu trưởng khẳng định: Học 5 buổi/ tuần không chỉ mang tới chất lượng giáo dục tốt hơn mà còn trở thành giải pháp hữu hiệu để đảm bảo sự an toàn cho HS vùng cao trong quá trình từ trường về nhà.

“Trước đây, HS bậc TH ở bán trú cứ hết trưa thứ 6 (sau khi ăn trưa) sẽ rời trường tự đi về nhà. Do em còn nhỏ, dễ gặp nguy cơ mất an toàn trên đường đi, nhiều nguy hiểm rình rập, giờ đây, các em được về cùng và anh, chị lớp lớn giúp đỡ dẫn đường. Như vậy, hệ số an toàn cho quãng đường tới trường và về nhà sẽ tăng lên” – Thầy Thực cho biết.

Cũng theo thầy Thực, hiện nay huyện Si Ma Cai (Lào Cai) đã thống nhất một giờ tan học cho 3 bậc MN, TH, THCS trong xã Lử Thần. Như vậy, HS bậc THCS có thể đưa em mình và HS nhỏ tuổ.i hơn về nhà an toàn. Mặt khác, các nhà trường còn xây dựng nhóm HS theo từng thôn bản, quá trình trên đường đi học và về nhà HS lớp lớn có trách nhiệm thông tin lại cho GV qua điện thoại mọi thông tin, diễn biến. Điều đó sẽ giúp cho việc quản lý an toàn của GV thêm hiệu quả.

Tại Nghệ An, 2 năm qua, Trường PTDTBT THCS Huồi Tụ (huyện Kỳ Sơn) thực hiện linh động mỗi tháng nghỉ một ngày thứ 7 vào tuần cuối cùng. Thay vào đó, nhà trường bố trí lịch học bù vào một buổi chiều trong tuần. Thầy Nguyễn Văn Đăng – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Học 5 ngày/tuần để tạo điều kiện cho GV và HS được nghỉ trọn vẹn 2 ngày cuối tuần về nhà.

Trường có 229/336 em ở bán trú, xa nhà. Cuối tuần, một số ít HS có bố mẹ đón còn lại tự đi bộ về. Nếu chỉ nghỉ Chủ nhật, các em sẽ vất vả để quay lại trường kịp đi học thứ 2. Chưa kể do lệch thời gian nghỉ cuối tuần giữa các cấp học, có học sinh tự động nghỉ ngày thứ 7 ở nhà trông em đang học tiểu học, mầm non vì bố mẹ đi rẫy”.

Không chỉ Trường PT DTBT THCS Huồi Tụ, nhiều trường khác trong huyện Kỳ Sơn cũng từng đề xuất nghỉ thứ 7 lên Phòng GD&ĐT. Ông Phan Văn Thiết – Phó phòng GD&ĐT huyện cho biết: “Nếu thực hiện được dạy học 5 buổi/tuần sẽ thuận lợi đối với vùng cao. Phòng cũng nhận được ý kiến từ các trường THCS trên địa bàn huyện và lập tờ trình gửi cho Sở GD&ĐT Nghệ An. Tuy nhiên, để thực hiện được đại trà cần chờ ý kiến cấp trên có thẩm quyền”.

Có khả thi?

Đối với bậc THPT do đặc trưng của chương trình học nên hầu hết các trường cho rằng việc học tuần 5 buổi sẽ khó khả thi. Theo thầy Trần Minh Đạt – Hiệu trưởng Trường THPT Quỳ Hợp 3 (huyện Quỳ Hợp, Nghệ An), chương trình hiện hành đối với bậc THPT có những bất hợp lý, khối lượng kiến thức nặng, cộng với hình thức thi cử theo hướng ghi nhớ và tái tạo, điều này đòi hỏi thời gian dành cho học văn hóa nhiều.

Trong khi đó hầu hết hoạt động giáo dục ngoại khóa, ôn tập bổ sung kiến thức kỹ năng đều thực hiện vào các buổi chiều trong tuần. Nếu như nghỉ học thứ 7 và đẩy 1 – 2 buổi chính khóa xuống buổi chiều sẽ không có thời gian tổ chức học thêm, không đảm bảo kiến thức cho các em đạt yêu cầu thi cử.

Trường THPT Quỳ Hợp năm học 2019 – 2020 có hơn 1.000 HS, trong đó chiếm hơn 80% các em người dân tộc thiểu số Thái, Thổ… Chất lượng đầu vào vẫn nằm ở vùng trũng trong huyện nói riêng và cả tỉnh nói chung. Không chỉ yếu về kiến thức, HS vào lớp 10 của trường còn thiếu nhiều kỹ năng như: Tiếng Việt, tự học, giao tiếp, kiến thức pháp luật. Bởi vậy, các thầy cô giáo trong trường hiện nay đang phải “vượt sức”, căng mình vừa dạy học, phụ đạo kiến thức, ôn thi THPT quốc gia, tổ chức sinh hoạt chủ đề tăng cường kỹ năng sống cho HS.

Bên cạnh đó, trường có số lượng lớn HS nhà trong bản xa, phải ở trọ quanh trường. Các thầy cô giáo còn thêm nhiệm vụ quản lý thường xuyên đảm bảo an ninh, an toàn cho các em. Đổi lại, HS cũng cơ bản “kín lịch”. Hiện nhà trường cố gắng sắp xếp tất cả các hoạt động trong tuần để GV, HS được nghỉ chiều thứ 7 và ngày Chủ nhật.

“Về quan điểm và mong muốn cá nhân, trong chương trình hiện hành cũng như Chương trình mới sau này, tôi luôn ủng hộ việc nghỉ ngày thứ 7. Đó là khoảng thời gian nghỉ cần thiết đối với GV để tái tạo sức lao động và HS để hệ thống, chuyển tải kiến thức thành của mình, tiếp thu kiến thức mới.”

Thầy Đạt bày tỏ.

Theo thầy Đạt, chỉ đến khi Chương trình giáo dục phổ thông mới áp dụng triển khai, khối lượng kiến thức giảm tải, khung chương trình phù hợp hơn và đổi mới cách thức thi cử thì việc học 5 ngày/tuần ở THPT mới có cơ sở thực hiện được. Theo dự kiến về đán.h giá học sinh sau THPT, các em học xong lớp 12 sẽ có giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT để đi học nghề, hoặc làm việc. Còn em nào có nhu cầu học lên bậc học cao hơn sẽ thi tốt nghiệp lấy bằng THPT. Như thế việc phân luồng rõ ràng, áp lực học tập giảm, các em học hình thành năng lực, kỹ năng chứ không phải học để thi nữa. Khi đó áp dụng nghỉ học ngày thứ 7 là hợp lý.

Còn theo Thầy Nguyễn Văn Đăng, việc học 5 ngày/tuần phù hợp với đặc thù học sinh cùng cao. “Buổi học chính khóa của ngày thứ 7 có thể đẩy xuống 1 buổi chiều trong tuần. Trong các buổi chiều khác trường vẫn tổ chức các hoạt động giáo dục ngoại khóa khác. Tổ chức thời gian biểu như vậy cũng hợp lý và phát huy hiệu quả giáo dục đối với học sinh dân tộc bán trú”, thầy Đăng nhận định.

Dù mới triển khai ở bậc THCS nhưng ngành Giáo dục Lào Cai thu về những tín hiệu tích cực về hiệu quả giáo dục. Đặc biệt, tỉ lệ chuyên cần chung của HS THCS tăng lên đáng kể. Có lẽ, đây là “lời giải” cho bài toán duy trì sĩ số HS ở các trường vùng cao như Lào Cai bấy lâu nay vẫn đi tìm.

Đức Hạnh – Hồ Lài

Theo GDTĐ

Chuyển biến trong giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Trong những năm qua, hoạt động giáo dục và đào tạo (GD và T) vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS và MN) đã có những chuyển biến đáng kể.

Hệ thống giáo dục chuyên biệt bao gồm trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT), trường dự bị đại học được quan tâm đầu tư, xây dựng ngày càng khang trang, bảo đảm đủ điều kiện để từng bước nâng cao chất lượng dạy và học.

Chuyển biến trong giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi - Hình 1

Giờ tin học của học sinh Trường phổ thông dân tộc nội trú Tây Nguyên, TP Buôn Ma Thuột (ác Lắc). Ảnh: HỒNG THỦY

Theo Bộ GD và T, hiện nay, hệ thống trường chuyên biệt ở vùng DTTS và MN đã và đang khẳng định được vai trò trong việc tạo nguồn đào tạo cán bộ, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực; huy động tối đa học sinh trong độ tuổ.i tới trường, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; nâng cao dân trí và phát triển nguồn nhân lực ở vùng DTTS và MN. Cả nước hiện có hơn 3.600 trường chuyên biệt vùng DTTS và MN, trong đó có 315 trường PTDTNT, hơn một nghìn trường PTDTBT và 2.273 trường phổ thông có từ 30 học sinh bán trú trở lên.

Chất lượng giáo dục của các trường ngày càng tăng qua từng năm học. Riêng hệ thống trường PTDTNT có tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 90%, có hơn 50% số học sinh tốt nghiệp THPT và thi đỗ vào đại học, cao đẳng. Tỷ lệ học sinh đến trường tăng cao, học sinh lưu ban, bỏ học ngày càng giảm. Ngành giáo dục đã triển khai dạy tiếng DTTS trong nhà trường tại 22 tỉnh, thành phố với sáu thứ tiếng, gồm: Mông, Chăm, Khmer, Gia Rai, Ba Na, Ê ê. Công tác xóa mù chữ, tăng cường tiếng Việt cho học sinh vùng đồng bào DTTS được chú trọng. Nhiều chính sách ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục vùng đồng bào DTTS, vùng điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa được ban hành đã quan tâm đến nhiều mặt và nhiều đối tượng như tr.ẻ e.m, học sinh, sinh viên, giáo viên và cơ sở giáo dục... Nhiều địa phương có chính sách hỗ trợ học phí và chi phí học tập cho học sinh, sinh viên người DTTS như: Cao Bằng, iện Biên, Quảng Trị, Gia Lai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Quảng Nam, ồng Nai, ác Nông... Các chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh, sinh viên là người DTTS được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định. Qua đó đã khuyến khích công tác dạy và học, tạo sự bình đẳng trong giáo dục, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

ác Lắc là tỉnh có 47 dân tộc anh em cùng chung sống, tỷ lệ học sinh DTTS chiếm hơn 30% trong toàn ngành giáo dục. Vì vậy, nâng cao chất lượng cho học sinh DTTS cũng như triển khai thực hiện chế độ chính sách là việc được ngành GD và T cùng các cấp chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm. Giám đốc Sở GD và T tỉnh ác Lắc Phạm ăng Khoa cho biết, tỉnh đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường, đặc biệt đầu tư cho hệ thống trường PTDTNT. ến nay toàn tỉnh có 6 trong số 16 trường PTDTNT đạt chuẩn quốc gia (trong đó có năm trường PTDTNT cấp huyện và một trường PTDTNT cấp tỉnh). Còn tại Hà Giang, tỷ lệ học sinh người DTTS chiếm hơn 80% tổng số học sinh trong độ tuổ.i đến trường. Cơ sở vật chất, trường, lớp học ngày càng được đầu tư xây dựng, đáp ứng nhu cầu dạy và học, góp phần nâng tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổ.i đến trường. Tỉnh Bình Thuận là địa phương tích cực, chủ động triển khai đưa các chính sách vào cuộc sống, huy động nguồn lực hỗ trợ cho các đối tượng được hưởng chính sách. ồng thời chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghiên cứu văn bản, rà soát các đối tượng được hưởng chế độ chính sách... nhờ vậy, chất lượng giáo dục được nâng lên.

Tuy nhiên, hiện nay, hệ thống trường chuyên biệt ở vùng DTTS và MN đứng trước nhiều khó khăn, thách thức và bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập như: Cơ sở vật chất nhiều trường chưa đạt mức tối thiểu theo quy định, trang thiết bị chưa được đầu tư đồng bộ; chất lượng và hiệu quả đào tạo chưa cao; đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nhiều nơi còn bất cập, năng lực sư phạm, khả năng tổ chức hoạt động giáo dục của một bộ phận giáo viên còn hạn chế. Một số chính sách, chế độ đối với hệ thống trường chuyên biệt ở vùng DTTS và MN chưa phù hợp.

Theo Giám đốc Sở GD và T tỉnh Bình Thuận Phan oàn Thái, nhìn chung, chất lượng học tập của học sinh DTTS và MN thấp hơn mặt bằng của học sinh toàn tỉnh. Nguyên nhân là do đặc thù từng vùng miền và ảnh hưởng của điều kiện kinh tế gia đình, số lượng học sinh DTTS có nhu cầu học trung cấp nghề ngày càng ít. Ý thức học tập của các em chưa cao, bên cạnh đó phụ huynh ít quan tâm đến việc học tập của con em. ại diện Sở GD và T tỉnh An Giang cũng chỉ ra rằng, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thực hiện công việc tại các trường chuyên biệt có thời gian và khối lượng công việc nhiều hơn so với các trường bình thường nhưng vẫn chưa được hưởng thêm chế độ nào.

heo Bộ trưởng GD và T Phùng Xuân Nhạ, phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực các DTTS là một trong ba khâu đột phá chiến lược của đất nước. Tuy nhiên, công tác này đòi hỏi những cách tiếp cận mới, bảo đảm thiết thực và hiệu quả. Trong đó, chú ý điều chỉnh chương trình đào tạo cho học sinh vùng DTTS và MN; chính sách phân luồng, hướng nghiệp; đổi mới mô hình trường dân tộc nội trú, bán trú theo hướng tăng cường hòa nhập, nâng cao chất lượng tuyển sinh, chất lượng đào tạo; thay đổi hình thức hỗ trợ cho học sinh DTTS và MN phù hợp từng vùng miền... Thời gian tới, Bộ GD và T sẽ kiến nghị ban hành 11 chính sách mới và sửa đổi, bổ sung ba nhóm chính sách hiện hành nhằm tạo điều kiện cho GD và T vùng DTTS và MN phát triển thuận lợi và thực chất hơn.

QUỲNH NGUYỄN, THÙY DƯƠNG

Theo Nhân dân

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nam thanh niên t.ử von.g khi livestream vụ sạt lở ở Hà Giang: Hiền lành, tích cực giúp đỡ hàng xóm
12:20:23 01/10/2024
"Chị đại hột xoàn" Lý Nhã Kỳ sốc khi Negav dát cả cây đồ hiệu dự sự kiện
12:56:31 01/10/2024
Vụ cô giáo "xin hỗ trợ laptop": 95% học sinh đi học trở lại, cô Hiệu phó đảm nhiệm giảng dạy
12:26:36 01/10/2024
Phát hiện nam rapper mang tiếng "phông bạt" nhất Việt Nam đi "quẩy" sau khi có phát ngôn bỏ học gây tranh cãi khắp MXH
13:09:49 01/10/2024
Biệt tích 3 năm mới về, chàng trai bật khóc khi mẹ chỉ vào nấm mồ đầu ngõ nói trong nước mắt
12:19:07 01/10/2024
Nam chính phim Việt giờ vàng bất hiếu, vô ơn
14:03:20 01/10/2024
Hà Anh Tuấn hát trước 2.600 khán giả tại Úc, dành tặng 500 triệu đồng giúp tr.ẻ e.m khỏi nạn mua bá.n ngườ.i
13:17:53 01/10/2024
Lọ Lem xứng danh đệ nhất "bạch nguyệt quang", Nàng Mơ bất ngờ bị gọi tên
12:22:45 01/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nhánh chính sông Amazon cạn trơ đáy

Thế giới

16:41:45 01/10/2024
Các nhà môi trường cho biết biến đổi khí hậu và tình trạng ấm lên toàn cầu không chỉ khiến các con sông ở Amazon cạn nước mà còn gây các vụ cháy rừng chưa từng có, phá hủy thảm thực vật khô cằn.

Genshin Impact bất ngờ bị miHoYo ghẻ lạnh, quay sang nhìn "người anh em" mà chạnh lòng

Mọt game

16:41:24 01/10/2024
Không thể phủ nhận một thực tế rằng Genshin Impact đang là một trong những bom tấn thành công nhất mà miHoYo từng tạo ra. Thậm chí, tựa game này còn đang trở thành cái tên đạt được mốc doanh thu 5 tỷ đô nhanh nhất trong lịch sử.

Gia đình có 17 người con, mỗi năm chi hơn 471 triệu đồng mua thức ăn

Netizen

16:40:27 01/10/2024
Cặp vợ chồng phải đặt ra lịch trình sinh hoạt nghiêm ngặt để tất cả các thành viên trong gia đình tuân theo. Cuộc sống sẽ trở nên hỗn loạn nếu lệch quy trình.

Chàng thượng úy trẻ tiết lộ chuyện tình lãng mạn với vợ xinh đẹp

Tv show

16:40:16 01/10/2024
Chương trình Vợ chồng son phiên bản quân đội thu hút sự chú ý của khán giả với câu chuyện đáng yêu của thượng úy Đỗ Huy Đức và cô vợ xinh đẹp.

Rapper Diddy nỗ lực xin bảo lãnh tại ngoại lần thứ 3

Sao âu mỹ

16:35:24 01/10/2024
Diddy bổ sung thêm hai luật sư nổi tiếng vào đội ngũ pháp lý cá nhân và đệ đơn kháng cáo trong nỗ lực lần thứ 3 xin được tại ngoại trong khi chờ xét xử.

Hôm nay nấu gì: Bữa tối 4 món dân dã nhưng ăn hết sạch

Ẩm thực

16:15:16 01/10/2024
Thực đơn bữa tối với 4 món dân dã nhưng ăn hết sạch. Món ăn nào cũng ngon, dễ làm lại gần gũi ai cũng có thể thực hiện được.

Negav xin lỗi giữa liên hoàn phốt căng

Sao việt

15:57:51 01/10/2024
Nam rapper cho biết được người thân, đồng nghiệp, bạn bè... gọi điện để hỏi thăm trong mấy ngày qua. Negav gửi lời xin lỗi vì đã làm những người yêu thương anh bị thất vọng.

Vụ nhiều học sinh nhập viện nghi ngộ độc ở Hà Nội: Sức khỏe các em ra sao?

Tin nổi bật

14:11:26 01/10/2024
Trong đó, có 9 trường hợp nhẹ đã được chuyển xuống Khoa Truyền nhiễm, 3 trường hợp nặng hơn được điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực.

Khán giả Việt đang bỏ lỡ một tuyệt phẩm lãng mạn gây sốt toàn cầu: Nữ chính là mỹ nhân đẹp bậc nhất thế giới

Phim âu mỹ

14:07:13 01/10/2024
Với các khán giả yêu thích dòng phim lãng mạn, Nơi tình yêu kết thúc (tựa Anh: It ends with us ) là một sự lựa chọn rất đáng xem