Học sinh Sóc Trăng sẽ đến trường đầu tháng 10
Để đảm bảo an toàn cho học sinh, lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng quyết định chọn phương án nhập học muộn nhất.
Tối 14/9, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu cho biết tình hình dịch Covid-19 tại các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long còn diễn biến phức tạp. Vì vậy, lãnh đạo UBND tỉnh thống nhất không cho các em đến trường ngày 27/9.
Theo ông Lâu, phương án nhập học được đưa ra vào đầu tháng 10 nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh. Đây là phương án muộn nhất theo kế hoạch nhập học ngày 4/10 do Sở GD&ĐT Sóc Trăng lập ra vào đầu tháng 9.
Theo kế hoạch cũ, từ ngày 15/9, các trường tổ chức dạy trực tuyến cho học sinh cấp trung học phổ thông. Đối với những trường hợp quá khó khăn, không có điều kiện học trực tuyến, nhà trường cần liên hệ, hỗ trợ kịp thời cho các em bằng các hình thức linh hoạt, nhằm đảm bảo cung cấp đủ kiến thức cho học sinh.
Các trường học tại Sóc Trăng sẽ mở cửa đón học sinh vào đầu tháng 10. Ảnh: Việt Tường.
Từ ngày 20 đến 25/9, nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát, Sở GD&ĐT Sóc Trăng sẽ có văn bản thông báo để các trường làm công tác tổ chức lớp học bằng cách luân phiên sắp xếp, phân chia khối lớp và chia theo từng buổi cho học sinh đến trường.
Ngày 27/9, khi dịch Covid-19 được kiểm soát, đảm bảo an toàn, giáo viên sẽ dạy học trực tiếp cho tất cả cấp học (kể cả mẫu giáo). Trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ sẽ đến trường ngày 18/10.
Video đang HOT
Nếu sau ngày 4/10, tình dịch bệnh diễn biến phức tạp, chưa được kiểm soát, các trường sẽ không tổ chức học trực tiếp, chỉ học trực tuyến và các hình thức phù hợp khác tùy theo điều kiện của từng cấp học, từng địa phương.
Giám đốc Sở GD&ĐT Sóc Trăng đề nghị các đơn vị không tổ chức dạy học trực tuyến đối với trẻ mầm non và tiểu học; hạn chế dạy trực tuyến đối với cấp THCS.
Giáo viên chủ nhiệm chủ động kết nối với phụ huynh để phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non tại nhà; hướng dẫn tự học và giao nhiệm vụ học tập cho học sinh tại nhà chủ yếu là môn Toán và Tiếng Việt.
Năm học 2021-2022, toàn tỉnh Sóc Trăng có khoảng 270.000 học sinh và 18.000 cán bộ, giáo viên.
Trong đợt dịch Covid-19 bùng phát lần 4 này, tỉnh Sóc Trăng ghi nhận 1.014 F0. 631 người mắc Covid-19 tại địa phương này được điều trị khỏi bệnh.
Học trực tuyến, giáo viên phải là "người bạn" cùng chơi, cùng học với trẻ
Các chuyên gia cho rằng, khi dạy trực tuyến, các nhà trường cần xây dựng kế hoạch kết hợp hài hòa giữa các môn học, không để học sinh quá tải về kiến thức và thời gian học tập.
Đặc biệt cần tăng tính tương tác giữa giáo viên và học sinh trong mỗi tiết học cũng như thời gian ngoài giờ.
Nên hình ảnh hóa, trực quan hóa mọi hoạt động học tập online
Nói về việc dạy và học trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, TS. Tôn Quang Cường, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ giáo dục, Trường ĐH Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, sau gần một tuần triển khai dạy học trực tuyến trên cả nước có thể thấy rõ sự bỡ ngỡ của giáo viên, phụ huynh và học sinh khi áp dụng phương thức dạy và học mới, sự căng thẳng khi sử dụng tích hợp công nghệ, sự thiếu hụt mang tính hệ thống của việc đảm bảo hạ tầng, thiết bị và các tài nguyên số cần thiết.
Ảnh minh họa.
Theo TS. Tôn Quang Cường, một trong những nguyên nhân chính tạo ra thách thức, khó khăn trong dạy học trực tuyến là cách tổ chức các hoạt động tương tác của giáo viên trong quá trình dạy học. Sự tương tác trong dạy học trực tuyến bao gồm tương tác trực tiếp nhưng không tiếp xúc giữa giáo viên và học sinh trong giờ học online. Tương tác gián tiếp giữa giáo viên và học sinh trước và sau giờ học online. Tương tác với cha mẹ học sinh để đảm bảo kết nối và trợ giúp từ phía họ. Tuy nhiên hiện nay phần lớn giáo viên hiện nay mới chỉ tập trung nỗ lực tương tác trong quá trình giờ học trực tuyến diễn ra mà quên mất các khả năng hỗ trợ học sinh trước và sau giờ học cũng như sự tham gia trợ giúp của cha mẹ học sinh. Tuy nhiên, việc duy trì tương tác trong giờ học là phần việc nặng nhất và cũng là khó khăn nhất đối với giáo viên vì nhiều lý do như thời gian tương tác ngắn, lớp đông học sinh, đặc điểm hiếu động của học sinh, kỹ năng sử dụng các giải pháp công nghệ còn hạn chế...
Chủ nhiệm Khoa Công nghệ giáo dục cho rằng, với học sinh tiểu học, nhà trường và giáo viên nên dành một số buổi học ban đầu, thậm chí 1-2 tuần không dạy học mà chủ yếu để làm quen với học sinh, hướng dẫn các thao tác cơ bản trên ứng dụng, thiết bị cho học sinh và cha mẹ học sinh, trao đổi, kể chuyện với học sinh... để tạo môi trường thân thiện.
TS Tôn Quang Cường cũng gợi ý giáo viên tiểu học có thể sử dụng một số cách thức tổ chức hoạt động tương tác trong giờ học như hình ảnh hóa, trực quan hóa tối đa mọi hoạt động học tập nhằm tăng hiệu quả thu hút sự chú ý của học sinh. Đồng thời, khi thực hiện các hoạt động cần rõ ràng, rành mạch, không hối thúc học sinh, đảm bảo học sinh xem, nghe và cùng làm theo yêu cầu của giáo viên, gọi tên học sinh rõ ràng, thường xuyên có sự khen ngợi, biểu dương, nói lời tích cực với học sinh.
Bên cạnh đó, TS Tôn Quang Cường cũng nhấn mạnh vai trò quan trong của các hoạt động tương tác ngoài giờ học giữa giáo viên và cha mẹ học sinh, giữa giáo viên với học sinh. Theo đó, giáo viên nên thường xuyên trao đổi, cập nhật thông tin và phản ánh tình hình học tập của học sinh hoặc yêu cầu sự trợ giúp từ phụ huynh học sinh.
"Trong học trực tuyến bản thân học sinh luôn có xu hướng sợ bị cô đơn khi bị mất giao tiếp, lo lắng khi không hiểu lời cô giảng, nội dung bài giảng, lúng túng khi bắt chước các thao tác hoặc bất an khi làm không đúng theo yêu cầu, bỡ ngỡ khi sử dụng công nghệ... Do đó, người giáo viên cần phải thực sự là bạn cùng chơi, bạn cùng học trong mọi hoạt động của trẻ.
Chúng ta không có cơ hội kết giao trực tiếp với học sinh nhưng lại có thể kết nối với các em bằng công nghệ. Hãy nghĩ đến các em để sử dụng công nghệ một cách sáng tạo theo cách riêng của thầy cô", TS. Tôn Quang Cường nói.
Cần linh hoạt trong thiết kế bài giảng
Còn theo PGS. TS Nguyễn Chí Thành, Chủ nhiệm Khoa Sư phạm, Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) một số phương án dạy học từ xa có thể áp dụng như dạy học trực tuyến có sự tương tác trực tiếp thông qua nền tảng Zoom, Teams, Google Meeting... hoặc dạy học trực tuyến thông qua hệ thống quản lý học tập LMS; Dạy học qua truyền hình; Dạy học qua sóng radio; Gửi phiếu bài tập, tài liệu in tới cha mẹ học sinh qua email hoặc đường bưu điện, kết hợp với các phương thức hỗ trợ trực tuyến khác...
PGS.TS Nguyễn Chí Thành cho rằng, để việc dạy học trực tuyến đạt hiệu quả và mục tiêu đề ra, nhà trường và giáo viên cần chuẩn bị tốt các điều kiện cơ sở vật chất cũng như có phương án đồng hành cùng phụ huynh và học sinh. Khi triển khai giảng dạy trực tuyến, các nhà trường cần xây dựng kế hoạch kết hợp hài hòa giữa các môn học, không để học sinh quá tải về kiến thức và thời gian học tập, gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, sự phát triển tự nhiên của học sinh. Thêm vào đó, việc quản lý chất lượng hệ thống bài giảng trực tuyến hay các hình thức đánh giá giờ dạy của giáo viên cũng cần linh hoạt và có chính sách phù hợp.
Bên cạnh khả năng sử dụng thành thạo các ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng, giáo viên cần nắm vững kiến thức sư phạm như kỹ năng xây dựng bài giảng, tổ chức các nhiệm vụ học tập một cách đa dạng thông qua video clip, thẻ flashcard, trò chơi... Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần tăng cường tổ chức các hoạt động trao đổi, thảo luận giữa học sinh với nhau, giữa học sinh với giáo viên, tổ chức ôn tập, bổ sung, củng cố kiến thức cho học sinh trước khi dạy các bài học tiếp theo trong chương trình.
Đối với phương án dạy học trên truyền hình, giáo viên cần xây dựng kế hoạch, chuẩn bị bộ tài liệu hướng dẫn, câu hỏi bài tập để hướng dẫn học sinh học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo nội dung bài học trên truyền hình.
Theo PGS.TS Nguyễn Chí Thành, các phương án dạy học từ xa đều đòi hỏi nhà trường và giáo viên có sự đồng hành với phụ huynh và học sinh nhằm theo dõi và kịp thời đánh giá mức độ nắm vững kiến thức đã học, đồng thời có sự điều chỉnh, hỗ trợ phù hợp để chất lượng giáo dục đạt hiệu quả tối đa./.
Hà Nội: Yêu cầu các trường kiểm soát tư liệu dạy trực tuyến Ngày 14-9, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội có văn bản gửi các phòng giáo dục và đào tạo, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và các nhà trường yêu cầu tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn trường học, phòng, chống tai nạn thương tích năm học 2021-2022. Ảnh minh họa Để bảo...