Học sinh, sinh viên học trực tuyến không quá 5 giờ/ngày
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức đào tạo trước bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, một ngày học trực tuyến không nên quá 5 giờ.
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần xây dựng, tổ chức đào tạo trực tuyến với những nội dung, môn học chung
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) vừa có công văn gửi tới các trường trung cấp, cao đẳng nhằm hướng dẫn ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức đào tạo do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.
Theo đó, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp khuyến khích các trường cao đẳng, trung cấp đầu tư, xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp bao gồm việc học tập trực tuyến (e-learning), hệ thống quản lý học tập trực tuyến, hệ thống quản lý nội dung học tập bằng các giải pháp công nghệ mã nguồn mở như Blackboard, Moodle, Canvas.
Với các trường chưa có các hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp, Vụ Giáo dục Chính quy (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) đề nghị khẩn trương xây dựng, tổ chức đào tạo trực tuyến với những nội dung, môn học chung; nội dung, môn học lý thuyết bằng việc khai thác, ứng dụng triệt để các chương trình, ứng dụng hiện có trên Internet.
Video đang HOT
Để triển khai thực hiện được các chương trình, ứng dụng đào tạo trực tuyến nêu trên, Vụ Giáo dục Chính quy đề nghị các trường: Thành lập nhóm triển khai đào tạo trực tuyến với thành phần chính là cơ quan đào tạo và bộ phận công nghệ thông tin của trường; Xây dựng kế hoạch tổ chức đào tạo trực tuyến trong đó xác định rõ các nội dung cần phải thực hiện như:
Đồng thời, các trường cần tăng cường đầu tư các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị (phòng học trực tuyến, máy tính có trang bị camera, microphone; máy chụp ảnh, quay phim…) cho các khoa chuyên môn và giáo viên giảng dạy trực tiếp (nếu có); xây dựng quy chế đào tạo trực tuyến, quy định rõ quyền và trách nhiệm của giáo viên, học sinh sinh viên trong đào tạo trực tuyến để bảo đảm tiến độ, chất lượng đào tạo theo yêu cầu;
Về thời gian giảng dạy trực tuyến, Vụ Giáo dục Chính quy quy định, gồm: Thời gian giảng dạy trực tiếp (có thể thực hiện trên Zoom Cloud Meeting hoặc Hangouts Meet) và thời gian giảng dạy gián tiếp bằng việc trao đổi, giải đáp thắc mắc và giao bài tập cho học sinh sinh viên (có thể thực hiện trên Microsoft Teams hoặc trên Google Classroom) và được tính khối lượng giảng dạy như lớp học truyền thống.
Một ngày học trực tuyến không nên quá 5 giờ (45 phút/giờ), trong đó mỗi giờ học có tối thiểu từ 20 – 30 phút giảng dạy trực tuyến trực tiếp (trên Zoom Cloud Meeting hoặc Hangouts Meet), thời gian còn lại để trao đổi, giải đáp thắc mắc, giao bài tập cho học sinh, sinh viên (trên Microsoft Teams hoặc trên Google Classroom) và nghỉ giải lao.
Thời gian học tập và các hoạt động trong một ngày học trực tuyến có thể thực hiện linh hoạt tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh thực tế của từng trường do hiệu trưởng quyết định.
Trường hợp việc truy cập internet của học sinh, sinh viên không ổn định thì không thực hiện giảng dạy trực tuyến trực tiếp (trên Zoom Cloud Meeting hoặc Hangouts Meet).
Giáo viên thực hiện giảng dạy trực tuyến gián tiếp bằng việc tải dữ liệu bài giảng ( video, tài liệu giảng dạy, học tập, tham khảo…) lên các lớp học trực tuyến (Microsoft Teams hoặc trên Google Classroom) và giao nhiệm vụ cho học sinh, sinh viên thực hiện…
Theo anninhthudo.vn
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo giáo dục nghề nghiệp
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) vừa ban hành Công văn số 587/TCGDNN-ĐTCQ về hướng dẫn ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong tổ chức đào tạo trước bối cảnh dịch bệnh Covid-19.
Để ứng phó với tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp hướng dẫn các trường trung cấp, trường cao đẳng (gọi tắt là các trường) thực hiện một số giải pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong đào tạo như:
Khuyến khích đầu tư, xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp bao gồm việc học tập trực tuyến (e-learning), hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS - Learning Management System), hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS - Learning Content Management System) bằng các giải pháp công nghệ mã nguồn mở như Blackboard, Moodle, Canvas... phục vụ cho cả mục tiêu đào tạo trước mắt và lâu dài.
Trình diễn kỹ năng nghề tại Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội.
Trong khi chưa có các hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp, các trường khẩn trương xây dựng, tổ chức đào tạo trực tuyến với những nội dung, môn học chung; nội dung, môn học lý thuyết bằng việc khai thác, ứng dụng triệt để các chương trình, ứng dụng hiện có trên Internet, trong đó tập trung nghiên cứu, áp dụng một số chương trình, ứng dụng như: Chương trình Zoom Cloud Meeting của Zoom Video Communications, Inc; chương trình Hangouts Meet của Google; ứng dụng Microsoft Teams trong Chương trình Office 365 của Microsoft; chương trình Google Classroom...
Để triển khai thực hiện được các chương trình, ứng dụng đào tạo trực tuyến, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đề nghị các trường thành lập nhóm triển khai đào tạo trực tuyến với thành phần chính là cơ quan đào tạo và bộ phận công nghệ thông tin của trường; xây dựng kế hoạch tổ chức đào tạo trực tuyến trong đó xác định rõ các nội dung cần phải thực hiện; tổ chức biên soạn tài liệu hướng dẫn sử dụng cho giáo viên và học sinh, sinh viên; tập huấn sử dụng chương trình, ứng dụng và cách thức thực hiện đào tạo trực tuyến cho giáo viên...
Mọi vấn đề cần được hỗ trợ hoặc thông tin, trao đổi, giải đáp trực tuyến đề nghị các trường truy cập vào địa chỉ Website: https://daotaocq.gdnn.gov.vn và tham gia Diễn đàn trên Website để được hỗ trợ.
Tin, ảnh: BĂNG CHÂU (qdnd.vn)
Có nhiều thay đổi tại Kỳ thi tay nghề quốc gia lần thứ 11 năm 2020 Để triển khai tổ chức Kỳ thi tay nghề quốc gia lần thứ 11 năm 2020 nhằm tuyển chọn thí sinh tham dự Kỳ thi tay nghề ASEAN lần thứ 13 năm 2020 tại Singapore và thi tay nghề thế giới lần thứ 46 năm 2021 tại Thượng Hải, Trung Quốc, sáng 26/10/2019, tại Hà Nội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (thuộc...