Học sinh sử dụng điện thoại trong trường học: Nơi nói không, nơi linh hoạt
Nhiều phụ huynh muốn con được sử dụng điện thoại khi đến trường nhưng nhà trường lại kiên quyết nói không. Học sinh vi phạm quy định, buộc nhà trường phải tạm thu giữ điện thoại, trong đó có trường quy định sẽ tạm giữ hết năm học mới bàn giao lại cho học sinh.
Giáo viên và học sinh Trường THPT Trương Vĩnh Ký (TP.Long Khánh) gần gũi nhau hơn nhờ chiếc điện thoại thông minh. Ảnh: C.Nghĩa
* Nói không với điện thoại
Hiệu trưởng Trường THCS Trần Hưng Đạo (P.Trung Dũng, TP.Biên Hòa) Đỗ Thị Cao Sang cho biết, học sinh mang điện thoại đến lớp không tập trung học tập vì chơi game, lướt Facebook, nhắn tin cho bạn bè… Nhà trường cấm học sinh mang điện thoại đến lớp còn vì sợ các em bị mất cắp và thực tế đã từng xảy ra hiện tượng mất cắp điện thoại trong lớp và phụ huynh đến trường đề nghị giáo viên chủ nhiệm phải xử lý. Đây là công việc khó đối với nhà trường, bởi nhà trường không có nghiệp vụ, hơn nữa nhiều em mang những chiếc điện thoại đắt tiền, là tài sản lớn nên muốn điều tra thì phải mời cơ quan công an, rất phiền hà.
Còn Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Thánh Tông (TT.Định Quán, H,Định Quán) Bùi Xuân Hiệp cho biết, mặc dù Bộ GD-ĐT đã có hướng dẫn cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học để phục vụ việc học tập nhưng nhà trường vẫn kiên quyết nói không vì lợi thì ít mà bất cập thì nhiều. Phụ huynh có thể phản đối quy định này của nhà trường nhưng nếu để sử dụng điện thoại trong giờ học, các em không tập trung học tập thì chính các em là những người bị ảnh hưởng.
Thầy Hiệp cho biết đã đặt câu hỏi về mục đích cho con em mình mang điện thoại đến trường với nhiều phụ huynh nhưng chỉ nhận được một câu trả lời duy nhất là “tiện đưa đón”.
Để giải quyết nhu cầu của phụ huynh về kết nối thông tin với phụ huynh, thầy Bùi Xuân Hiệp cho biết, nhà trường có quy định giờ vào lớp, giờ tan trường cụ thể, đến giờ phụ huynh có thể vào sân trường chờ đón. Còn trong quá trình học sinh ở trường, nếu phát sinh vấn đề gì, giáo viên sẽ liên hệ với phụ huynh. Học sinh có thể nhờ điện thoại của giáo viên để liên hệ với phụ huynh nếu thật cần thiết, đồng thời số của giáo viên chủ nhiệm cũng được công khai cho tất cả phụ huynh được biết, nếu cần thì liên lạc. “Nhà trường đã quán triệt đến phụ huynh, thấy được cái lợi cho học sinh nên phần đông phụ huynh đều đồng tình về việc không sử dụng điện thoại trong giờ học” – thầy Hiệp chia sẻ.
* Không nên quá cứng nhắc
Ngành GD-ĐT đã và đang thực hiện chiến lược đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục – đào tạo, trong đó có việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa. Việc đổi mới phương pháp dạy và học trong tình hình mới không thể thiếu những thiết bị thông minh có kết nối internet để khai thác tối đa kho tàng kiến thức phục vụ học tập. Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ban hành điều lệ trường THCS-THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Điều đáng chú ý, trong Thông tư 32, Bộ GD-ĐT cho phép học sinh “sử dụng điện thoại di động” trong giờ học nhưng cũng ghi rõ “phải được giáo viên đồng ý”.
Phó giám đốc Sở GD-ĐT ĐỖ HUY KHÁNH: Tạo sự đồng thuận giữa nhà trường và phụ huynh
Phần lớn học sinh trong các trường phổ thông hiện nay đều chấp hành tốt quy định của nhà trường nên việc định hướng các em tương đối thuận lợi. Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, việc học không thể thiếu các thiết bị thông minh. Điều quan trọng nhất là xây dựng cho các em ý thức chấp hành quy định khi nào được dùng điện thoại, khi nào thì không để không bị ảnh hưởng đến kết quả học tập của chính mình và làm ồn cho cả lớp. Muốn vậy thì nhà trường và phụ huynh cần thống nhất quan điểm, trong đó gia đình phải thường xuyên nhắc nhở con em mình sử dụng điện thoại theo đúng quy định của nhà trường.
Hiệu trưởng Trường THCS Tam Phước (P.Tam Phước, TP.Biên Hòa) Phạm Thị Nam cho biết, Trường THCS Tam Phước đang trong quá trình phấn đấu trở thành “trường học số” theo các tiêu chí của Tập đoàn Microsoft nên không thể thiếu những chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet. Các quy định về việc sử dụng điện thoại đối với học sinh được thực hiện một cách linh hoạt. Cụ thể, nhà trường không cấm học sinh mang điện thoại đến trường, nhưng quy định giờ học nào được dùng phục vụ học tập, giờ học nào phải tắt nguồn. Nếu học sinh cố tình vi phạm, lần thứ nhất bị nhắc nhở, lần thứ hai phải làm kiểm điểm, lần thứ ba thì giáo viên thu điện thoại và hôm sau mời phụ huynh lên làm việc, trả lại.
Dù quy định có tính linh hoạt như vậy nhưng cô Phạm Thị Nam cho biết, không tránh khỏi trường hợp học sinh vi phạm quy định, buộc nhà trường phải mời phụ huynh lên làm việc. Khi được hỏi lý do không áp dụng biện pháp mạnh hơn là tịch thu điện thoại trong một học kỳ hoặc một năm học, cô Nam cho hay: “Điện thoại của học sinh nhiều chiếc rất đắt tiền, thu giữ chẳng may mất cắp sẽ rất phiền cho giáo viên và nhà trường, hơn nữa còn liên quan đến các quy định của pháp luật, quyền trẻ em. Mặt khác, nếu thu giữ lâu quá thì học sinh lấy gì để học, nộp bài”.
Còn cô Lê Thị Thanh Tâm, Hiệu trưởng Trường THCS Ngô Thời Nhiệm (TT.Định Quán, H.Định Quán) cho biết, nhà trường đã từng gặp sự cố học sinh dùng diện thoại thông minh quay clip và tung lên mạng xã hội hành vi ứng xử thiếu chuẩn mực của giáo viên với học sinh. Việc dùng điện thoại phục vụ cho học tập đúng cách là rất tốt, do đó thay vì cấm học sinh sử dụng điện thoại, nhà trường chọn giải pháp tăng cường phối hợp với phụ huynh và học sinh làm sao sử dụng điện thoại đúng cách, mang lại hiệu quả trong học tập, đồng thời tránh được những mặt trái tác động đến việc hình thành nhân cách của các em.
Móng Cái đầu tư có trọng điểm cho giáo dục, nhiều trường học được "khoác" áo mới
Nhờ được đầu tư trọng tâm, trọng điểm, các trường học ở thành phố Móng Cái như được "khoác" tấm áo mới, khang trang hơn, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.
Video đang HOT
Trong năm học 2021-2022, thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) tập trung nguồn lực dự kiến khoảng 570 tỷ đồng để thực hiện Đề án đầu tư cơ sở vật chất và xây dựng đội ngũ nhà giáo.
Đến thời điểm hiện tại, thành phố đã đầu tư hơn 136 tỷ đồng hoàn thiện đưa vào sử dụng 3 công trình và xây dựng 2 trường mới.
Theo đó, trên địa bàn thành phố có 100% trường học kiên cố hóa, 47/56 trường đạt chuẩn quốc gia (đạt 84%).
Ông Hoàng Bá Nam, Bí thư Thành ủy Móng Cái nhấn mạnh: "Về cơ sở hạ tầng, thành phố có quan điểm tập trung vào đầu tư, nâng cấp các cơ sở hạ tầng các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Chúng tôi làm quy hoạch, dành quỹ đất ưu tiên cho giáo dục, đầu tư từ nguồn ngân sách để ưu tiên cho giáo dục với quan điểm "Đầu tư đến đâu được đến đó, không nhỏ lẻ, không vụn vặt".
Tất cả trường được ưu tiên đưa vào đầu tư công, hàng năm chúng tôi phân bổ nguồn vốn đầu tư để xây dựng các trường lớp đảm bảo hướng tới 100% các trường đạt chuẩn quốc gia".
Trường Trung học cơ sở Hải Hoà (thành phố Móng Cái, Quảng Ninh) được đầu tư trọng điểm về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ, giáo viên (Ảnh: PL)
Tại Trường Tiểu học Hải Hoà, năm học 2021 - 2022, trường có 31 lớp với 1.154 học sinh. Do điểm trung tâm còn hạn chế về cơ sở vật chất nên nhà trường có thêm 2 điểm trường lẻ.
Được sự quan tâm của thành phố, năm 2021, trường được đầu tư xây dựng 2 dãy nhà học tại điểm trung tâm.
Cô giáo Phạm Thị Kim Liên, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Trường có 3 điểm trường trong đó điểm trường chính đặt tại Khu 2, phường Hải Hòa, thành phố Móng Cái và điểm trường lẻ được đặt tại khu 3, 4 phường Hải Hòa, thành phố Móng Cái.
Mặc dù nhà trường đáp ứng đủ 31 phòng học cho 31 lớp học (Điểm trung tâm 15 phòng cho 15 lớp, điểm trường khu 3 có 8 phòng, điểm khu 4 có 8 phòng) và các phòng chức năng nhưng việc có nhiều điểm trường lẻ gây không ít khó khăn trong công tác quản lý.
Năm 2021, Trường Tiểu học Hải Hoà được đầu tư hơn 21 tỷ đồng để xây dựng cơ sở vật chất (Ảnh: PL)
Năm 2021, Trường Tiểu học Hải Hòa được xây dựng thêm 2 khu nhà học (30 phòng học) tại điểm trường khu trung tâm với tổng đầu tư 21 tỷ 500 triệu đồng.
Theo thiết kế, khu nhà học thứ nhất gồm 3 tầng với 21 phòng học, khu thứ 2 gồm 3 tầng có 9 phòng chức năng (2 phòng tiếng Anh, 2 phòng Tin học, 1 phòng thiết bị thiết bị, 1 phòng thư viện, 1 phòng nghệ thuật, 1 phòng khuyết tật, 1 phòng y tế).
Sau khi hoàn thiện và đưa vào sử dụng, nhà trường sẽ dồn toàn bộ học sinh về điểm trường trung tâm.
Qua đó, đảm bảo đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân và thực hiện tốt chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Nhà trường cũng đang trong lộ trình đón chuẩn Quốc gia vào năm 2022.
Ghi nhận thêm của Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam tại Trường Trung học cơ sở Hải Hoà, một trong những trường được đầu tư trọng điểm về cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập và được công nhận trường trung học cơ sở đạt chuẩn Quốc gia từ năm 2017.
Về cơ sở vật chất, các khối công trình của trường đều được bố trí hợp lý, khoa học và đảm bảo thẩm mỹ. Đồng thời, đáp ứng đủ phòng học cho 18 lớp, có 1 phòng Y tế với diện tích 20m 2.
Nhà trường có đầy đủ phòng học bộ môn như phòng Sinh - Hoá rộng 72m 2 với bàn học đều có chậu và vòi rửa tay. Trong phòng có tủ hút khí đúng quy cách đảm bảo thực hành tốt và vệ sinh sạch sẽ.
Phòng Vật lý - Công nghệ của nhà trường được trang bị hệ thống điện an toàn tuyệt đối khi sử dụng và các thiết bị, phương tiện đáp ứng cho giờ thực hành đạt hiệu quả cao, tạo hứng thú cho học sinh.
Bên cạnh việc đáp ứng đủ phòng học và phòng bộ môn, nhà trường được trang bị hệ thống công nghệ thông tin hiện đại với 19 đầu máy chiếu projecter và 19 màn chiếu, 46 bộ máy vi tính dùng cho cán bộ quản lý và giáo viên.
Trường Mầm non Olympia được doanh nghiệp xây dựng trong năm 2021 (Ảnh: PL)
Cũng trong năm 2021, thành phố Móng Cái tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư trên 93 tỷ đồng xây dựng thành lập mới 2 Trường Mầm non Olympia và Oscar nhằm đáp ứng nhu cầu học tập cho trẻ mầm non trên địa bàn thành phố
Theo ghi nhận của phóng viên tại Trường Mầm non Olympia, với tổng diện tích 8.600 mét vuông nhà trường có khuôn viên rộng rãi, xanh mát.
Trường gồm 20 phòng học, 9 phòng hành chính, trong đó có phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật, phòng đa chức năng, khu vui chơi trong nhà và ngoài trời.
Phóng viên Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam ghi nhận tại một số cơ sở giáo dục được đầu tư trọng điểm của thành phố Móng Cái:
Trường Trung học cơ sở Hải Hoà nhìn từ trên cao (Ảnh: PL)
Nhà trường có đầy đủ phòng học bộ môn với trang thiết bị hiện đại (Ảnh: PL)
Các thiết bị, phương tiện tại phòng bộ môn đáp ứng cho giờ thực hành đạt hiệu quả cao, tạo hứng thú cho học sinh (Ảnh: PL)
Các phòng học của nhà trường đều được trang bị hệ thống công nghệ thông tin (Ảnh: PL)
Dãy phòng học tại Trường Tiểu học Hải Hoà đang trong quá trình hoàn thiện, dự kiến đưa vào sử dụng trong học kỳ II của năm học 2021 - 2022 (Ảnh: PL)
Tăng thêm 30 phòng học và phòng bộ môn, Trường Tiểu học Hải Hoà có thể gộp 2 điểm trường lẻ về khu trung tâm, đảm bảo việc thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (Ảnh: PL)
Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Móng Cái đầu tư hơn 60 tỷ xây dựng Trường Mầm non Olympia nhằm đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ em tại khu vực dân cư mới (Ảnh: PL)
Sự đổi mới về cơ sở vật chất của nhiều trường học thể hiện sự quan tâm, đầu tư trọng điểm của thành phố Móng Cái (Ảnh: PL)
Với tổng diện tích 8.600 mét vuông nhà trường có khuôn viên rộng rãi, xanh mát, phòng học đạt chuẩn. Theo đó, trẻ được chăm sóc, học tập trong môi trường toàn diện (Ảnh: PL)
Đà Nẵng linh hoạt kiểm tra học học kỳ I đối với học sinh tiểu học Tại Đà Nẵng, học sinh khối tiểu học do tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, ngành Giáo dục thành phố đã linh hoạt cho phép các trường tự xây dựng phương án tổ chức kiểm tra, không cứng nhắc theo khung kế hoạch năm học mà vẫn đảm bảo an toàn, khách quan. Trải qua thời gian dài học trực...