Học sinh, sinh viên nhiều địa phương học trực tuyến
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, từ ngày 21-2, nhiều địa phương và trường ĐH đã tạm dừng việc cho học sinh (HS), sinh viên đến trường, chuyển từ dạy học trực tiếp sang trực tuyến.
Theo đó, tỉnh Hưng Yên tạm dừng đến trường đối với trẻ mầm non, HS từ lớp 1-6. Tỉnh Phú Thọ tổ chức dạy học trực tuyến đối với bậc tiểu học, THCS. Riêng mầm non, các cơ sở giáo dục căn cứ tình hình dịch Covid-19 và điều kiện thực tế, tiếp tục phối hợp với phụ huynh để thống nhất phương án chăm sóc trẻ bảo đảm an toàn và tạo điều kiện để phụ huynh tham gia lao động, sản xuất. Các huyện Sơn Dương, Yên Sơn và TP Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang) cho trẻ em mầm non nghỉ học. Tại tỉnh Vĩnh Phúc, các trường tiểu học, THCS học trực tuyến; trường THPT tiếp tục dạy học trực tiếp, đối với HS thuộc diện F0, F1 sẽ thực hiện dạy, học trực tuyến.
Học sinh Hà Nội trong một tiết học trực tiếp tại trường. Ảnh: LOAN NGUYỄN
Tỉnh Lào Cai dừng dạy học trực tiếp đối với tất cả cấp học trên địa bàn TP Lào Cai. TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) tạm dừng dạy học trực tiếp đối với bậc mầm non, tiểu học và lớp 6 trên địa bàn thành phố.
Trong khi đó, do tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn TP Hà Nội đang diễn biến phức tạp, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền quyết định các hệ, lớp tạm dừng việc học trực tiếp, chuyển sang học trực tuyến. Trường ĐH Vinh (tỉnh Nghệ An) cũng thông báo tất cả sinh viên tiếp tục học trực tuyến.
Tỷ lệ học sinh, sinh viên đến khám ở Viện sức khỏe tâm thần tăng mạnh
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tỷ lệ học sinh, sinh viên đến thăm khám và điều trị tại Viện sức khỏe tâm thần chiếm đến 30% trên tổng số bệnh nhân.
Video đang HOT
Trên đây là ý kiến mà PGS.TS. Phạm Mạnh Hà, Khoa Quản lý Giáo dục, Trường ĐHGD- ĐHQG Hà Nội đưa ra tại Hội thảo trực tuyến về tổ chức dạy học trực tiếp an toàn chống dịch, do Bộ GD-ĐT vừa tổ chức.
Trẻ rối loạn cảm xúc, hoang mang, lo lắng
Theo chuyên gia này, đại dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng nặng nề, gây thiệt hại nghiêm trọng tới tất cả các mặt của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt đối với ngành giáo dục và với học sinh.
Với tuổi học trò, ngoài hoạt động chủ đạo là học tập, học sinh cũng cần giao tiếp, kết nối với bạn bè, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh ngoài môi trường xã hội. Tuy nhiên, đại dịch covid đã làm thay đổi tất cả từ phương thức học tập, giao tiếp đến kết nối xã hội.
Việc ko được đến trường, các mối quan hệ bạn bè, hoạt động vui chơi ngoài trời bị gián đoạn khiến trẻ dễ rơi vào hụt hẫng, cảm thấy cô độc, sợ hãi.
Học trực tuyến nhiều giờ, lặp đi lặp lại, bó hẹp trong gian nhỏ hẹp khiến trẻ dễ có cảm giác bị cô lập, bỏ rơi, buồn chán và sợ hãi.
Nhiều trẻ em bị cha mẹ giám sát quá chặt, can thiệp cả vào việc học của con cũng khiến con sợ hãi, lo lắng, mất phương hướng, trí nhớ giảm... (Ảnh: Thu Hiền).
Cả thầy và trò đều bị động trong việc dạy và học online khiến cho học sinh gặp khó khăn trong tiếp thu những nội dung kiến thức.
Thêm vào đó, chất lượng đường truyền kém, phương tiện học tập không đảm bảo với màn hình bé, không gian học tập không đảm bảo... cũng làm cho học sinh căng thẳng, mệt mỏi, giảm trí nhớ.
"Khi ở nhà nhiều, tiếp cận với phương tiện internet nhiều nhưng thiếu kiểm soát dễ khiến trẻ lạm dụng game, rối loạn cảm xúc, kích động, hoang mang lo lắng. Nhiều trẻ em bị cha mẹ giám sát quá chặt, can thiệp cả vào việc học của con cũng khiến con sợ hãi, lo lắng, mất phương hướng, trí nhớ giảm, hay quên, không muốn giao tiếp. Đặc biệt, việc thi cử, kiểm tra trực tuyến dễ khiến học sinh chủ quan, dễ gian lận, hình thành thói quen xấu", PGS.TS Phạm Mạnh Hà nói.
Cần lộ trình đưa học sinh trở lại trường
Cũng theo PGS.TS Phạm Mạnh Hà, thống kê mới đây của Viện sức khỏe tâm thần, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tỷ lệ học sinh, sinh viên đến thăm khám và điều trị tại bệnh viện tăng vọt, chiếm đến 30% trên tổng số bệnh nhân.
Nghiên cứu năm 2021 của ĐHQG TPHCM về các vấn đề sức khỏe tinh thần của sinh viên cho thấy, có 56,8% thiếu tập trung và không hứng thú học tập; 48% thấy tự ti, mất phương hướng; 56,2% bị rối loạn giấc ngủ; 35,7% thấy tính tình thay đổi, hay cáu gắt, lo lắng không lý do.
Do đó, quan điểm mà chuyên gia này đưa ra: Cần có lộ trình đưa học sinh quay lại trường học, triệt để đổi mới phương thức học tập trực tiếp hoặc online kết hợp trực tiếp.
Thứ hai, cần có hướng dẫn cụ thể về tổ chức các hoạt động giáo dục vừa đảm bảo các nội dung chuyên môn, đồng thời đảm bảo công tác phòng chống dịch, xây dựng các kịch bản trong trường hợp phát hiện các ổ dịch trong trường học để nhanh chóng xử lý mà không làm gián đoạn việc học tập.
Thứ ba, xây dựng lại hệ thống kiểm tra đánh giá để đảm bảo đánh giá đúng năng lực người học trong cả phương thức học tập trực tiếp, học trực tuyến hay học tập kết hợp, tránh được gian lận trong thi cử và các hình thức biến tướng khác.
Hiện hơn 90% trẻ trong độ tuổi 12-17 đã tiêm vaccine mũi 1. Tỷ lệ tiêm mũi 2 ở nhóm này đạt hơn 72%. Số cán bộ, giáo viên, nhân viên được tiêm vaccine mũi 2 đạt 82%, tiêm mũi 3 đạt 28,2%.
Tại TPHCM, tỷ lệ học sinh từ khối 7 đến khối 12 đi học trực tiếp đạt 98,48%. Qua 20 ngày cho học sinh trở lại trường, 130 giáo viên, nhân viên, học sinh mắc Covid-19. Tỷ lệ lây nhiễm là 0,002%.
Tại Bắc Giang, đa số trường học đã mở cửa. Tỷ lệ lây nhiễm tại trường học rất thấp, chỉ khoảng 0,009%.
Năm học 2021-2022: Tận dụng tối đa thời gian dạy học trực tiếp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn yêu cầu toàn ngành giáo dục chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch năm học linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch tại địa phương. (Ảnh minh họa: TTXVN) Toàn ngành giáo dục chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch năm học linh hoạt, phù hợp với...