Học sinh, sinh viên sẽ được bình chọn giáo viên nghề có bài giảng hay nhất
Từ ngày 12.11 sẽ diễn ra hội giảng trực tuyến của các nhà giáo trường nghề trên toàn quốc.
Ngoài các giải thưởng chính thức, sẽ có giải thưởng phụ, là bình chọn của người học cho nhà giáo có bài giảng hay nhất.
Theo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐTB-XH, từ 12 – 16.11, tại 113 điểm cầu trên toàn quốc sẽ diễn ra hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện hướng tới ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên được tổ chức bằng hình thức trực tuyến.
Bà Nguyễn Thị Việt Hương, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp. – LÊ ANH HOA
Theo bà Nguyễn Thị Việt Hương, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, hội giảng cấp toàn quốc năm nay có sự tham gia 404 nhà giáo đến từ 55 tỉnh thành và 6 bộ ngành. Ban tổ chức sẽ tập trung tại một điểm ở Hà Nội để thực hiện việc điều hành, giám sát thông tin qua cổng thông tin hội giảng.
Nhà giáo thực hiện bài trình giảng tại địa điểm trình giảng do các địa phương chuẩn bị và kết nối với cổng thông tin hội giảng. Giám khảo thực hiện đánh giá tại nơi làm việc của giám khảo qua máy tính cá nhân kết nối cổng thông tin hội giảng.
Điểm đánh giá bài trình giảng được công khai trên cổng thông tin của từng tiểu ban ngay sau khi nhà giáo kết thúc bài trình giảng tối đa 5 phút. Các bài trình giảng và đánh giá bài trình giảng sẽ được livestreams trên kênh thông tin của các tiểu ban để các đại biểu, nhà giáo và học sinh, sinh viên theo dõi.
Video đang HOT
Về cơ cấu giải thưởng, giải cá nhân được xếp theo tiểu ban nghề (có 20 tiểu ban). Mỗi tiểu ban có 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và các giải khuyến khích.
Ngoài ra, theo quy định của Bộ LĐTB-XH, kết quả hội giảng là minh chứng để đánh giá chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ; tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp, cũng như thực hiện các chế độ chính sách khác đối với nhà giáo theo quy định hiện hành.
Tất cả người xem có thể tham gia bình chọn
Theo đề xuất của báo Thanh Niên, để nhà giáo có thêm động lực chuẩn bị bài trình giảng tốt, ban tổ chức nên tạo điều kiện cho các học viên trường nghề được tham gia đánh giá các bài trình giảng, sau khi các em theo dõi bài bài trình giảng được livetreams trên kênh thông tin của các tiểu ban.
Bà Nguyễn Thị Việt Hương cho biết, đề xuất của báo Thanh Niên chính là ý tưởng mà ban tổ chức đã tính đến, vì phù hợp với mục đích “hội” (tạo không khí giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp của các nhà giáo tham gia hội giảng) trong hoạt động hội giảng.
“Để đảm bảo chất lượng đường truyền, hoạt động trình giảng tại từng tiểu ban được thực hiện trong phòng zoom. Nhưng sau đó, toàn bộ nội dung thi sẽ được đẩy lên cổng thông tin của hội giảng. Vì thế mà không chỉ người học mà các giáo viên trường nghề, những ai quan tâm sẽ có thể truy câp xem các bài giảng. Xem xong thì tất cả người xem có thể tham gia bình chọn”, bà Hương cho biết.
Cũng theo bà Hương, do hội thi thực hiện theo Thông tư 19/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐ-TB-XH (ban hành tháng 12.2020) nên giải bình chọn của người xem năm nay chưa thể là giải chính thức, mà chỉ là giải phụ.
“Chúng tôi sẽ tham mưu để Bộ LĐTB-XH sửa thông tư, đưa giải bình chọn của người xem vào hệ thống giải chính thức trong hội thi các năm tiếp theo”, bà Hương nói.
Trường dạy nghề thiếu người học
Dịch bệnh, giãn cách xã hội kéo dài khiến học viên các tỉnh không lên thành phố học nghề, nhiều trường mới tuyển được 40-60% chỉ tiêu.
TS Hoàng Văn Phúc, Hiệu trưởng Cao đẳng Bách khoa Sài Gòn cho biết, hiện mới khoảng hơn 300 sinh viên xác nhận nhập học (60% tổng chỉ tiêu) trong năm học mới.
Ông Phúc lý giải, đợt dịch từ tháng 5 đến nay kéo dài, ảnh hưởng lớn đến quyết định lựa chọn trường cao đẳng, trung cấp để học nghề của phụ huynh, học sinh. Nhiều người cân nhắc giữa chi phí học tập phải bỏ ra và khả năng sớm tìm được việc làm thu hồi vốn, nên quyết định không cho con học cao đẳng để tiết kiệm chi phí. Thay vào đó, họ chọn các khoá học nghề ngắn hạn hoặc đi làm công nhân luôn.
"Người học ở các tỉnh thành lân cận TP HCM là nguồn tuyển sinh lớn của trường, nhưng do dịch bệnh, nhiều em chọn các trường gần nhà thay vì lên TP HCM. Việc phải học nghề bằng hình thức online ngay từ đầu năm cũng khiến nhiều em không hứng thú", ông Phúc nói.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tại TP HCM. Ảnh: Hữu Khoa
TS Lê Lâm, Hiệu trưởng Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn cũng đưa ra các con số không mấy khả quan. Đợt cao điểm tuyển sinh đã qua nhưng trường mới tuyển được gần 50% trong tổng số 1.800 chỉ tiêu, ít hơn năm ngoái 30%. Trừ hai ngành Kỹ thuật ôtô và Sư phạm mầm non, các ngành khác đều vắng người học. Trường phải tính đến phương án ghép lớp hoặc vận động học viên chuyển ngành để bố trí các học phần hợp lý hơn.
Ngoài nguyên nhân kinh tế, việc giãn cách xã hội kéo dài khiến các chương trình tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp gián đoạn, không tiếp cận được học sinh. "Năm ngoái chỉ tiêu tuyển được giảm nhẹ còn năm nay giảm rất mạnh trong khi nhiều năm trước, trường đều tuyển đủ chỉ tiêu. Covid-19 ảnh hưởng tới việc tuyển sinh, đào tạo ở các trường nghề một cách rõ rệt", ông Lâm nói.
Ngoài ảnh hưởng do Covid-19, lãnh đạo nhiều trường cao đẳng, trung cấp cho rằng, khối trường nghề gặp khó bởi việc vào đại học ngày càng dễ dànghơn. Những năm gần đây, trường đại học mở ra nhiều phương thức xét tuyển đa dạng, dành tỷ lệ đầu vào lớn cho việc xét học bạ, tăng chỉ tiêu. Trong bối cảnh đó, nhiều gia đình không quá khó khăn sẽ chọn cho con học đại học thay vì cao đẳng vì thời gian học chỉ chênh nhau một năm, trong khi bằng đại học có giá trị cao hơn hẳn.
"Đa số học sinh chọn trường nghề với định hướng học nhanh, ra trường sớm để có việc làm ngay. Nhưng hiện nay mọi ngành đều bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch, cơ hội tìm việc chậm lại, nên các em sẽ cân nhắc rất kỹ", lãnh đạo một trường cao đẳng ở TP HCM cho biết thêm.
Èo uột trong tuyển sinh khiến nhiều trường nghề phải chật vật tồn tại. Với các cơ sở giáo dục tư thục, khó khăn này tăng lên gấp 2-3 lần bởi họ phải trả chi phí thuê mướn mặt bằng, trang thiết bị dạy học đồng thời duy trì quỹ lương để giữ chân giáo viên.
Chẳng hạn, trường Trung cấp Bách khoa TP HCM với 600 chỉ tiêu nhưng mới tuyển được khoảng 70%. Nguồn thu chủ yếu từ học phí sụt giảm.
"Chúng tôi phải gồng gánh, xoay xở đủ cách để duy trì hoạt động, nếu thiếu thì đành vay mượn. Giờ chỉ mong học viên sớm được tiêm đủ vaccine, trường được mở cửa để hoạt động bình thường lại", TS Đặng Văn Sáng, Hiệu trưởng Cao đẳng Bách khoa TP HCM nói.
Theo số liệu của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP HCM - cơ quan quản lý khối cơ sở giáo dục nghề nghiệp - thành phố hiện có 59 trường cao đẳng và 64 trường trung cấp. Đến tháng 10, bậc cao đẳng mới tuyển được khoảng 20.000 trong tổng số 45.000 chỉ tiêu, trong khi bậc trung cấp tuyển được gần 10.000 trong số 36.000 chỉ tiêu.
Cuối tháng 10, Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cũng nhận định, Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Cơ quan này đề nghị các địa phương, các trường thuộc khối giáo dục nghề nghiệp đẩy mạnh việc truyền thông, tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp.
Tiêu chuẩn đầu vào của hầu hết trường cao đẳng, trung cấp là tốt nghiệp THPT; học hết lớp 12 nhưng chưa tốt nghiệp hoặc tốt nghiệp bậc THCS. Các trường được tuyển sinh quanh năm với nhiều đợt. Tuy nhiên, đại diện nhiều trường cho biết họ sẽ sớm chốt việc tuyển sinh năm nay bởi nguồn tuyển đã cạn.
Hậu COVID-19, trường nghề "đỏ mắt" tìm thí sinh Không tuyển đủ lớp, một số trường nghề phải tính đến phương án tư vấn cho thí sinh đổi ngành, tìm mọi cách để 'lôi kéo' thí sinh. Đến thời điểm này, cùng với khối đại học, các trường nghề tại TP.HCM cũng đã bắt đầu năm học mới 2021-2022 theo hình thức trực tuyến. Tuy nhiên, ở nhiều ngành vẫn chưa thể...