Học sinh song ngữ Việt Nam nói tiếng Pháp như… đua xe công thức 1
Đó là chia sẻ thú vị của của bà Lucile Bruand – Tùy viên Hợp tác giáo dục (Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam) trong cuộc trò chuyện với TG&VN nhân kỷ niệm Ngày quốc tế Pháp ngữ 20/3.
Hàng năm, vào Ngày Quốc tế Pháp ngữ, cộng đồng các nước nói tiếng Pháp đều lựa chọn một câu nói khẩu hiệu. Khẩu hiệu năm nay là “Hãy nói bằng tiếng Pháp” muốn hướng tới người trò chuyện với mình để thể hiện sự cởi mở và gắn kết nhau hơn. Thông điệp của Ngày Quốc tế Pháp ngữ năm nay muốn nói lên điều gì, thưa bà?
Tuy nhiên, đây cũng không chỉ là dịp đơn thuần tôn vinh một ngôn ngữ. Ở nhiều nước trong cộng đồng Pháp ngữ, tiếng Pháp không phải là ngôn ngữ chính thức nhưng tất cả những thành viên tham gia vào phong trào Pháp ngữ điều mong muốn được chia sẻ những ý tưởng và giá trị chung. Một trong những giá trị quan trọng ấy là việc học và giảng dạy tiếng Pháp. Ngoài ra, còn một số giá trị khác như vấn đề bình đẳng giữa nam và nữ, tôn trọng sự đa dạng…
Bà Lucile Bruand trong cuộc phỏng vấn tại Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội. (Ảnh: Trọng Vũ)
Có một thực tế là tại Việt Nam, việc học tiếng Anh vẫn phổ biến hơn tiếng Pháp, bà suy nghĩ gì về điều này?
Tôi thấy rằng, việc thanh niên và các bạn trẻ thích thú với tiếng Anh là rất tốt. Các bạn trẻ càng học tốt ngoại ngữ càng tạo ra nhiều cơ hội cho mình trong cuộc sống và sự nghiệp. Vì vậy, thật mừng khi ở Việt Nam có nhiều người học ngoại ngữ.
Nhưng, một câu hỏi đặt ra là “vì sao chúng ta lại phải học tiếng Pháp?” Có thể nói, trong khu vực châu Á Việt Nam là một trong những nước trụ cột trong phong trào Pháp ngữ. Từ năm 1997, Việt Nam đã quyết định tổ chức Hội nghị thượng đỉnh về Pháp ngữ cũng là một cam kết gắn bó với phong trào Pháp ngữ với tinh thần cởi mở cả về văn hóa và kinh tế. Chúng tôi tự hào vì tiếng Pháp đang là ngôn ngữ phổ biến thứ hai đang được giảng dạy ở Việt Nam và hy vọng thời gian tới, sự gắn bó của giới trẻ và người Việt Nam với tiếng Pháp tiếp tục được duy trì và phát triển.
Thời gian qua, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam đã có rất nhiều chương trình hợp tác nhằm tăng cường tiếng Pháp tại Việt Nam. Theo bà thì chương trình nào mang lại những kết quả nổi bật?
Trên phương diện hỗ trợ cho việc học tập và giảng dạy tiếng Pháp tại Việt Nam, từ năm 1994 chúng tôi đã đưa ra một chương trình Lớp song ngữ. Khi đó dự kiến trong giai đoạn đầu hoạt động trong 12 năm tương đương với thời gian giáo dục phổ thông từ Tiểu học cho đến THPT tại Việt Nam.
Video đang HOT
Cho đến nay, chương trình đó đã trải qua được 25 năm và vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển. Chúng tôi nhận thấy rằng phụ huynh và học sinh Việt Nam đều đánh giá cao về các lớp học này với đội ngũ giáo viên có chất lượng tốt. Đặc biệt, những học sinh tham gia vào hệ lớp song ngữ sau khi tốt nghiệp lớp 12 ngoài việc có được bằng tốt nghiệp THPT còn có thêm một được một chứng chỉ tiếng Pháp. Với chứng chỉ này, nếu các em muốn đăng ký vào các trường đại học của Pháp sẽ không phải trải qua kỳ kiểm tra ngôn ngữ nữa.
Chúng tôi mong duy trì được truyền thống giảng dạy này tại các lớp song ngữ. Hiện chúng tôi vẫn đang tiếp tục làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam để làm sao chương trình được đổi mới và hiệu quả hơn nữa.
Hoạt động ngoại khóa về Pháp ngữ của giới trẻ Việt Nam. (Nguồn: AUF)
Bà có ấn tượng gì với tiếng Pháp của người Việt?
Tôi muốn trả lời câu hỏi này của bạn bằng nhận xét của một người bạn Pháp đã sang Việt Nam cách đây một vài tuần. Anh là một nhà báo nên khi nghe nói ở Hà Nội có các lớp song ngữ giảng dạy bằng tiếng Pháp, anh đã có ý định đến thăm và phỏng vấn.
Khi tham dự một lớp học và nói chuyện với các học sinh tại một trường học tại Hà Nội, anh ấy đã vô cùng ngạc nhiên và nói với tôi rằng “những học sinh của các lớp song ngữ dường như là những chiếc xe của công thức 1 với nội lực tiếng Pháp rất mạnh mẽ”. Có thể nói, đây chính là hình ảnh mang tính biểu trưng để đánh giá về trình độ tiếng Pháp của người Việt Nam. Tôi cho rằng việc học và giảng dạy tiếng Pháp của người Việt rất tốt, trình độ cao, các học sinh có năng khiếu và có khả năng ghi nhớ rất tốt. Đó cũng là một thế mạnh cần được khuyến khích trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu được kể ra một mặt cần khắc phục thì là đó chính là lỗi phát âm của người Việt. Điều này hoàn toàn có thể cải thiện được.
Vậy bà có thể gợi ý một số “mẹo” học tiếng Pháp hiệu quả cho người Việt Nam?
Tôi nghĩ rằng để học tốt tiếng Pháp chúng ta phải cố gắng tiếp cận càng nhiều với tiếng Pháp chính thống, chính gốc càng tốt. Bằng cách là chúng ta đọc nhiều tài liệu, xem phim bằng tiếng Pháp thông qua các công cụ internet để tiếp cận với các nguồn tư liệu số. Đây là nguồn tư liệu hết sức quý giá mà ngày nay thanh niên đã có được so với các thế hệ trước đây. Chúng tôi cũng rất mừng là kênh France24 sẽ được phát sóng tại Việt Nam bằng tiếng Pháp. Đây cũng là kênh hiệu quả góp phần hỗ trợ cho việc học tiếng Pháp của người Việt.
Xin cảm ơn bà!
Trọng Vũ
Theo baoquocte
(thực hiện)
Sắc màu Pháp ngữ ở Việt Nam
Lần đầu tiên, một sự kiện Pháp ngữ lớn được tổ chức tại Khu vực tượng đài Lý Thái Tổ, Hà Nội vào ngày 15 và 16/3. Đây là dịp để công chúng thấy rõ hơn về sức sống và sự năng động của cộng đồng nói tiếng Pháp tại Việt Nam.
Theo Trưởng Đại diện Phái đoàn Wallonie-Bruxelles (Bỉ) tại Việt Nam Anne Lange, hiện có khoảng 600 nghìn người Việt Nam nói tiếng Pháp. Với bà, con số này là rất ấn tượng."Sắc màu Pháp ngữ" là ý tưởng của Bộ Ngoại giao đã được UBND TP. Hà Nội, Văn phòng Châu Á-Thái Bình Dương của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF), các Đại sứ quán và tổ chức Pháp ngữ tại Hà Nội hưởng ứng nhiệt tình, phối hợp tổ chức.
Hoạt động Pháp ngữ của sinh viên Việt Nam. (Ảnh: AUF)
Hãy nói bằng tiếng Pháp
Từ năm 1970, những người nói tiếng Pháp trên toàn thế giới kỷ niệm Ngày Quốc tế Pháp ngữ và lấy ngày 20/3 hằng năm là dịp để thể hiện sự gắn bó của mình với tiếng Pháp.
"Tôi đã gặp gỡ với học sinh, sinh viên Việt Nam và nhìn thấy ở họ những niềm khao khát được giao lưu quốc tế và tiếp cận phương pháp học tập tiên tiến. Những hoạt động của chúng tôi đều nhằm mục đích đồng hành và giúp đỡ họ" - ông Eric Normand Thibeault - Giám đốc Văn phòng khu vực châu Á - Thái Bình Dương OIF
Nói về khẩu hiệu của Ngày Quốc tế Pháp ngữ 2019 "Hãy nói bằng tiếng Pháp", bà Anne Lange cho rằng: "Nó truyền tải một hình ảnh cởi mở, hiện đại và phản ánh sức sống của tiếng Pháp trong tất cả lĩnh vực. Khẩu hiệu này còn hướng tới 300 triệu người nói tiếng Pháp, những người muốn khám phá một ngoại ngữ thứ hai và 88 quốc gia và chính phủ thành viên của OIF đại diện cho sự đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ".
Lễ kỷ niệm chính thức ngày Quốc tế Pháp ngữ năm nay sẽ được tổ chức với sự tham gia của lãnh đạo Bộ Ngoại giao, UBND thành phố Hà Nội, đại diện Ngoại giao đoàn, các thầy cô giáo và các đối tác Pháp ngữ Việt Nam và nước ngoài. Nhân dịp này, Giải thưởng Danh dự và Giải thưởng Thanh niên sẽ được trao cho hai cá nhân nhằm tôn vinh những đóng góp của họ cho tiếng Pháp và những giá trị của cộng đồng Pháp ngữ.
Ngày 16/3 sẽ diễn ra hoạt động đa dạng, phong phú với sự hiện diện của 60 gian hàng thông tin, ẩm thực của các Đại sứ quán và các tổ chức nói tiếng Pháp, trường phổ thông và đại học có giảng dạy tiếng Pháp... Bên cạnh đó còn là các buổi biểu diễn văn nghệ, kịch, thi kiến thức bằng tiếng Pháp, trò chơi giáo dục thú vị do các em học sinh và sinh viên tổ chức và biểu diễn. Đặc biệt, hoạt động "Nối vòng tay lớn Pháp ngữ" lần đầu được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của khoảng 1.000 học sinh, sinh viên đang theo học tiếng Pháp.
Chia sẻ về sự kiện, ông Vũ Trường Giang - đại diện Vụ Các tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao cho biết: "Sự ủng hộ của truyền thông với sự kiện Pháp ngữ rất quan trọng. Đó là ngày hội để chúng ta bày tỏ tình yêu với Pháp ngữ và cũng là dịp khẳng định cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong cộng đồng Pháp ngữ".
Lan tỏa tình yêu Pháp ngữ
Không chỉ tại Hà Nội, Lễ hội Pháp ngữ được tổ chức tại công viên Lưu Hữu Phước (TP Cần Thơ), Ngày hội Pháp ngữ diễn ra tại Thảo Cầm Viên (TP Hồ Chí Minh), hay cuộc thi "Rung chuông vàng" với sự hưởng ứng của 11 trường THCS tại Huế. Ngoài ra, suốt tháng 3/2019, nhiều hoạt động văn hóa, giáo dục đã diễn ra tại các trường phổ thông, đại học và các câu lạc bộ tiếng Pháp trên khắp đất nước.
Nói về chiến lược làm lan tỏa tình yêu với tiếng Pháp, Giám đốc Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) Ouidad Tebbaa cho biết bà mới quay về từ Vanuatu và chính Bộ trưởng Giáo dục Vanuatu đã đề nghị hợp tác với Việt Nam tổ chức những khóa đào tạo bằng tiếng Pháp trong lĩnh vực nông học.
"25 năm qua chúng tôi đã hỗ trợ đào tạo và giúp tạo nên sự sinh động đặc biệt cho cộng dồng Pháp ngữ. Tại sự kiện tới, chúng tôi sẽ cắt chiếc bánh gato 25 tầng để nói tôn vinh những người đồng hành cùng AUF những năm qua nhằm hiện thực hóa giấc mơ tăng cường sự hiện diện của tiếng Pháp. Chúng tôi cũng cảm ơn Bộ Ngoại giao, UBND Thành phố Hà Nội và các Đại sứ quán đã luôn ủng hộ", bà Ouidad Tebbaa chia sẻ.
"Để thực hiện mục tiêu tôn vinh những giá trị của cộng đồng Pháp ngữ, chúng tôi đã mời được 18 trường học đang giảng dạy tiếng Pháp tham gia sự kiện. Sự hiện diện của giới trẻ chính là niềm tin tươi sáng về tương lai phát triển của Pháp ngữ tại Việt Nam" - bà Lucile Bruand - Tùy viên hợp tác giáo dục, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam.
Theo baoquocte
Những quy định về tuyển sinh các chương trình ngoại ngữ lớp 6, 10 Ngoài chọn trường học phù hợp với năng lực, điều kiện di chuyển, thì việc đăng ký học môn ngoại ngữ nào cho con cũng là vấn đề được nhiều học sinh, phụ huynh quan tâm. Lớp học tiếng Nhật tại Trường THCS Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM) - BẢO CHÂU Ngày 8.3, ông Đỗ Minh Hoàng, Trưởng phòng Khảo thí Sở GD-ĐT...