Học sinh thật sự hạnh phúc khi có được một giáo viên chủ nhiệm giỏi
Sự quan tâm, tình thương ấm áp từ thầy cô chủ nhiệm như ngọn đuốc soi đường để những tâm hồn đang trong giai đoạn chông chênh, nổi loạn biết đi con đường sáng
Trước hết phải khẳng định rằng, giáo viên chủ nhiệm giỏi không phải là cái danh hiệu mà những giáo viên chủ nhiệm lớp nhận được sau mỗi Hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi vẫn đang được tổ chức hằng năm ở nhiều cấp học.
Giáo viên chủ nhiệm giỏi luôn được học sinh yêu quý (Ảnh minh họa Phan Tuyết)
Giáo viên chủ nhiệm giỏi ở đây là những giáo viên chủ nhiệm luôn được đồng nghiệp thừa nhận, được phụ huynh tin tưởng và được chính các em học sinh yêu mến.
Học sinh quan tâm nhất vào đầu năm học là thầy cô giáo nào sẽ làm chủ nhiệm
Vào đầu năm học, nhiều học sinh luôn cầu mong: Năm này, ước gì được cô A. thầy B. làm chủ nhiệm. Hay lũ học trò thường lầm rầm: “Cầu trời khấn phật cho bà cô C. ông thầy H. đừng chủ nhiệm lớp mình.
Thế nên mỗi khi tên giáo viên chủ nhiệm được xướng lên sẽ có lớp vỗ tay reo hò, thậm chí rủ nhau đi ăn mừng và ngược lại có lớp chỉ toàn là những tiếng thở dài não ruột, những lời than vãn nghe tái tê.
Ai đã từng trải qua thời học sinh sẽ hiểu được vì sao các em lại có những thái cực tình cảm trái ngược nhau như vậy?
Đơn giản chỉ vì, học sinh có được giáo viên chủ nhiệm ân cần, tâm lý, nhiệt tình, tận tâm sẽ thấu hiểu được các em đang muốn gì, nghĩ gì…
Và thế là, những thầy cô giáo chủ nhiệm này, sẽ giúp các em vượt qua những khó khăn, hóa giải những hiềm khích của tuổi nổi loạn để các em ngày một tiến bộ hơn.
Gặp giáo viên chủ nhiệm hà khắc, lạnh lùng thiếu lòng nhiệt huyết thì chẳng khác nào bức tường thành vô hình ngăn cách tình cảm thầy trò.
Thiếu đi người định hướng, các em sẽ trở nên đơn độc và nhiều hậu quả buồn sẽ xảy ra.
Giáo viên chủ nhiệm giỏi sẽ hóa giải được mọi chuyện và ngược lại
Một giáo viên Trường Trung học Ngô Quyền, tỉnh Bình Thuận đã chia sẻ một câu chuyện về việc làm của giáo viên chủ nhiệm đã góp phần ngăn chặn được nhiều vụ bạo lực sắp xảy ra trong lớp.
Thầy Tr. cho biết mình có nhiều kênh thông tin để tiếp cận học sinh. Như việc có những học sinh ngoan, gương mẫu sẽ là “chim xanh” để kịp thời báo cho thầy biết những cuộc cãi vả, xô xát của nhóm bạn trong lớp sắp xảy ra.
Video đang HOT
Ngoài ra, thầy làm nhiều ních giả để kết bạn với các thành viên của lớp mình trên Zalo, facebook như những người bạn để tâm sự với các em. Cũng nhờ vậy, thầy Tr. đã biết được những mâu thuẫn giữa các nhóm học sinh để khuyên can, hòa giải.
Cùng với đó là việc liên hệ thường xuyên với thầy cô giám thị, thầy cô giáo ở tổ tư vấn để nắm bắt thêm về hoàn cảnh từng em, về những vi phạm mà một số học sinh liên tục mắc phải.
Thầy Tr. đã dành thời gian gần gũi, động viên và cùng với các tổ chức trong nhà trường giúp đỡ các em về mọi mặt.
Cô Loan một giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở tại Bình Thuận cũng cho biết, mình đã phải nỗ lực rất nhiều mới trở thành người bạn của các em để nghe các em tâm tình và bao giờ cô cũng là người gỡ rối.
Có lần, một học sinh nữ lớp 6 đã hoảng sợ khóc hỏi cô rằng: “Em sắp có em bé rồi cô ơi! Em phải làm sao đây?”.
Dù rất bất ngờ, có phần hoảng sợ vì tưởng cô bé và cậu bạn kia đã đi quá giới hạn. Cô hỏi lại cặn kẽ thì cô bé khóc to hơn: “Bạn ấy cầm tay và hun vào má con”.
Cô thở phào nhẹ nhỏm và giảng giải cho cô bé một số kiến thức cơ bản về giới tính…
Ngược lại, gặp thầy cô chủ nhiệm vô tâm, thiếu sự nhiệt tình, luôn dùng mệnh lệnh và sẵn sàng nổi nóng khi các em làm sai hay phạm lỗi thì chẳng bao giờ học sinh chia sẻ điều gì, cũng chẳng bao giờ cô hiểu hết các em và chuyện buồn cũng từ đây mà xảy đến.
Đầu năm học, ở một trường trung học cơ sở trong địa phương tổ chức phát học bổng cho học sinh nghèo vượt khó.
Khi em H. được đọc tên và bước lên sân lễ nhận học bổng thì nhiều thầy cô bất ngờ vì gia cảnh của em H. rất khá giả.
Ngược lại trong lớp, có những học sinh nghèo khó hơn nhưng không có tên. Em học sinh nhận quà xong cũng chủ động trả lại nói rằng nhà mình rất khá giả, cô hãy để món quà này cho bạn khác đi.
Chẳng cần hỏi lý do sự nhầm lẫn cũng đủ biết giáo viên chủ nhiệm chưa nắm rõ hoàn cảnh từng học sinh trong lớp của mình. Chắc chắn rằng giáo viên cũng ít có sự gần gũi các em.
Trường hợp khác, là giáo viên chủ nhiệm nhưng cô L. lại không phát hiện ra những bất thường của em H. cho đến ngày em nghỉ học để sinh con.
Hay một số phe nhóm trong lớp đánh nhau mà thầy cô chủ nhiệm lại là người biết sau cùng.
Giáo viên chủ nhiệm phải như người cha, người mẹ, người chị… trong gia đình
Nhiều thầy cô giáo thành công trong công tác chủ nhiệm cho biết, muốn gần gũi học trò, muốn các em chia sẻ cả những điều thầm kín thì thầy cô chủ nhiệm phải liên tục thay đổi vai.
Khi là giáo viên khi đứng trên bục giảng, là người bạn, người chị khi trẻ cần người chia sẻ, là người cha, người mẹ khi trẻ gặp khó khăn cần giúp đỡ…
Sự quan tâm, tình thương ấm áp từ thầy cô chủ nhiệm chẳng khác gì ngọn đuốc soi đường để các em những tâm hồn đang trong giai đoạn chông chênh, nổi loạn biết đi con đường sáng.
Phan Tuyết
Theo giaoduc.net
Thi giáo viên dạy giỏi: Vì sự tiến bộ của thầy và trò
Bộ GD&ĐT đã đưa ra dự thảo Thông tư ban hành quy định công nhận giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi các cấp học mầm non, phổ thông.
Với tinh thần Dự thảo mới, những người trong cuộc cũng mong muốn việc thi giáo viên dạy giỏi sẽ bớt tính hình thức, những tiết thi giảng sẽ thực chất hơn.
Nên duy trì hoạt động thi GVDG định kỳ như một "sân chơi giáo dục". Ảnh minh họa: IT
Sân chơi nhiều ý nghĩa
Với khá nhiều thay đổi so với quy định hiện hành, nhiều người tin tưởng, nếu những quy định trong dự thảo trở thành hiện thực sẽ giúp GV giảm tải những áp lực vô hình và có thêm động lực để cống hiến cho nghề.
Thầy giáo Nguyễn Hoàng Tuyên, Tổ trưởng tổ Toán, Trường THPT Quảng Xương 2 (Thanh Hóa) cho biết: Nếu so sánh những quy định Hội thi giáo viên dạy giỏi (GVDG) trong Dự thảo mới ban hành với những quy định cũ hiện nay, chúng ta sẽ thấy được đây chính là sự thay đổi khá lớn về nội dung và cách tổ chức của hội thi.
Theo thầy Tuyên, nên giữ lại kỳ thi giáo viên giỏi vì nó là một sân chơi nhiều ý nghĩa, qua đó ghi nhận, tôn vinh sự cố gắng của giáo viên thể hiện trong kỳ thi. Thông qua kỳ thi giáo viên, cũng được giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp để có thêm kiến thức, thái độ và kinh nghiệm trong dạy và học.
Tuy nhiên, trong giai đoạn giao thời của đổi mới chương trình giáo dục, giáo viên cần phải nâng chuẩn và bổ túc kiến thức mới nên tạm hoãn hội thi giáo viên giỏi. Sau này khi ổn định nên chuyển thi sang xét để công nhận thì chính xác hơn. Bởi đánh giá GV dạy giỏi phải xét cả quá trình dạy học và có bộ tiêu chí xét để giáo viên cố gắng chứ không vì 1 hay 2 tiết dạy mà công nhận GV giỏi.
Theo dự thảo, ở mỗi bậc học, nội dung thi đều gồm 2 phần: Trực tiếp tổ dạy tại 1 lớp học trong 1 tiết và báo cáo thuyết trình tối đa 30 phút. Các tiết dạy học hay tổ chức hoạt động được thực hiện tại cơ sở nơi giáo viên đang làm việc, ở các lớp học có đầy đủ học sinh. Những hoạt động này không được thử trước và chỉ báo trước tối đa 3 ngày trước thời gian thi.
Theo thầy Tuyên, không dạy thử trước ở lớp dạy là đúng nhưng nên cho GV thời gian chuẩn bị ít nhất 5 ngày. Đây là thời gian hợp lý để GV chuẩn bị.
Ảnh minh họa/ INT
Cơ hội học hỏi, giao lưu
Theo cô Nguyễn Thị Tuyết, GV Trường THPT Hoài Đức (Hà Nội), nên duy trì hoạt động thi GVDG định kỳ như một "sân chơi giáo dục", một hoạt động dạy học được đầu tư chuẩn bị chu đáo, bài bản, mẫu mực diễn ra định kỳ hằng năm, để các thầy cô có cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau. Đồng thời đây cũng là dịp để lan tỏa phong trào thi đua "dạy tốt, học tốt" trong nhà trường các cấp học, góp phần tạo dựng các phong trào, hoạt động sôi nổi trong nhà trường.
Hội thi GVDG còn là dịp để các GV trải nghiệm cách xử lý những tình huống sư phạm trong giờ thi, làm cơ sở góp ý, đánh giá tiết dạy cho đồng nghiệp. Người được góp ý có quyền lý giải, biện minh và thành tâm tiếp thu ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, để tự uốn nắn, điều chỉnh mình cho phù hợp, để những tiết dạy sau càng đúng quy định và đạt chất lượng, hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, sau buổi họp góp ý, rút kinh nghiệm, đánh giá giờ hội thi ấy, tình cảm đồng nghiệp, tập thể vẫn vẹn nguyên. Cả GV dự thi và GV tham gia dự giờ đều cảm thấy thoải mái, có thêm kinh nghiệm, mạnh dạn, tự tin, chủ động hơn trong quá trình giảng dạy các tiết học trong chương trình. Tất cả phải vì sự tiến bộ của GV và học trò.
Cần đảm bảo tính trung thực, dân chủ, công khai
Bên cạnh những ý kiến đồng tình nên giữ lại kỳ thi GV giỏi, nhiều giáo viên lo ngại việc thi GV giỏi sẽ gây căng thẳng. Cô Phạm Thị Thủy, GV Trường THPT Quảng Xương 2 (Thanh Hóa) cho rằng, nên bỏ thi GV giỏi vì qua 1 tiết dạy cộng với báo cáo 30 phút không đánh giá được chính xác năng lực của GV. Nhiều GV có kiến thức vững vàng, song có dự giờ họ mất bình tĩnh, vì vậy, giờ dạy không được thành công như mong muốn. Bên cạnh đó, năng lực quan điểm của các giám khảo cũng không đồng đều khiến cho việc đánh giá không chính xác.
"Đảm bảo được tính trung thực, dân chủ, công khai, minh bạch, công bằng và khách quan, hội thi GV dạy giỏi sẽ là một hoạt động giáo dục quan trọng và bổ ích không thể thiếu trong nhà trường."
Cô Thủy hi vọng
Khi đã thi thì không thể nói là không tốn kém và không có tiêu cực. Trong khi đó, thời gian dạy báo trước 3 ngày hơi ngắn, gây khó khăn cho GV trong thiết kế tiết dạy và làm đồ dùng dạy học. Theo cô Thủy, thời gian tổ chức các cuộc thi GV giỏi như trong Dự thảo là hợp lí. Thời gian tổ chức Hội thi cấp trường được tổ chức mỗi năm một lần, do nhà trường tổ chức; Hội thi cấp huyện được tổ chức 2 năm một lần, do phòng GD&TĐ tổ chức; Hội thi cấp tỉnh được tổ chức 4 năm một lần, do sở GD&ĐT tổ chức.
Nếu giữ hội thi GVDG thì hội thi phải thực sự là "sân chơi" lành mạnh để tôn vinh những GV giỏi, để những tâm huyết, sáng kiến đổi mới trong giảng dạy của nhà giáo được lan truyền cho các đồng nghiệp khác nghiên cứu, tham khảo học tập. Dù là hình thức nào cũng nhằm tạo điều kiện để GV thể hiện phẩm chất, được cống hiến với nghề và được tôn vinh vì đã có thành tích trong giảng dạy.
Tạo một "cú hích" có ích, để GV phấn đấu, rèn luyện và trau dồi kỹ năng, kiến thức chuyên môn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy là việc làm cần thiết. Kỳ thi GV dạy giỏi, dựa trên nguyện vọng tự nguyện của GV, không ép buộc, không tạo áp lực cho GV tham gia hội thi là một trong những điểm mới.
Hội thi GVDG còn là dịp để các GV trải nghiệm cách xử lý những tình huống sư phạm trong giờ thi, làm cơ sở góp ý, đánh giá tiết dạy cho đồng nghiệp. Người được góp ý có quyền lý giải, biện minh và thành tâm tiếp thu ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, để tự uốn nắn, điều chỉnh mình cho phù hợp, để những tiết dạy sau càng đúng quy định và đạt chất lượng, hiệu quả hơn.
Lê Đăng
Theo GDTĐ
Thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi: Cần đổi mới để bớt áp lực Việc thi giáo viên (GV) dạy giỏi, GV chủ nhiệm giỏi các cấp luôn nhận được sự quan tâm của những người đứng lớp cũng như Bộ GD&ĐT. Trước những phản ánh bất cập của cuộc thi này, lãnh đạo Bộ cho biết, sẽ nghiên cứu lại để không còn tình trạng những giờ GV dạy giỏi chỉ để "diễn" như vừa qua....